Các cột mốc và sự phát triển của trẻ 7 tuần tuổi

Bạn đang xem bài viết: Các cột mốc và sự phát triển của trẻ 7 tuần tuổi tại website Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Sau khi hoàn thành giai đoạn phát triển lớn trong 6 tuần qua, trẻ có thể ít quấy khóc và trở nên hòa đồng hơn. Mặc dù vậy, việc chăm sóc trẻ trong tuần này cũng cần lưu ý một số vấn đề về giấc ngủ, ăn uống, sức khỏe và an toàn cho trẻ.

Sẽ có nhiều khoảnh khắc thú vị trong tuần này. Hãy cùng xem những phát triển thú vị mà bạn sẽ thấy ở trẻ 7 tuần tuổi, cũng như một số mẹo về cho ăn, giấc ngủ, sức khỏe, an toàn và chăm sóc trẻ.

1Sự phát triển của trẻ 7 tuần tuổi

Trẻ 7 tuần tuổi sẽ trải qua nhiều khoảnh khắc thú vị. Nguồn: Shutterstock

Trẻ 7 tuần tuổi sẽ trải qua nhiều khoảnh khắc thú vị. Nguồn: Shutterstock

  • Tại thời điểm này, trẻ đã có thể cười nhiều và thường xuyên hơn để đáp lại giọng nói và giao tiếp với mọi người xung quanh.
  • Trẻ 7 tuần tuổi có khả năng nhận thức nhiều hơn về thế giới xung quanh. Bạn có thể nhận thấy rằng trẻ đang thực sự quan sát khuôn mặt của bạn và dễ dàng quay về hướng phát ra âm thanh.
  • Trẻ đã bớt quấy khóc hơn trong tuần này, các triệu chứng đau bụng cũng có thể giảm nhẹ (Cơn đau bụng thường không biến mất hoàn toàn cho đến khoảng 3 tháng tuổi).
  • Trẻ có thể lớn hơn một chút, do sự phát triển vượt bậc gần đây. Bạn có thể nhận thấy rằng khuôn mặt của trẻ đã bắt đầu đầy đặn, tay và chân của chúng cũng thon gọn hơn một chút.
Ở độ tuổi này, hầu hết trẻ sơ sinh đều tăng cân nhanh chóng, khoảng 1kg mỗi tháng. Chúng cũng cao hơn khoảng 2.5cm mỗi tháng.

2Các mốc phát triển của trẻ 7 tuần tuổi

Cơ cổ của trẻ cứng cáp và khỏe hơn

Trong lúc nằm sấp, trẻ 7 tuần tuổi đã có thể ngẩng cao đầu và giữ đầu ổn định trong thời gian dài hơn. Mặc dù cơ cổ của trẻ đã trở nên cứng cáp hơn, nhưng trẻ vẫn cần sự giúp đỡ của bạn để nâng đỡ đầu.

Trẻ 7 tuần tuổi có thể ngẩng đầu và giữ đầu ổn định lâu hơn khi nằm sấp. Nguồn: Freepik

Trẻ 7 tuần tuổi có thể ngẩng đầu và giữ đầu ổn định lâu hơn khi nằm sấp. Nguồn: Freepik

Trẻ bắt đầu phát triển kỹ năng ngôn ngữ

Trẻ bắt đầu phát triển kỹ năng ngôn ngữ của mình khi được khoảng 7 tuần tuổi. Ở giai đoạn này, bạn sẽ thấy trẻ tạo ra các âm thanh “ê a” để giao tiếp với bạn, tiếng khóc của trẻ cũng trở nên có chủ đích hơn, chẳng hạn như: khi chúng đói, buồn chán, mệt mỏi hoặc muốn thu hút sự chú ý của bạn.

Một số hành vi khác của trẻ 7 tuần tuổi:

  • Trẻ có thể bắt đầu tự xoa dịu mình bằng cách mút tay.
  • Trẻ bắt đầu chuyển động mượt mà hơn, có chủ ý hơn với cánh tay và chân của mình.
  • Các phản xạ sơ sinh của trẻ đã bắt đầu biến mất.
  • Trẻ sẽ chăm chú quan sát bạn và hào hứng khi nhận ra bạn đang ở gần.
Xem thêm  Chỉ cho bé uống nước tinh khiết, nên hay không?

Bài viết liên quan: Bé hay mút tay liệu có sao không? Bác sĩ Huyên Thảo gỡ rối nỗi lo cho ba mẹ

3Nuôi dưỡng trẻ 7 tuần tuổi

Ở độ tuổi này, trẻ vẫn cần bú sữa mẹ thường xuyên, cứ sau 1.5 – 2 giờ. Nếu trẻ đang bú sữa công thức, bạn có thể kéo dài thời gian giữa các lần bú ra một chút, mỗi lần cách nhau khoảng 3 – 4 giờ. Tuy nhiên, mỗi trẻ sơ sinh đều khác nhau, bạn không nhất thiết phải tuân theo các quy tắc về thời gian giữa các lần bú. Thay vào đó, bạn có thể dựa vào các dấu hiệu đói của trẻ và cho chúng bú theo nhu cầu.

