1. Ma trận đề thi giữa kì 1 khoa học tự nhiên 7 có đáp án năm 2023:
Chủ đề |
MỨC ĐỘ |
Tổng số câuTN/ Số ý tự luận |
Điểm số |
||||||||
|
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Vận dụng cao |
|||||||
Tự luận |
Trắc nghiệm |
Tự luận |
Trắc nghiệm |
Tự luận |
Trắc nghiệm |
Tự luận |
Trắc nghiệm |
Tự luận |
Trắc nghiệm |
||
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
1. Mở đầu (5 tiết) |
|
1 |
|
|
|
|
|
|
|
1 |
0,25 |
2.Chủ đề 1. Nguyên tử-nguyên tố hóa học-Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học |
1 câu, 2 ý |
11 |
1 câu, 2 ý |
4 |
1 câu, 2 ý |
|
1 câu, 1 ý |
|
4 câu, 7 ý |
15 |
9,75 |
Số câu TN/ Số ý tự luận – số yêu cầu cần đạt |
2 ý |
12 |
2 ý |
4 |
2 ý |
0 |
1 ý |
0 |
7 ý |
16 |
10,00 |
Điểm số |
1,0 |
3,0 |
2,0 |
1,0 |
2,0 |
0 |
1,0 |
0 |
6,0 |
4,0 |
10 |
Tổng số điểm |
4,0 điểm |
3,0 điểm |
2,0 điểm |
1,0 điểm |
10 điểm |
10 điểm |
2. Đề thi giữa học kì 1 Khoa học tự nhiên 7 có đáp án năm 2023:
2.1. Bộ đề số 1:
A . TRẮC NGHIỆM: ( 4,0 điểm). Chọn đáp án đúng nhất ghi vào tờ giấy kiểm tra.
Câu 1: (nhận biết) Phương pháp tìm hiểu tự nhiên được thực hiện qua các bước:
(1)Hình thành giả thuyết
(2) Rút ra kết luận
(3)Lập kế hoạch kiểm tra giả thuyết
(4)Quan sát và đặt câu hỏi nghiên cứu
(5)Thực hiện kế hoạch
Em hãy sắp xếp các bước trên cho đúng thứ tự của phương pháp tìm hiểu tự nhiên:
A.1-2-3-4-5
B.5-4-3-2-1
C.4-1-3-5-2
D.3-4-1-5-2
Câu 2.(nhận biết) Có những hạt nào được tìm thấy trong hạt nhân của nguyên tử?
A. Các hạt mang điện tích âm (electron).
B. Các hạt neutron và hạt proton.
C. Các hạt neutron không mang điện.
D. Hạt nhân nguyên tử không chứa hạt nào bên trong.
Câu 3.(thông hiểu) Điều nào sau đây mô tả đầy đủ thông tin nhất về proton?
A. Proton là một hạt vô cùng nhỏ và mang điện tích âm.
B. Proton là một hạt mang điện tích dương và được phát hiện trong hạt nhân nguyên tử.
C. Proton là một hạt không mang điện và được tìm thấy trong hạt nhân nguyên tử.
D. Proton là một hạt vô cùng nhỏ, mang điện tích dương và được phát hiện trong hạt nhân nguyên tử.
Câu 4.(thông hiểu) Một đơn vị khối lượng nguyên tử (1 amu) theo định nghĩa có giá trị bằng
A. 1/16 khối lượng của nguyên tử oxygen.
B. 1/32 khối lượng của nguyên tử sulfur.
C. 1/12 khối lượng của nguyên tử carbon.
D. 1/10 khối lượng của nguyên tử boron.
Câu 5. (nhận biết) Trong các nguyên tử sau, nguyên tử nào có khối lượng nguyên tử lớn nhất?
