Đề thi cuối học kì 2 môn Địa lý lớp 7 có đáp án năm 2024

Đề thi cuối học kì 2 môn Địa lý lớp 7 có đáp án năm 2024
Bạn đang xem: Đề thi cuối học kì 2 môn Địa lý lớp 7 có đáp án năm 2024 tại truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn

1. Phương pháp ôn thi cuối học kì 2 môn Địa lý lớp 7:

Phương pháp ôn thi cuối học kì 2 môn địa lí lớp 7 bao gồm:

– Xem lại chương trình học và các bài giảng trên lớp để hiểu rõ kiến thức cơ bản.

– Tập trung vào các khái niệm và định nghĩa để hiểu rõ hơn về chúng.

– Làm bài tập, câu hỏi trắc nghiệm và tự luận để rèn luyện kỹ năng và củng cố kiến thức.

– Chuẩn bị một kế hoạch học tập hợp lý để phân chia thời gian và giúp tiết kiệm thời gian học tập.

– Học cách đọc bản đồ và biểu đồ để có thể hiểu rõ hơn về thông tin địa lý.

2. Đề thi cuối học kì 2 môn Địa lý lớp 7 có đáp án năm 2024: 

2.1. Đề 1:

A. Trắc nghiệm

I. (2đ) Chọn câu trả lời đúng trong các câu sau:

Câu 1: Liên Minh Châu Âu được thành lập năm nào?

A. 1951

B. 1957

C. 1973

D. 1993

Câu 2: Tập tính nào không phải là sự thích nghi của động vật ở đới lạnh?

A. Ngủ đông.

B. Ra sức ra ngoài để kiếm ăn.

C. Di cư để tránh rét.

D. Sống thành bầy đàn để tránh rét.

Câu 3: Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của Châu Âu thuộc loại:

A. Rất thấp dưới 0,1%

B. Thấp, trên 1%

C. Cao, trên 2%

D. Rất cao trên 4%

Câu 4: Dãy núi trẻ cao nhất khu vực Tây và Trung Âu là

A. Dãy An-đet

B. Dãy An-pơ

C. Dãy U-ran

D. Dãy Cac-pat

Câu 5: Châu lục nào lạnh nhất thế giới?

A. Châu Âu.

B. Châu Mĩ.

C. Châu Nam Cực.

D. Châu đại Dương

Câu 6: Châu lục có mật độ dân thấp nhất thế giới là:

A. Châu Âu.

B. Châu Mĩ.

C. Châu Phi.

D. Châu đại Dương

Câu 7: Châu Âu tiếp giáp với châu lục và đại dương nào?

A. Châu Á, Địa Trung Hải, Đại Tây Dương,Thái Bình Dương.

B. Châu Á, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương, Địa Trung Hải.

C. Châu Á, Địa Trung Hải, Đại Tây Dương, Bắc Băng Dương.

D. Châu Á, Bắc Băng Dương, Địa Trung Hải, Ấn Độ Dương.

Câu 8: Các khu vực địa hình từ Bắc xuống Nam của Tây và Trung Âu là:

A. Đồng bằng, núi già, núi trẻ

B. Đồng bằng, núi trẻ, núi già

C. Núi trẻ, núi già, đồng bằng

D. Núi trẻ, đồng bằng, núi già

II.(1đ) Điền từ còn thiếu vào chỗ trống(…), gồm các ý sau: (khí áp cao, 60km/giờ, gió bão, ngược chiều kim đồng hồ)

Nam Cực là vùng …(A)…………………; gió từ trung tâm lục địa thổi ra theo hướng (B)…………………………….., với vận tốc thường trên (C)…………………….Vùng Nam Cực là nơi có (D)…………………..nhiều nhất thế giới.

B. Tự luận (7đ):

Câu 1: (3đ) Nêu đặc điểm khí hậu, sông ngòi, thực vật của châu Âu?

Câu 2: (2đ) Trình bày đặc điểm dân cư châu Đại Dương?

Câu 3: (2đ) Cho bảng số liệu:

MẬT ĐỘ DÂN SỐ MỘT SỐ NƯỚC CHÂU ĐẠI DƯƠNG NĂM 2001

Nước

Pa-pua Niu-ghi-nê

Ôxtrâylia

Va-nu-a-tu

Niu Di-len

MĐDS (ng/km2)

10,8

2,5

16,6

14,4

Vẽ biểu đồ hình cột thể hiện mật độ dân số một số nước châu Đại Dương năm 2001 và nêu nhận xét.

* Đáp án:

A.Trắc nghiệm (3 điểm)

I. Mỗi câu đúng được 0.25 đ

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

Đáp án

B

B

A

B

C

D

C

A

II: Mỗi câu đúng được 0.25 đ

A. khí áp cao

B. ngược chiều kim đồng hồ

C. 60km/giờ

D. gió bão

B. Tự luận: (7,0 điểm)

CÂU

NỘI DUNG

ĐIỂM

Câu 1

3 đ

– Khí hậu:

+ Đại bộ phận lãnh thổ châu Âu có khí hậu ôn đới

+ Diện tích nhỏ ở phía Bắc vòng cực có khí hậu hàn đới,

+ Phía nam có khí hậu Địa Trung Hải.

– Sông ngòi dày đặc, lượng nước dồi dào. Các sông quan trọng là Đa-nuyp, Rai-nơ, Von-ga.

– Thực vật phân bố theo nhiệt độ và lượng mưa.

+ Ven biển Tây Âu có rừng lá rộng

+ Đi sâu vào nội địa có rừng lá kim

+ Phía Đông Nam có thảo nguyên

+ Ven Địa Trung Hải có rừng lá cứng

0.5đ

0.25đ

0.25đ

1 đ

0.25đ

0.25đ

0.25đ

0.25đ

Câu 2

2 đ

– Số dân: 31 triệu người (năm 2001).

– Mật độ dân số thấp nhất thế giới: 3,6 người/km2( năm 2001).

– Tỉ lệ dân thành thị cao: 69%( năm 2001)

– Dân cư phân bố không đồng đều:

+ Tập trung đông ở ven biển phía đông và đông nam Ô-xtrây-li-a, phía bắc Niu Di-len, đảo Pa Pua Niu-di-nê;

+ Thưa thớt ở các đảo xa bờ và phía đông Ô-xtrây-li-a.

-Thành phần dân cư: Người nhập cư: 80%; người bản địa: 20%.

0.5đ

0.5đ

0.25

0.5đ

0.25

Câu 3

2 đ

-Vẽ đẹp, chính xác, có tên biểu đồ, chú thích đầy đủ

– Nhận xét: + Mật độ dân số châu Đại Dương nhìn chung thấp

+ Thấp nhất ở nước Ô-xtrây-li-a chỉ có 2,5ng/km²

+ Cao nhất ở nước Va – nu -a – tu 16,6ng/km²

0.5 đ

0.25đ

0.25đ

 2.2. Đề 2:

I. TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Trên thế giới có các lục địa:

A. Á, Âu, Mĩ, Phi, Ôx-trây-li-a, Nam Cực.

B. Âu, Á, Phi, Bắc Mĩ, Nam Mĩ, Bắc Cực.

C. Á – Âu, Phi, Bắc Mĩ, Nam Mĩ, Ôx-trây-li-a, Nam Cực.

D. Phi, Mĩ, Ôx-trây-li-a và Đại dương, Nam Cực, Bắc Cực.

Câu 2. Châu Phi nối liền với châu Á bởi eo đất:

A. Pa-na-ma            B. Xô-ma-li            C. Man-sơ            D. Xuy-e

Câu 3. Hoang mạc có diện tích lớn nhất là hoang mạc nào sau đây?

A. Na-míp.            B. Xa-ha-ra.            C. Ca-la-ha-ri.            D. Go-bi.

Câu 4. Dân cư châu Phi tập trung đông đúc ở:

A. Vùng rừng rậm xích đạo.

B. Hoang mạc Xa-ha-ra.

C. Vùng duyên hải cực Bắc và cực Nam.

D. Hoang mạc Ca-la-ha-ri.

Câu 5. Các cây công nghiệp trồng chủ yếu ở vùng trung Phi là do:

A. Chính sách phát triển của châu lục.

B. Nền văn minh từ trước.

C. Nguồn lao động dồi dào.

D. Điều kiện tự nhiên thuận lợi.

Câu 6. Khoáng sản nào sau đây ở châu Đại Dương có trữ lượng chiếm tới 1/3 trữ lượng thế giới?