Trẻ vẫn cần bú thường xuyên trong giai đoạn 7 tuần tuổi. Nguồn: Shutterstock

Trẻ vẫn cần bú thường xuyên trong giai đoạn 7 tuần tuổi. Nguồn: Shutterstock

Trẻ ở độ tuổi này vẫn dễ bị đầy hơi và thường xuyên ọc sữa. Bạn nên chú ý đến các tín hiệu của trẻ và ngừng cho bú khi trẻ có vẻ no. Chẳng hạn như: Trẻ di chuyển đầu ra khỏi bình sữa hoặc vú mẹ, bú chậm hơn hoặc ngủ thiếp đi. .

4Giấc ngủ cho trẻ 7 tuần tuổi

Trẻ sơ sinh ở độ tuổi này có xu hướng ngủ khoảng 14 – 16 giờ mỗi ngày và ngày càng có xu hướng ngủ nhiều hơn vào ban đêm.

Mặc dù vậy, trẻ vẫn chưa thể ngủ yên suốt đêm vì chúng vẫn cần được bú thường xuyên (cho đến khi trẻ được gần 3 tháng tuổi), kể cả vào ban đêm.

Để giúp trẻ ngủ ngon giấc và bớt quấy khóc vào ban đêm, bạn có thể thiết lập các thói quen đi ngủ cho chúng. Chẳng hạn như: Tắm nước ấm, đọc sách cùng nhau hoặc hát cho trẻ nghe một bài.

Trẻ 7 tuần tuổi vẫn chưa thể ngủ yên giấc vào ban đêm. Nguồn: Freepik

Trẻ 7 tuần tuổi vẫn chưa thể ngủ yên giấc vào ban đêm. Nguồn: Freepik

Bài viết liên quan: Mách ba mẹ cách tạo thói quen giúp trẻ nhỏ có giấc ngủ tốt

Xem thêm  4 lưu ý không nên làm sau khi uống bia tránh hại sức khỏe

5Hoạt động hàng ngày cho trẻ 7 tuần tuổi

Khi trẻ trở nên lanh lợi và hòa đồng hơn, bạn có thể cho trẻ tham gia một số hoạt động vui chơi hàng ngày để giữ cho trẻ luôn năng động và vui vẻ.

Một trong những kỹ năng mà trẻ thực hiện được trong tuần này là cầm đồ vật trên tay, chúng sẽ đặc biệt thích thú với những đồ vật có màu sắc rực rỡ và có thể phát ra âm thanh.

6Sức khỏe và an toàn cho trẻ 7 tuần tuổi

Tuần sau, trẻ sẽ được kiểm tra sức khỏe 2 tháng với bác sĩ. Bạn sẽ biết được trẻ đã phát triển bao nhiêu, có thể thảo luận và hỏi bác sĩ bất kỳ thắc mắc nào về việc chăm sóc và an toàn cho trẻ sơ sinh.

Cha mẹ cần chú ý theo dõi sức khỏe của trẻ sơ sinh vì chúng dễ bị bệnh. Nguồn: Theasianparent

Cha mẹ cần chú ý theo dõi sức khỏe của trẻ sơ sinh vì chúng dễ bị bệnh. Nguồn: Theasianparent

Bạn nên liên hệ với bác sĩ nhi khoa giữa các lần khám, đặc biệt nếu trẻ có dấu hiệu bị bệnh. Trẻ sơ sinh có hệ thống miễn dịch chưa phát triển, dễ bị bệnh và nhiễm trùng hơn trẻ lớn hơn. Trong quá trình chăm sóc, bạn nên tìm hiểu và lưu ý các dấu hiệu cho thấy trẻ có thể bị ốm để đảm bảo chúng được chăm sóc y tế kịp thời.