A. Na.
B. O.
C. Ca.
D. H.
Câu 6.(thông hiểu) Khối lượng của các hạt dưới nguyên tử (proton, neutron) được đo bằng đơn vị
A. gam.
B. amu.
C. mL.
D. kg.
Câu 7.(nhận biết) Điền từ phù hợp vào chỗ trống: “Số … là số đặc trưng của một nguyên tố hóa học”.
A. electron.
B. proton.
C. neutron.
D. neutron và electron.
Câu 8.(nhận biết) Hiện nay, số nguyên tố hóa học trong tự nhiên là
A. 110.
B. 102
C. 98.
D. 82.
Câu 9 (nhận biết) Kí hiệu hóa học của kim loại calcium là
A. Ca.
B. Zn.
C. Al.
D. C.
Câu 10.(nhận biết) Nguyên tố hóa học là tập hợp nguyên tử cùng loại có …
A. cùng số neutron trong hạt nhân.
B. cùng số proton trong hạt nhân.
C. cùng số electron trong hạt nhân.
D. cùng số proton và số neutron trong hạt nhân.
Câu 11.(nhận biết) Nhà khoa học nổi tiếng người Nga đã có công trong việc xây dựng bảng tuần hoàn sử dụng đến ngày nay là
A. Dimitri. I. Mendeleev.
B. Ernest Rutherford.
C. Niels Bohr.
D. John Dalton.
Câu 12.(nhận biết) Hiện nay có bao nhiêu chu kì trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học?
A. 5.
B. 7.
C. 8.
D. 9.
Câu 13.(nhận biết) Các nguyên tố trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học được sắp xếp theo thứ tự tăng dần của
A. khối lượng.
B. số proton.
C. tỉ trọng.
D. số neutron.
Câu 14.(nhận biết) Nguyên tố phi kim không thuộc nhóm nào sau đây trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học?
A. Nhóm IA.
B. Nhóm IVA.
C. Nhóm IIA.
D. Nhóm VIIA.
Câu 15.(nhận biết) Số hiệu nguyên tử của một nguyên tố là
A. số proton trong nguyên tử.
B. số neutron trong nguyên tử.
C. số electron trong hạt nhân.
D. số proton và neutron trong hạt nhân.
Câu 16.(thông hiểu) Trong ô nguyên tố sau, con số 23 cho biết điều gì?
A. Khối lượng nguyên tử của nguyên tố.
B. Chu kì của nó.
C. Số nguyên tử của nguyên tố.
D. Số thứ tự của nguyên tố.
B. TỰ LUẬN (6,0 điểm)
Câu 17 (1,0 điểm) Trình bày khái niệm về nguyên tố hóa học? Viết kí hiệu hóa học của nguyên tố phổ biến nhất trong lớp vỏ trái đất?
Câu 18 (2,0 điểm) Quan sát ô nguyên tố và trả lời các câu hỏi sau:
a) Em biết được thông tin gì trong ô nguyên tố calcium?
b) Nguyên tố calcium này nằm ở vị trí nào (ô, nhóm, chu kì) trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học?
Câu 19 (2,0 điểm) Quan sát hình dưới đây và trả lời các câu hỏi sau:
a) Số hạt proton trong các nguyên tử có trong hình trên là bao nhiêu hạt?
b) Các nguyên tử khác nhau sẽ có số hạt nào khác nhau?
Câu 20. (1,0 điểm) Muối ăn được dùng hằng ngày và có vai trò hết sức quan trọng trong đời sống con người. Em hãy tìm hiểu thành phần hóa học của muối ăn (gồm các nguyên tố hóa học nào).
