Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 năm 2022 – 2023 trường THPT Chuyên Hà Nam Đáp án đề thi vào lớp 10 môn Văn năm 2022

Bạn đang xem bài viếtĐề thi tuyển sinh vào lớp 10 năm 2022 – 2023 trường THPT Chuyên Hà Nam Đáp án đề thi vào lớp 10 môn Văn năm 2022 tại website Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2022 – 2023 trường THPT Chuyên Hà Nam với thời gian làm bài 120 phút, có đáp án kèm theo, giúp các em học sinh tham khảo, đối chiếu với bài thi của mình dễ dàng hơn.

Đề thi vào 10 Văn Chuyên Hà Nam 2022 còn giúp những trường chưa thi chủ động ôn thi, hệ thống lại kiến thức dễ dàng hơn. Vậy chi tiết mời các em cùng tải miễn phí đề thi vào 10 môn Văn Chuyên Hà Nam trong bài viết dưới đây của truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn:

Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 năm 2022 – 2023 trường THPT Chuyên Hà Nam

  • Đề thi vào lớp 10 năm 2022 – 2023 môn Văn Chuyên Hà Nam
    • Đáp án đề thi vào lớp 10 môn Văn chuyên tỉnh Hà Nam năm 2022
    • Đề thi vào lớp 10 môn Văn chuyên tỉnh Hà Nam năm 2022

Đề thi vào lớp 10 năm 2022 – 2023 môn Văn Chuyên Hà Nam

Đáp án đề thi vào lớp 10 môn Văn chuyên tỉnh Hà Nam năm 2022

I. ĐỌC HIỂU:

Câu 1:

  • Đoạn trích trên được trích trong tác phẩm Chiếc lược ngà của nhà văn Nguyễn Quang Sáng.
  • Hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm: Được viết năm 1966 khi tác giả đang hoạt động ở chiến trường Nam Bộ trong thời kỳ cuộc kháng chiến chống Mỹ diễn ra ác liệt.

Câu 2:

Lời dẫn trực tiếp trong đoạn trích:

  • Thôi! Ba đi nghe con! – Ba….a…..a…ba!
  • Ba! Không cho ba đi nữa! Ba ở nhà với con!

Câu 3:

– Biện pháp so sánh:

  • “Tiếng kêu của nó như tiếng xé, xé cả sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa”.
  • “…tiếng “ba” như vỡ tung từ đáy lòng nó, nó vừa kêu vừa chạy xô tới, nhanh như một con sóc…”
  • “Tôi thấy làn tóc tơ sau ót nó như dựng đứng lên”

– Tác dụng:

  • Tái hiện rõ nét hành động của bé Thu khi phải chia tay cha, đồng thời góp phần thể hiện diễn biến tâm lý nhân vật.
  • Nhấn mạnh hơn cảm xúc của bé Thu đó là tình yêu và nỗi nhớ mong dồn nén bấy lâu nay bung ra mạnh mẽ, hối hả, cuống quýt xen lẫn cả sự hối hận. Đó là tình cảm cha con vô cùng sâu sắc, mãnh liệt.

Câu 4:

* Yêu cầu về hình thức: Đảm bảo đúng hình thức một đoạn văn từ 6 đến 8 câu.

* Yêu cầu về nội dung:

– Đến giây phút cuối cùng, khi ông Sáu cất lời từ biệt con bé mới cất lên tiếng gọi ba xé lòng:

  • Tiếng gọi bị kìm nén suốt 8 năm.
  • Tiếng gọi chất chứa bao tình yêu thương thắm thiết.
  • Không chỉ vậy, nó xô đến ôm chặt lấy ba, hôn ba, hôn lên vết thẹo:
  • Con bé muốn giữ chặt ba, không cho ba đi.
  • Nó lo sợ ba sẽ đi mất.
  • Nó muốn bày tỏ tất cả tình yêu của mình dành cho ba.

=> Trong khoảnh khắc, mọi khoảng cách với ba bị xóa bỏ. Cô bé không dấu diếm sự gắn bó và tình cảm của mình dành cho ba -> khiến mọi người xúc động. > Miêu tả biến đổi tình cảm của bé Thu, tác giả đã 1 lần nữa tộ đậm tình yêu ba tha thiết. Khi lạnh nhạt cũng như khi quấn quýt, bé Thu đều hướng đến ba mình. -> Qua đó, ta thấy bé Thu gan góc, bướng bỉnh nhưng rất giàu tình cảm và dễ xúc động.

II. LÀM VĂN:

Câu 1:

* Yêu cầu về hình thức: Viết đoạn văn đảm bảo dung lượng (khoảng 200 chữ)

* Yêu cầu về nội dung:

a. Nêu vấn đề nghị luận: Tinh cha con.

b. Bàn luận:

* Giải thích:

Tình cha con là tình cảm thiêng liêng, cao quý. Đây là tình cảm, sự quan tâm chăm sóc của người cha đối với con và sự yêu quý, kính trọng của con cái dành cho người cha của mình.