A. Niken.            B. Than đá.            C. Bôxít.            D. Sắt.

Câu 7. Quốc gia nào trước đây có nặng phân biệt chủng tộc nặng nhất nhất thế giới?

A. Hoa Kỳ.            B. Cô-lôm-bi-a.            C. Cộng hòa Nam Phi.            D. Bra-xin.

Câu 8. Cri- xtop Cô-lôm-bô là người tìm ra châu lục nào?

A. Châu Âu            B. Châu Á            C. Châu Phi             D. Châu Mĩ

Câu 9. Kiểu khí hậu nào sau đây chiếm diện tích lớn nhất ở Bắc Mĩ?

A. Cận nhiệt đới.            B. Ôn đới.            C. Hoang mạc.            D. Hàn đới.

Câu 10. Các nước Bắc Âu không có thế mạnh nào sau đây?

A. Các loại khoáng sản

B. Kinh tế biển

C. Thủy năng

D. Chế biến lâm sản

II. TỰ LUẬN

Câu 1 (3 điểm). Giải thích vì sao châu Phi là châu lục nóng và khí hậu châu Phi khô, hình thành những hoang mạc lớn?

Câu 2 (2 điểm). Trình bày sự phát triển của ngành công nghiệp ở châu Âu?

* Đáp án:

I. TRẮC NGHIỆM (Mỗi câu trắc nghiệm tương ứng với 0,5 điểm)

Câu 1: C.

Câu 2: D.

Câu 3: B.

Câu 4: C.

Câu 5: D.

Câu 6: C.

Câu 7: C.

Câu 8: D.

Câu 9: B.

Câu 10: D.

II. TỰ LUẬN

Câu 1 (3 điểm).

– Châu Phi là một trong các châu lục nóng nhất trên thế giới, với hầu hết lãnh thổ nằm giữa hai khu vực địa lý quan trọng là xích đạo và chí tuyến Sahara. 

  (1 điểm)

– Châu Phi là một trong những khu vực có khí hậu đặc biệt trên thế giới, với đặc điểm chính là khô cằn và ít mưa. Những yếu tố địa lý, vị trí địa lý, và điều kiện thời tiết đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên khí hậu đặc trưng này.

+ Đầu tiên, kích thước lớn của châu Phi và địa hình khối làm cho biển không thể ảnh hưởng sâu vào đất liền, dẫn đến sự khô cằn của khu vực này. Tuy nhiên, không chỉ có yếu tố địa lý mà còn có những yếu tố khác cũng đóng góp vào tình trạng khô hạn ở châu Phi. Ví dụ như, sự thay đổi khí hậu toàn cầu đang làm tăng tần suất và cường độ của các hiện tượng thiên nhiên bất thường, làm cho khô hạn trở nên nghiêm trọng hơn. Ngoài ra, các hoạt động con người như khai thác lâm nghiệp, chăn nuôi và khai thác khoáng sản cũng đóng góp vào tình trạng khô hạn này.(0,5 điểm)

+ Thứ hai, chí tuyến Bắc đi qua giữa Bắc Phi, khiến cho vùng này nằm dưới áp cao cận chí tuyến, thời tiết rất ổn định và không có mưa. Tuy nhiên, việc địa hình Bắc Phi phức tạp và đa dạng cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến khả năng mưa. Những dãy núi dài và cao, những thung lũng sâu và những hồ nước lớn có thể tạo ra các vùng thời tiết đặc biệt, từ đó ảnh hưởng đến lượng mưa.(0,5 điểm)

+ Thứ ba, phía bắc của Bắc Phi là lục địa Á – Âu, nơi gió mùa Đông Bắc thổi vào Bắc Phi, khiến cho không khí ở đây khô ráo và khó gây ra mưa. Tuy nhiên, sự tương tác giữa các yếu tố khí hậu và địa hình lại làm cho tình trạng khô hạn ở một số khu vực của Bắc Phi trở nên nghiêm trọng hơn. Ví dụ, sự kết hợp giữa không khí khô ráo và địa hình cao nguyên có thể gây ra tình trạng khô hạn nghiêm trọng.(0,5 điểm)

+ Cuối cùng, lãnh thổ rộng lớn và độ cao trên 200m của Bắc Phi cũng là nguyên nhân khiến ảnh hưởng của biển khó ăn sâu vào đất liền. Tuy nhiên, có thể sử dụng các phương pháp khác nhau để giảm thiểu tác động của tình trạng khô hạn và nâng cao năng suất đất. Ví dụ, việc sử dụng phân bón hữu cơ, tưới nước hiệu quả và trồng cây phù hợp với địa hình có thể giúp tăng năng suất đất và giảm thiểu tác động của khô hạn.(0,5 điểm)

Câu 2 (2 điểm).

– Sự phát triển của ngành công nghiệp ở châu Âu đang diễn ra một cách vượt bậc. Nhiều ngành công nghiệp mới, được trang bị những thiết bị, công nghệ hiện đại đã được xây dựng ở các trung tâm công nghệ cao. (1 điểm)

– Trong khi đó, các ngành công nghiệp mũi nhọn như điện tử, cơ khí chính xác và tự động hóa, công nghiệp hàng không,… đang trở thành những lĩnh vực tiên tiến và quan trọng trong nền kinh tế châu Âu. Chúng được phát triển thông qua việc liên kết chặt chẽ với các viện nghiên cứu và các trường đại học, cũng như sự hợp tác rộng rãi giữa các quốc gia. Nhờ đó, năng suất và chất lượng sản phẩm được nâng cao, sản phẩm luôn thay đổi phù hợp với yêu cầu của thị trường, góp phần vào sự phát triển bền vững của nền kinh tế châu Âu.(1 điểm) 

3. Ma trận đề thi cuối học kì 2 môn Địa lý lớp 7 có đáp án năm 2024:

Tên chương/bài

Số câu – tương ứng với cấp độ nhận thức

 

 

Tổng 

Nhận biết
 (1)

Thông hiểu
 (2)

Vận dụng _Thấp
 (3)

Vận dụng _Cao
 (4)

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

Bài 35. Khái quát châu Mỹ

 1

 

 

 

 

 

 

 

1

Bài 36. Thiên nhiên Bắc Mỹ

 1

 

 

 

 

 

 

 

1

Bài 37. Dân cư Bắc Mỹ

 1

 

 

 

 1

 

 

 

2

Bài 38. Kinh tế Bắc Mỹ

 1

 

 

 

 

 

 

2

Bài 39. Thiên nhiên Trung và Nam Mỹ

 1

 

 

 

 

 

 

 

1

Bài 40. Dân cư, xã hội Trung và Nam Mỹ

 1

 

 

 

 1

 

 

 

2

Bài 41. Kinh tế Trung và Nam mỹ

 1

 

 

 

 

 

 

 

1

 

Bài 42. Châu Nam Cực – Châu lục lạnh nhất thế giới

1

 

 

 

 

 

 

 

1

 

Bài 43. Thiên nhiên châu Đại Dương

1

 

1

 

 

 

 

 

2

 

Bài 44. Dân cư và kinh tế châu Đại Dương

1

 

1

 

 

 

1

 

3

 

Bài 45. Thiên nhiên châu Âu

1

 

1

 

1

 

 

 

3

 

Bài 46. Dân cư, xã hội châu Âu

1

 

1

 

 

 

 

 

2

Bài 47. Kinh tế châu Âu

2

 

1

 

1

 

 

 

4

Bài 48. Khu vực Bắc Âu

1

 

1

 

 

 

 1

 

3

Bài 49. Khu vực Tây và Trung Âu

1

 

1

 

 

 

 

 

2

Bài 50. Khu vực Nam Âu

1

 

1

 

 

 

 

 

2

Bài 51. Khu vực Đông Âu

1

 

1

 

 1

 

 

 

3

Bài 52. Liên minh Châu Âu

2

 

1

 

1

 

1

 

5

TỔNG

20

 

10

 

6

 

4

 

40