Đáp án:
Phần A. Trắc nghiệm ( 4 điểm )
Từ câu 1 đến câu 16 mỗi câu đúng chấm 0,25 điểm
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
16 |
Đáp án |
C |
B |
D |
C |
C |
B |
B |
C |
A |
B |
A |
B |
B |
C |
A |
A |
Phần B. Tự luận ( 6 điểm )
Câu |
Kiến thức |
Điểm |
||||||||
17 (1đ)
|
+ Tập hợp những nguyên tử cùng loại, có cùng số proton trong hạt nhân được gọi là nguyên tố hóa học. |
0,5đ
|
||||||||
+ Nguyên tố phổ biến nhất trong lớp vỏ Trái đất là oxygen, Kí hiệu hóa học là O. |
0.5đ |
|||||||||
18 (2đ) |
a) Từ ô nguyên tố của calcium, ta biết được: + Số thứ tự của ô: 20. + Kí hiệu nguyên tố: Ca. + Tên nguyên tố: calcium. + Khối lượng nguyên tử: 40. |
1đ |
||||||||
b) Vị trí của nguyên tố calcium: + Ô: 20. + Nhóm: IIA. + Chu kì: 3. |
1đ |
|||||||||
19 (2đ) |
a)
|
1đ |
||||||||
b) Các nguyên tử khác nhau có số hạt proton khác nhau. |
1đ |
|||||||||
20 (1đ) |
– Thành phần hóa học chính của muối ăn là sodium (Na) và chlorine (Cl). |
1đ |
2.2. Bộ đề số 2:
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm, mỗi câu 0,25 điểm)
Khoanh vào chữ cái trước ý đúng trong các câu sau:
Câu 1. Quan sát vật nào dưới đây cần phải sử dụng kính hiển vi:
A. tế bào biểu bì vảy hành
B. con kiến
C. con ong
D. tép bưởi
Câu 2. Trong các nhóm sau nhóm nào gồm toàn vật sống:
A. con gà, con chó, cây nhãn
B. chiếc bút, chiếc lá, viên phấn
C. chiếc lá, cây mồng tơi, hòn đá
D. chiếc bút, con vịt, con chó
Câu 3. Lĩnh vực nào sau đây không thuộc về khoa học tự nhiên?
A. Sinh Hóa
C. Lịch sử
B. Thiên văn
D. Địa chất
Câu 4. Kí hiệu cảnh báo nào sau đây cho biết em đang ở gần vị trí có hóa chất độc hại?
Câu 5. Đơn vị đo độ dài hợp pháp ở Việt Nam là:
A. mm.
C. km .
B. cm.
D. m.
Câu 6. Để đo thời gian chạy 100m, người ta sử dụng đồng hồ nào để đo là hợp lí nhất?
A. Đồng hồ đeo tay.
B. Đồng hồ quả lắc.
C. Đồng hồ treo tường.
D. Đồng hồ bấm giây.
Câu 7. Từ hình vẽ, hãy xác định chiều dài của khối hộp?
A. 3cm
B. 4cm.
C. 2cm.
D. 5cm.
Câu 8. Một hộp sữa có ghi: Khối lượng tịnh (Net Weight) 900g. 900g là chỉ
A. khối lượng của cả hộp sữa.
B. khối lượng của vỏ hộp sữa.
C. khối lượng của sữa trong hộp.
D. tên một công ty sản xuất sữa.
Câu 9. Nhận định nào đúng khi nói về hình dạng và kích thước tế bào:
A. các loại tế bào khác nhau đều có chung hình dạng và kích thước
B. các loại tế bào thường có hình dạng khác nhau nhưng kích thước giống nhau.
C. các loại tế bào thường có hình dạng và kích thước khác nhau.
D. các tế bào chỉ khác nhau về kích thước, chúng giống nhau về hình dạng.
Câu 10. Một con lợn con lúc mới đẻ được 0.8 kg. Sau 1 tháng nặng 3.0 kg. Theo em tại sao lại có sự tăng khối lượng như vậy?