* Phân tích:

  • Cha là người có công sinh thành và dưỡng dục. Cha che chở, bao bọc, chỉ bảo những điều hay lẽ phải cho chúng ta vì thế có thể nói tình cha vô cùng lớn lao.
  • Tình cha đôi khi không được thể hiện rõ ràng như tình mẫu tử nhưng nó luôn âm thầm, luôn thường trực. – Con cái phải luôn dành tình yêu thương, sự kính trọng đối với cha của mình, luôn cố gắng đền đáp công ơn sinh thành dưỡng dục của cha.
  • Tình cha con tạo nên sức mạnh tinh thần lớn nâng đỡ những đứa con trên bước đường tương lai đầy khó khăn trắc trở.
  • Tình cha con luôn tồn tại một cách vĩnh hằng, là thứ tình cảm đáng được trân trọng nhất.

* Liên hệ mở rộng:

  • Trong xã hội ngày nay, thực tế có rất nhiều người cha lạm dụng bạo lực đối với con cái. Song song với đó là những trường hợp con cái bất hiếu không làm trọn đạo nghĩa với cha. Tất cả những trường hợp ấy đều đáng bị lên án.
  • Chúng ta hãy nhận thức rõ ràng sự thiêng thiêng liêng của tình cha con, trân trọng và bồi đắp tình cảm này.

Câu 2:

1. Mở bài: Giới thiệu chung về tác phẩm và đoạn thơ cần phân tích.

2. Thân bài.

2.1 Phân tích 3 khổ thơ.

a. Khổ 5,6: Tình đồng chí, đồng đội sâu sắc

– Gặp gỡ nhau trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt, cùng chung nhiệm vụ giải phóng miền Nam: “Những chiếc xe từ trong bom rơi / Đã về đây họp thành tiểu đội”

– Gắn bó, chia sẻ nhau giữa nơi chiến trường ác liệt, cái sống chết cận kề:

  • Đó là cái bắt tay vội vã: “Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi”. Cái bắt tay ý nghĩa biết bao giữa khói lửa, truyền cho nhau hơi ấm động viên nhau, tiếp sức cho nhau .
  • Thể hiện trong những bữa ăn, những giấc ngủ chóng vánh trên đường ra trận: “Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời / Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy! Võng mắc chông chênh đường xe chạy”. Chỉ có một từ “chung”, nhưng thật ra họ đã chung nhau nhiều hơn thế: chung hoàn cảnh, chung chí hướng lí tưởng, chung con đường với vô vàn thách thức hiểm nguy phía trước. Tất cả đã làm nên hai tiếng “gia đình” thiêng liêng….

– Sau những giây phút nghỉ ngơi vội vã, họ lại lên đường, những chiếc xe lăn bánh tiến về giải phóng miền Nam: “Lại đi lại đi trời xanh thêm”.

  • Điệp ngữ “lại đi” vừa tạo âm hưởng nhẹ nhàng, vừa như lời khẳng định về lòng quyết tâm sắt đá của những chàng trai lái xe.
  • Hình ảnh hoán dụ “trời xanh” còn là màu xanh của niềm tin và hi vọng. Con đường dẫu chông gai gian khổ nhưng chan chứa niềm lạc quan tin tưởng vào ngày mai thắng lợi. => Bom đạn kẻ thù có thể làm rung chuyển bầu trời mặt đất nhưng không làm lung lay được tinh thần đoàn kết chiến đấu của những chàng trai vận tải binh đoàn 559 trên tuyến đường Trường Sơn lửa đạn.

b. Khổ 7: Ý chí, quyết tâm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

– Chiến tranh ngày một khốc liệt, mưa bom bão đạn của kẻ thù đã khiến những chiếc xe bị hư hỏng, biến dạng nặng nề: “Không có kính rồi xe không có đèn / Không có mui xe, thùng xe có xước”.

– Điệp ngữ “không có” điệp lại ba lần cùng phép liệt kê: nhấn mạnh, dồn dập những mất mát, khó khăn mà quân địch gieo xuống, nhân lên nhiều thử thách khốc liệt của chiến trường.

– Hai dòng thơ ngắt làm bốn khúc như những chặng gập ghềnh, khúc khuỷu đầy chông gai, bom đạn….

– Hình ảnh hoán dụ “trái tim” tuyệt đẹp: Trái tim tượng trưng cho những người lính lái xe, tượng trưng cho tinh thần yêu nước, ý chí chiến đấu can trường, quả cảm. Đó là trái tim mang tinh thần lạc quan với một niềm tin mãnh liệt vào ngày thống nhất Bắc Nam. Trái tim can trường của người lính cầm lái đưa những chiếc xe xông pha chiến trận. Trái tim đã trở thành nhãn tự của bài thơ, làm nổi bật chủ đề và sáng ngời hình tượng người lính.

