1. Giáo án hoạt động trải nghiệm lớp 1 dùng làm gì?
Giáo án Hoạt động trải nghiệm lớp 1 là bộ giáo án được biên soạn dành riêng cho các em học sinh lớp 1 nhằm giúp các em học sinh tiếp cận kiến thức một cách chân thực và sinh động hơn. Nó bao gồm các hoạt động tương tác giữa học sinh và môi trường xung quanh, giúp học sinh hiểu các khái niệm quên đồ vật thông qua trải nghiệm thực tế. Cụ thể, giáo dục trải nghiệm lớp 1 giúp học sinh tiếp cận các kỹ năng sống thiết yếu như kỹ năng giao tiếp, tư duy logic, kỹ năng quan sát, thích nghi với môi trường mới cũng như giáo viên dạy các môn cơ bản như toán, tiếng Việt, môi trường tự nhiên xã hội. Bên cạnh đó, bộ giáo án hoạt động trải nghiệm lớp 1 còn giúp học sinh phát triển tư duy sáng tạo, khả năng tư duy độc lập cũng như khả năng làm việc nhóm. Từ đó, giúp học sinh có khả năng vận dụng những điều đã học vào thực tế, giúp các em đạt kết quả tốt trong học tập và phát triển toàn diện.
Giáo án Hoạt động trải nghiệm lớp 1 được sử dụng nhằm giúp học sinh lớp 1 có những hoạt động trải nghiệm thực tế, đa dạng, phù hợp với lứa tuổi. Giáo án này thường sử dụng các phương pháp học tập tích cực, khơi dậy tính tò mò, ham học của học sinh bằng các hoạt động thực hiện, trò chơi, thí nghiệm, thí nghiệm. Cụ thể, giáo dục hoạt động trải nghiệm lớp 1 giúp học sinh:
– Phát triển kỹ năng tư duy sáng tạo và khám phá thế giới xung quanh bằng cách thực hiện các hoạt động thực tế.
– Phát triển kỹ năng làm việc nhóm, giao tiếp và chia sẻ thông tin.
– Nâng cao năng lực giải quyết vấn đề và suy luận logic của học sinh.
– Xây dựng tính độc lập, sáng tạo và phát huy tinh thần nghiên cứu khoa học.
Các hoạt động trong trải nghiệm giáo dục lớp 1 có thể bao gồm:
– Thực hiện các hoạt động thực tế như tham quan, trồng cây, nuôi thú cưng, khám phá nghề nghiệp của bố mẹ…
– Thực hiện các trò chơi giúp rèn luyện sự khéo léo, linh hoạt, sáng tạo.
– Thực hiện được các thí nghiệm đơn giản để khám phá và tìm hiểu các hiện tượng khoa học.
– Các hoạt động văn nghệ, âm nhạc, hội họa nhằm phát triển óc sáng tạo, phát hiện năng khiếu của học sinh.
Nhìn lại, giáo án hoạt động trải nghiệm lớp 1 giúp tạo môi trường học tập thú vị, đa dạng, kích thích sự phát triển toàn diện của học sinh lớp 1.
2. Giáo án Hoạt động trải nghiệm lớp 1 sách Kết nối tri thức:
2.1. Giáo án môn Hoạt động trải nghiệm theo chương trình mới:
Giáo án môn Hoạt động trải nghiệm theo chương trình mới
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
CHỦ ĐỀ: EM QUÝ TRỌNG BẢN THÂN
TUẦN: 18 BÀI 12: GIỮ VỆ SINH CÁ NHÂN
Ngày dạy:……
I. MỤC TIÊU:
– Kể tên và nhận diện đươc những việc cần làm để giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ;
– Thực hiện được một số việc làm thể hiện giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ hằng ngày phù hợp với lứa tuổi;
– Rèn luyện thói quen tự giác, tự lực, có trách nhiệm trong việc giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ hằng ngày.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
– Đồ dùng đánh răng, rửa mặt, rửa tay. Xô đựng nước và nước sạch.