A. Do tế bào tăng kích thước.
B. Do sự tăng lên về kích thước và số lượng các tế bào trong cơ thể.
C. Do tăng số lượng tế bào.
D. Do tế bào phân chia.
Câu 11. Tế bào có 3 thành phần cơ bản là:
A. màng tế bào, ti thể, nhân.
B. màng sinh chất, chất tế bào, ti thể.
C. màng tế bào, chất tế bào, nhân.
D. chất tế bào, lục lạp, nhân.
Câu 12. Tế bào động vật và thực vật khác nhau ở chỗ:
A. có nhân
B. có thành tế bào
C. có màng tế bào
D. có ti thể
Câu 13. Cơ thể đơn bào là cơ thể gồm
A. 1 tế bào
B. 2 tế bào
C. 3 tế bào
D. 4 tế bào
Câu 14. Trong các nhóm sau nhóm nào gồm toàn cơ thể đơn bào:
A. nấm men, vi khẩn, con thỏ
B. nấm men, vi khuẩn, trùng biến hình
C. trùng biến hình, nấm men, con bướm
D. con thỏ, cây hoa mai, cây nấm
Câu 15. Trong các nhóm sau nhóm nào gồm toàn cơ thể đa bào:
A. trùng biến hình, cây bàng, con kiến
C. trùng biến hình, nấm men, con bướm
B. cây phượng, con kiến, con thỏ
D. con mèo, trùng giày, trùng roi xanh
Câu 16. Cơ quan nào dưới có chức năng hút nước và chất khoáng cho cơ thể:
A. lá
B. hoa
C. thân
D. rễ
II. Tự luận (6,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
a. Trình bày vai trò của KHTN trong đời sống và sản xuất.
b. Những điều phải làm và không được làm trong phòng thực hành.
c. Đổi 35m ra đơn vị mm.
d. Đổi 0,75 giờ ra đơn vị phút.
Câu 2. (1,0 điểm): Một trường Trung học cơ sở có 30 lớp, trung bình mỗi lớp trong một ngày tiêu thụ 20 lít nước. Biết giá nước hiện nay là 10 000 đồng/m3.
a. Tính lượng nước trường học này tiêu thụ trong một ngày.
b. Tính số tiền nước mà trường học này phải trả trong một tháng (30 ngày).
Câu 3. (3,0 điểm)
a. Tế bào là gì? Kể tên 2 tế bào có thể quan sát được bằng mắt thường, 2 tế bào chỉ có thể quan sát được bằng kính lúp hoặc kính hiển vi.
b. Mô là gì? Kể tên các cơ quan trong hệ tuần hoàn của người và nêu chức năng của hệ tuần hoàn.
c. Viết sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa các cấp độ tổ chức cơ thể của cơ thể đa bào từ thấp đến cao.
Đáp án:
I. TRẮC NGHIỆM (4,0 điểm)
Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
16 |
ĐA |
A |
A |
C |
D |
D |
D |
A |
C |
C |
B |
C |
B |
A |
B |
B |
C |
II. TỰ LUẬN (7,0 điểm)
Câu |
Đáp án |
Điểm |
1 (1,5đ) |
a. Vai trò của KHTN đối với đời sống và sản xuất: + Cung cấp thông tin và nâng cao hiểu biết của con người. + Mở rộng sản xuất và phát triển kinh tế + Bảo vệ sức khỏe và cuộc sống của con người. + Bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu. |
0,5
|
b. Những điều cần phải làm trong phòng thực hành: Mặc trang phục gọn gàng, đeo khẩu trang, găng tay, kính mắt bảo vệ (nếu cần); chỉ tiến hành thí nghiệm khi có người hướng dẫn, nhận biết được các vật liệu nguy hiểm trước khi làm thí nghiệm. |
0,5 |
|
Những điều không được làm trong phòng thực hành: Ăn uống, đùa nghịch. Nếm, ngửi hóa chất. Mối nguy hiểm có thễ xảy ra khi ứng xử không phù hợp. |
0,5
|
|
c. 35m = 35 000mm. |