MỘT SỐ DẤU HIỆU BỆNH Ở TRẺ SƠ SINH:

  • Trẻ sơ sinh bị bệnh có thể không chịu bú, tiêu chảy hoặc nôn trớ, sổ mũi, phát ban hoặc chảy dịch tai.
  • Trẻ có thể quấy khóc quá mức hoặc không ngừng khóc.
  • Một số trẻ sơ sinh bị ốm cũng có thể có dấu hiệu mất nước, chẳng hạn như: số lần thay tã ướt ít hơn, mỏ ác trông lõm xuống,…

Bài viết liên quan: Viêm tai giữa cấp? Triệu chứng và cách chăm sóc trẻ bị viêm tai giữa cấp

7Kiến thức cơ bản về chăm sóc trẻ 7 tuần tuổi

Bây giờ, bạn có thể bắt đầu thực hiện nhiều hoạt động hơn cùng với trẻ. Hãy cùng tìm hiểu 2 hoạt động phổ biến mà nhiều bậc cha mẹ có thể làm với trẻ 7 tuần tuổi:

Cha mẹ có thể cho trẻ 7 tuần tuổi tham gia nhiều hoạt động hàng ngày. Nguồn: Theasianparent

Cha mẹ có thể cho trẻ 7 tuần tuổi tham gia nhiều hoạt động hàng ngày. Nguồn: Theasianparent

Địu trẻ sơ sinh

Địu trẻ sơ sinh là một cách tuyệt vời để gắn kết tình cảm giữa bạn với trẻ, xoa dịu chúng khi chúng quấy khóc và cho chúng một số góc độ mới để tiếp nhận thế giới xung quanh.

Xem thêm  Những bí mật không ngờ đến của việc nhai kẹo cao su

Bạn nên chọn một chiếc địu mang lại cảm giác thoải mái khi sử dụng và an toàn cho trẻ. Điều quan trọng là địu phải cho phép trẻ thở, không chặn đường hô hấp của trẻ. Khi địu, hãy chắc chắn rằng bạn có thể nhìn thấy mũi và miệng của trẻ mọi lúc, không để cằm của trẻ úp vào ngực của bạn.

Giờ nằm sấp

Khi trẻ ngày càng cứng cáp và lanh lợi hơn, thời gian nằm sấp là một cơ hội tuyệt vời cho việc rèn luyện kỹ năng và tăng cường cơ bắp.

Bạn chỉ cần tìm một không gian thoải mái, thông thoáng và đặt trẻ nằm sấp. Ở độ tuổi này, bạn sẽ thấy chúng bắt đầu ngẩng đầu lên và cố gắng nâng phần còn lại của cơ thể.

Nếu trẻ chưa thể nằm sấp dưới sàn nhà, bạn có thể cân nhắc việc đặt trẻ trên đùi của bạn để chúng cảm thấy an toàn và thoải mái hơn. Hãy đảm bảo rằng bạn đỡ đầu của trẻ thẳng hàng với phần còn lại của cơ thể.

Nằm sấp là khoảng thời gian thích hợp cho trẻ luyện tập các kỹ năng và phát triển cơ bắp. Nguồn: Babymagazine

Nằm sấp là khoảng thời gian thích hợp cho trẻ luyện tập các kỹ năng và phát triển cơ bắp. Nguồn: Babymagazine

Xem thêm:

  • 6 mẹo và kỹ thuật giúp cha mẹ dạy trẻ cách “tự xoa dịu”
  • 10 lời khuyên hữu ích để tăng cường phát triển tình cảm xã hội ở trẻ sơ sinh
  • Các mốc phát triển quan trọng trong năm đầu tiên của bé

8Đôi lời từ truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn

Chăm sóc trẻ ở giai đoạn này vẫn còn rất nhiều khó khăn, điều này có thể khiến bạn cảm thấy quá tải. Nếu cảm thấy mình đang có triệu chứng của trầm cảm hoặc lo lắng sau sinh, bạn nên nhờ ai đó trông hộ trẻ trong khoảng 1 – 2 giờ để bạn có thể nghỉ ngơi hoặc dành chút thời gian cho bản thân. Trong trường hợp cần thiết, bạn có thể nhờ đến sự hỗ trợ của bác sĩ hoặc các chuyên gia.

Ngọc Nguyễn tổng hợp từ Verywell Family

1. U.S. Department of Agriculture. Cluster Feeding and Growth Spurts.

2. Centers for Disease Control and Prevention. Important milestones: your baby by two months.

3. Stanford Children’s Health. Infant Sleep.

4. Nemours Children’s Health. Your Baby’s Growth: 2 Months.

5. National Library of Medicine. Colic and crying – self-care.

6. American Academy of Pediatrics. Bottle Feeding Basics.

7. Johnson H, Eglash A, Mitchell K, et al. ABM Clinical Protocol #32: Management of Hyperlactation. Breastfeeding Medicine. 2020;15(3). doi:10.1089/bfm.2019.29141.hmj

8. American Academy of Pediatrics. Checkup Checklist: 2 Months Old.

9. Cleveland Clinic. When to Call the Doctor for Your Newborn Baby.

10. American Academy of Pediatrics. Baby Carriers: Backpacks, Front Packs, and Slings.

11. American Academy of Pediatrics. Tummy Time Activities.

12. American Academy of Pediatrics. Back to Sleep, Tummy to Play.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Các cột mốc và sự phát triển của trẻ 7 tuần tuổi của Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

Viết một bình luận