– Truyện ngụ ngôn Gấu con bị sâu răng; bài hát Rửa mặt như mèo (sáng tác: Hàn Ngọc Bích); video, tranh ảnh hướng dẫn cách đánh răng, rửa mặt, các bước rửa tay.
2. Học sinh:
– Nhớ lại các kiến thức đã học của môn Đạo đức, TNXH về nội dung tự chăm sóc bản thân và giữ vệ sinh cá nhân.
– Mỗi HS chuẩn bị một khăn rửa mặt cá nhân;
– Thẻ 2 mặt: 1 mặt xanh và 1 mặt đỏ;
– Mỗi tổ chuẩn bị 2 đến 3 chậu nhựa.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
TG |
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
4’ |
1. KHỞI ĐỘNG – Mở bài hát Rửa mặt như mèo (sáng tác: Hàn Ngọc Bích) cho HS nghe – Đặt câu hỏi: + Bài hát nói về điều gì? + Những ai không muốn bị chê “Rửa mặt như mèo”? – Nhận xét, giới thiệu bài.
|
– Hát theo và múa phụ họa. – Trả lời cá nhân. – Lắng nghe.
|
9’ |
2.KHÁM PHÁ – KẾT NỐI Hoạt động 1: Chia sẻ những việc cần làm để giữ vệ sinh cá nhân *Y/C HS nêu tên những việc mọi người thường làm hằng ngày để giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ. *Y/C HS quan sát tranh, suy nghĩ và chia sẻ trước lớp theo gợi ý: + Em đã tự làm được những việc nào để giữ vệ sinh cá nhân? + Kể lại cách em thực hiện 1 đến 2 việc giữ vệ sinh cá nhân mà em đã tự làm được (tên việc làm, thời gian làm việc đó trong ngày, tác dụng và các bước thực hiện việc đó – Nhận xét, tuyên dương HS. * Y/C HS quan sát nhóm hình 2 – hoạt động 1, thảo luận và sắp xếp các hình cho đúng trình tự rửa mặt. – Kết luận các bước rửa mặt. – NX, khen ngợi, động viên HS. – Gọi HS trình bày quy trình các bước rửa tay. Kết luận: Có nhiều việc các em cần làm để giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ như: đánh răng, rửa mặt, rửa tay, chân, tắm gội. Mỗi việc giữ vệ sinh cá nhân có tác dụng và cách thực hiện khác nhau. Thường xuyên thực hiện đúng cách việc giữ vệ sinh cá nhân sẽ giúp cho cơ thể luôn sạch sẽ, thơm tho, khỏe mạnh.
|
2-3 HS nêu. HS khác nhận xét, bổ sung. – Quan sát tranh, suy nghĩ trả lời theo gợi ý. – Lần lượt HS trình bày, chia sẻ trước lớp. – HS khác nhận xét và nêu cảm nghĩ của mình về việc bạn đã làm được. – Thảo luận nhóm đôi, sắp xếp các bức tranh đúng quy trình rửa mặt (4 – 3 – 1 – 2 – 5: Vò khăn bằng nước sạch – Vắt khăn – Đặt khăn vào hai lòng bàn tay – Lau sạch mắt – Lau 2 bên má, trán, mũi, cằm). – Đại diện 1 số nhóm trình bày. – Giơ thẻ xanh (đồng tình), thẻ đỏ (không đồng tình). – 2 HS trình bày. – Lắng nghe. |
9’ |
3 .THỰC HÀNH Hoạt động 2: Thực hành rửa mặt, rửa tay a, Thực hành rửa mặt – Tổ chức cho HS lên bảng thực hiện các bước rửa mặt – Nhận xét, tuyên dương. b, Thực hành rửa tay (GV tổ chức tương tự như thực hành các bước rửa mặt) – NX chung kết quả thực hành, khen ngợi, động viên HS. |
– 2-3 HS đại diện mỗi nhóm lên lần lượt thực hiện việc rửa mặt (chọn dụng cụ, đồ dùg, thực hiện các động tác rửa mặt). – HS khác nhận xét – Thực hiện theo hướng dẫn của GV. – Lắng nghe.
|
11’ |
4.VẬN DỤNG Hoạt động 3: Thực hiện các việc giữ vệ sinh cá nhân hàng ngày – Y/C HS về nhà thực hiện các việc sau: + Tự giác rửa mặt, đánh răng, rửa tay chân, tắm gội để rèn luyện thói quen giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ hằng ngày. + Nhờ bố mẹ, người lớn hướng dẫn thêm những việc bản thân chưa tự làm được hoặc làm chưa đúng trong việc vệ sinh cá nhân. + Nhờ bố mẹ, người thân đánh giá việc làm của mình để báo cáo vào giờ học sau. * Tổng kết: – Mời 1 số HS chia sẻ những điều học được và cảm nhận của các em sau khi tham gia các hoạt động. – Đưa ra thông điệp và Y/C HS nhắc lại để ghi nhớ: Hằng ngày, các em cần thực hiện các công việc giữ vệ sinh cá nhân đúng cách để giữ cho cơ thể luôn thơm tho, sạch sẽ và mạnh khỏe.
|
– Lắng nghe và thực hiện. – 1 số HS chia sẻ. – Lắng nghe và nhắc lại: ĐT – CN
|
2’ |
5. Củng cố – dặn dò -Nhận xét tiết học -Dặn dò chuẩn bị bài sau
|
– HS lắng nghe |
2.2. Sinh hoạt tập thể tuần 18:
SINH HOẠT TẬP THỂ TUẦN 18
Ngày dạy:……
I. Mục tiêu:
– Giúp HS biết được những ưu điểm và hạn chế về việc thực hiện nội quy, nề nếp trong 1 tuần học tập vừa qua.
– GDHS chủ đề Ngày hội Vì sức khỏe học đường.
– Biết được bổn phận, trách nhiệm xây dựng tập thể lớp vững mạnh, hoàn thành nhiệm vụ học tập và rèn luyện.
– Hình thành một số kỹ năng về xây dựng tập thể, kỹ năng tổ chức, kỹ năng lập kế hoạch, kỹ năng điều khiển và tham gia các hoạt động tập thể, kỹ năng nhận xét và tự nhận xét; hình thành và phát triển năng lực tự quản.
– Có ý tổ chức kỷ luật, tinh thần trách nhiệm trước tập thể, có ý thức hợp tác, tính tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể, ý thức giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp của tập thể, phấn đấu cho danh dự của lớp, của trường.
II. Đồ dùng dạy – học:
GV: băng đĩa nhạc, bảng phụ tổ chức trò chơi, bông hoa khen thưởng…
HS: Ngồi theo tổ.