0,25 |
|
d. 0,75 giờ = 0,75. 60 = 45 phút. |
0,25 |
|
2 (1,5đ) |
a. Lượng nước tiêu thụ trong một ngày: 20.30 = 600 lít = 0,6m3
|
0,5 |
b. Lượng nước trường học này tiêu thụ trong một tháng (30 ngày): 30. 0,6 = 18m3 Số tiền nước mà trường học này phải trả trong một tháng (30 ngày). 18. 10 000 = 180 000 đồng. |
0,5
0,5 |
|
3 (3,0đ) |
a. Tế bào là đơn vị cơ bản cuả sự sống – 2 TB quan sát được bằng mắt thường: Tế bào trứng, tế bào tép bưởi. – 2 TB quan sát được bằng kính lúp hoặc kính hiển vi: Tế bào vảy hành, tế bào thịt quả cà chua … |
0,5 0,5
0,5
|
b. Mô là tập hợp TB chuyên hóa có cấu tạo giống nhau cùng nhau thực hiện một chức năng nhất định. – Các cơ quan trong hệ tuần hoàn của người: Tim và hệ mạch (động mạch, tĩnh mạch và mao mạch). – Chức năng của hệ tuần hoàn: Vận chuyển chất dinh dưỡng + O2 đến tế bào và vận chuyển chất thải + CO2 ra khỏi tế bào đến cơ quan bài tiết c. Tế bào → Mô → Cơ quan → Hệ cơ quan→ Cơ thể |
0,5
0,5
0,5 |
3. Các phương pháp học tốt môn khoa học tự nhiên:
– Xác định mục tiêu học tập rõ ràng: Vì nếu hiểu rõ ràng thì mục tiêu học tập sẽ quyết định phương pháp học tập và kết quả học tập của bạn.
– Lên kế hoạch cụ thể và sắp xếp thời gian học tập một cách khoa học cụ thể. Lập thời gian biểu cho bản thân: Có thời gian học tập và giải trí hợp lý.
– Hành động của tôi phải luôn nhất quán. Đó là khả năng kiên nhẫn đọc sách, ghi chép những nội dung quan trọng cần thiết và ôn bài mỗi ngày.
– Sử dụng kỹ năng ghi nhớ để tiếp thu thông tin: Khi ngồi trong lớp chú ý lắng nghe cô giáo giảng bài; Những điều cơ bản được viết ra trong một cuốn sổ tay. Chú ý kết hợp: Mắt (nhìn thầy, nhìn bảng), tai (nghe thầy giảng), tay viết (viết những điều thầy yêu cầu viết vào vở, những điều thầy dạy)
– Để hiểu bài và nhớ lâu: Trong lớp luôn phát biểu ý kiến xây dựng bài. Đừng bao giờ thụ động, thầy cô sẽ lắng nghe những gì bạn nói, nói lên suy nghĩ của bạn.
– Phương pháp học nắm bắt thông tin: Đọc lướt toàn bộ văn bản một lần, sau đó đọc chậm và ghi nhớ nội dung chính. Đọc xong, nắm được thông tin chính, ghi chú bằng sơ đồ hoặc tóm tắt nội dung chính ra giấy.
– Khi bắt đầu ngồi vào bàn học, việc đầu tiên là ôn lại tất cả các bài đã học trong ngày, mở vở nháp ra đọc những từ cô giáo đã chép, hôm sau học tiếp. Học bài hôm sau, mở sách giáo khoa: Đọc bài ngày mai cô giáo dạy. Ghi chép hoặc đánh dấu những chỗ chưa hiểu hoặc chưa hiểu rõ để ngày mai khi nghe giảng các em sẽ chú ý hơn vào những nội dung này. Nếu trong lớp có điều gì không hiểu, hãy mạnh dạn đứng lên hỏi giáo viên. Giáo viên luôn muốn bạn tò mò.
– Không bao giờ hài lòng với kết quả mình đạt được. Học ở trường, học ở nhà, học trong sách, học với bạn, học ngoài sách giáo khoa bằng cách học kiến thức mới trong sách tham khảo. Không bao giờ bỏ qua các chủ đề và chương khó. Hãy hào hứng và bắt đầu tìm kiếm câu trả lời, câu hỏi và ẩn số.