– Hình ảnh này kết hợp cùng kết cấu câu “vẫn… chỉ cần” đã lý giải về sức mạnh vượt khó, khẳng định hơn tinh thần hiên ngang bất khuất, sự lạc quan tự tin trong cuộc chiến của người lính lái xe. Vẫn là giọng điệu thản nhiên ngang tàng của lính nhưng câu thơ lại lắng sâu một tinh thần trách nhiệm và có ý nghĩa như một lời thề thiêng liêng của một thế hệ “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”.

2.2. Nhận xét

  • Những người lính thời kì này quả cảm, can trường, dũng cảm.
  • Họ mang trong mình nét trẻ trung, đầy nhiệt huyết, vô cùng lạc quan.
  • Họ mang trong mình lòng yêu nước nồng nàn, niềm tin về một tương lai tươi sáng, nhất định thắng lợi của cuộc kháng chiến này.

3. Kết bài: Tổng kết vấn đề.

Đề thi vào lớp 10 môn Văn chuyên tỉnh Hà Nam năm 2022

UBND TỈNH HÀ NAM SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề thi gồm 02 trang)
KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT CHUYÊN
Năm học 2022-2023
Môn: Ngữ văn (Đề chung)
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian giao đề

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau:

– Đến lúc chia tay, mang ba lô trên vai, sau khi bắt tay hết mọi người, anh Sáu mới đưa mắt nhìn con, thấy nó đang trong góc nhà.

Chắc anh cũng muốn ôm con, hôn con, nhưng hình như cũng lại sợ nó giẫy lên lại bỏ chạy, nên anh chỉ đứng nhìn nó. Anh nhìn với đôi mắt trìu tiên lẫn buồn rầu. Tôi thấy đôi mắt mênh mông của con bé bỏng xôn xao.

– Thôi! Ba đi nghe con! – Anh Sáu khe khẽ nói.

Chúng tôi, mọi người – kể cả anh, đều tưởng con bé sẽ đứng yên đó thôi, Nhưng thật lạ lùng, đến lúc ấy, tình cha con như bỗng nổi dậy trong người nó, trong lúc không ai ngờ đến thì nó bỗng kêu thét lên:

– Ba…a…a…ba!

Tiếng kêu của nó như tiếng xé, xé sự im lặng và xẻ cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa. Đó là tiếng “ba” mà nó cố đè nén trong bao nhiêu năm nay, tiếng “ba” như vỡ tung ra từ đáy lòng nó, nó vừa kêu vừa chạy xô tới, nhanh như một con sóc, nó chạy thót lên và dang hai tay ôm chặt lấy cổ ba nó. Tôi thấy làn tóc tơ sau ót nó như dựng đứng lên.

Nó vừa ôm chặt lấy cô ba nó vừa nói trong tiếng khóc:

– Ba! không cho ba đi nữa! Ba ở nhà với con!

(Ngữ văn 9 tập một, NXB GD Việt Nam, 2018, tr.198)

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1. Đoạn trích trên trích trong tác phẩm nào? Của ai? Nêu hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm.

Câu 2. Chỉ ra lời dẫn trực tiếp trong đoạn trích.

Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp so sánh trong đoạn trích.

Câu 4. Viết một đoạn văn khoảng 6 đến 8 câu trình bày cảm nhận của em về tình cảm của người con (trong đoạn trích) dành cho cha,

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm)

Từ nội dung được gợi ra ở phần Đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) với chủ đề: Tình cha con.

Câu 2. (5,0 điểm)

Những chiếc xe từ trong bom rơi
Đã về đây họp thành tiểu đội
Gặp bạn bè suốt dọc đường đi tới
Bắt tay nhau qua cửa kính vỡ rồi.

Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời
Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy
Võng mắc chông chênh đường xe chạy
Lại đi, lại đi trời xanh thêm.

Không có kính, rồi xe không có đèn,
Không có mui xe, thùng xe có xước,
Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước
Chỉ cần trong xe có một trái tim.

(Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Phạm Tiến Duật, Ngữ văn 9 tập một, NXB GD Việt Nam, 2018, tr.132)

Cảm nhận của em về đoạn thơ trên. Qua hình ảnh người lính lái xe trong đoạn thơ, em hãy nhận xét về vẻ đẹp của người lính trong cuộc kháng chiến chống Mỹ.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 năm 2022 – 2023 trường THPT Chuyên Hà Nam Đáp án đề thi vào lớp 10 môn Văn năm 2022 tại website Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Xin Chân thành cảm ơn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *