“Canh rau nấu với cá khô, mực khô với huyết nấu tô cháo đầy”. Dù không phổ biến như cháo lòng nhưng cháo mực vẫn nhận được nhiều sự quan tâm bởi hương vị ngọt lành vốn có. Nay hãy “đổi gió” cho gia đình với cách nấu cháo mực này ngay nhé.
Chuẩn bị
30 phútChế biến
60 phútDành cho
4 người
Cháo mực là món ăn ưa thích của cư dân vùng biển. Vì thế đã không ít người lầm tưởng rằng đây là đặc sản của miền đất duyên hải, nhưng thực tế lại là món của Đồng Tháp Mười. Trong mực có rất nhiều protein, axit amin, taurinevà các khoáng chất khác.
Mực có thể giúp tăng cường gan, dạ dày và xương, chống mệt mỏi, cải thiện thị lực. Không những thế, cháo mực còn bổ sung dưỡng chất, nuôi dưỡng dạ dày và giữ ẩm cho da. Đặc biệt, ăn nó thường xuyên có thể chống lại các dấu hiệu lão hóa nữa đó.
Nguyên liệu nấu cháo mực
-
150g gạo tẻ
-
100g nấm rơm
-
200g mực ống
-
100g củ hành tím
-
2 lít nước
-
1 củ cà rốt
-
Hành lá, ngò rí (tùy sở thích)
-
Gia vị: hạt nêm, đường, tiêu (tùy thích), nước mắm
Cách nấu cháo mực
Bước 1 Sơ chế nguyên liệu
Gạo đem vo sạch, để cho ráo.
Mực đem rửa sạch với nước muối, sau đó thì cắt khoanh mỏng vừa ăn.
Các nguyên liệu khác thì cũng rửa thật sạch với nước. Sau đó, nấm và hành tím thì cắt lát mỏng, trong đó lấy khoảng 1 muỗng cà phê hành tím đem băm nhuyễn. Hành lá, ngò rí, cà rốt đem đi cắt nhuyễn. Gốc hành lá thì giữ lại.
Bước 2 Xào mực
Bắc chảo lên bếp, cho lượng dầu vừa đủ và hành tím cắt lát vào, phi vàng thơm. Sau đó, vớt ra rồi cho hành tím băm nhuyễn vào, tiếp tục phi thơm. Xong thì cho tiếp mực cùng ¼ muỗng cà phê hạt nêm, tiêu vào xào chung với lửa lớn cho đến khi săn lại.
Bước 3 Nấu cháo
Bắc nồi lên bếp, cho gạo vào rang hơi vàng thì thêm 2 lít nước vào. Nấu đến khi nào cháo nhừ là được. Lưu ý, nếu cháo bị đặc quá thì bạn thêm nước vào tùy sở thích nhé. Sau đó, cho nấm rơm, cà rốt vào và khuấy đều.
Nấu khoảng 5 phút thì cho mực cùng gốc hành, phần hạt nêm và đường còn lại vào, tiếp tục khuấy đều. Lúc này, bạn có thể nêm nếm lại nếu chưa vừa ăn là đã hoàn thành rồi đấy.
Bước 4 Thành phẩm
Món cháo nóng hôi hổi chín nhừ, không quá đặc hay quá loãng hòa quyện cùng mực ăn giòn không dai, đậm vị. Tất cả đã tạo nên món ăn ngọt lành, thơm ngon. Bạn có thể ăn kèm với giá, rau thơm và nước mắm chanh tỏi ớt sẽ rất hấp dẫn hơn nhiều đấy.
Thưởng thức
Thưởng thức cháo mực nóng cùng với giá và bánh quẩy beo béo cho bữa sáng dinh dưỡng và ấm bụng những ngày mưa. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể ăn cháo mực chung với bánh tráng nước miền Trung để làm tăng thêm hương vị, giảm bớt độ nóng của cháo.
Lưu ý khi nấu cháo mực
Sau đây là một số lưu ý để nấu cháo mực ngon:
- Muốn nấu cháo mực tươi, nên chọn mực có màu sáng và bóng. Nếu là mực ống, bạn mua con có thân màu nâu sẫm, còn mực nang thì chọn con có màu trắng đục.
- Mực ngon khi cầm lên cảm thấy chắc tay và có tính đàn hồi; mắt sáng, trong; thân và râu dính vào nhau. Không mua mực bị nhũn hoặc có mùi lạ.
- Để không bị tanh, bạn nên rửa qua mực bằng rượu hoặc giấm và nên ăn ngay khi còn nóng.
- Ngâm gạo vào nước khoảng nửa giờ đồng hồ hoặc rang thơm gạo trước khi nấu cháo.
Một bát cháo mực đủ đầy dưỡng chất nhưng lại chế biến khá đơn giản nè. Chúng rất phù hợp cho những ai đang bị ốm cần cung cấp nguồn dinh dưỡng đầy đủ. Không chỉ thơm ngon, bổ dưỡng mà còn có thể làm ấm bụng, nhất là mỗi khi “trái gió trở trời” đó nha.
Kinh nghiệm hay Bách Hóa XANH