III. Các hoạt động dạy – học:
TG |
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của HS |
1 phút
14 phút
8 phút
10 phút
1-2 phút |
1.Ổn định tổ chức: – GV mời lớp trưởng lên ổn định lớp học. 2. Sơ kết tuần và thảo luận kế hoạch tuần sau a/ Sơ kết tuần học * Mục tiêu: HS biết được những ưu điểm và tồn tại trong việc thực hiện nội quy lớp học. *Cách thức tiến hành: – Lớp trưởng mời lần lượt các tổ trưởng lên báo cáo, nhận xét kết quả thực hiện các mặt hoạt động của tổ mình trong tuần qua. + Lần lượt các tổ trưởng lên báo cáo, nhận xét kết quả thực hiện các mặt hoạt động trong tuần qua. Sau báo cáo của mỗi tổ, các thành viên trong lớp đóng góp ý kiến. – Lớp trưởng nhận xét chung tinh thần làm việc của các tổ trưởng và cho lớp nêu ý kiến bổ sung (nếu có). Nếu các bạn không còn ý kiến gì thì cả lớp biểu quyết thống nhất với nội dung mà tổ trưởng đã báo cáo bằng một tràng pháo tay (vỗ tay). – Lớp trưởng tổng kết và đề xuất tuyên dương cá nhân, nhóm điển hình của lớp; đồng thời nhắc nhở các cá nhân, nhóm, cần hoạt động tích cực, trách nhiệm hơn (nếu có). – Lớp trưởng mời giáo viên chủ nhiệm cho ý kiến Dựa trên những thông tin thu thập được về hoạt động học tập và rèn luyện của lớp, giáo viên chủ nhiệm góp ý, nhận xét và đánh giá về: + Phương pháp làm việc của ban cán sự lớp; uốn nắn điều chỉnh để rèn luyện kỹ năng tự quản cho lớp. + Phát hiện và tuyên dương, động viên kịp thời các cá nhân đã có sự cố gắng phấn đấu trong tuần. + Nhắc nhở chung và nhẹ nhàng trên tinh thần góp ý, động viên, sửa sai để giúp đỡ các em tiến bộ và hoàn thiện hơn trong học tập và rèn luyện… (không nêu cụ thể tên học sinh vi phạm hay cần nhắc nhở trước tập thể lớp). + Tiếp tục rút kinh nghiệm với những kết quả đạt được đồng thời định hướng kế hoạch hoạt động tuần tiếp theo. – Lớp trưởng : Chúng em cảm ơn những ý kiến nhận xét của cô. Tuần tới chúng em hứa sẽ cố gắng thực hiện tốt hơn. b/ Xây dựng kế hoạch tuần tới * Mục tiêu: HS biết được cách lập kế hoạch trong tuần tiếp theo. *Cách thức tiến hành: – Lớp trưởng yêu cầu các tổ trưởng dựa vào nội dung cô giáo vừa phổ biến lập kế hoạch thực hiện. – Các tổ thảo luận đề ra kế hoạch tuần tới với nhiệm vụ phải thực hiện và mục tiêu phấn đấu đạt được trên tinh thần khắc phục những mặt yếu kém tuần qua và phát huy những lợi thế đạt được của tập thể lớp; phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên trong tổ. – Lớp trưởng cho cả lớp hát một bài trước khi các tổ báo cáo kế hoạch tuần tới. – Lần lượt các Tổ trưởng báo cáo kế hoạch tuần tới Sau mỗi tổ báo cáo, tập thể lớp trao đổi, góp ý kiến và đi đến thống nhất phương án thực hiện. – Lớp trưởng: Nhận xét chung tinh thần làm việc và kết qủa thảo luận của các tổ. Các bạn đã nắm được kế hoạch tuần tới chưa? (Cả lớp trả lời) – Lớp trưởng: Chúng ta sẽ cùng nhau cố gắng thực hiện nhé! Bạn nào đồng ý cho 1 tràng pháo tay – Lớp trưởng: mời giáo viên chủ nhiệm cho ý kiến. – Giáo viên chốt lại và bổ sung kế hoạch cho các ban. 3. Sinh hoạt theo chủ đề: Ngày Hội vì sức khỏe học đường. – Tìm hiểu những việc cần làm để có sức khỏe tốt. – Tham gia đồng diễn thể dục – Y/CHS chia sẻ + Những điều em đã học và cảm nhận được trong Ngày hộiVì sức khỏe học đường. + Những việc đã làm được ở gia đình để giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ. + Cảm nhận của bản thân khi làm được những việc đó. + Hát, múa bài: Cô dạy em bài thể dục buổi sáng. ĐÁNH GIÁ Cá nhân tự đánh giá -GV hướng dẫn HS tự đánh giá theo các mức độ dưới đây: -Tốt: Thường xuyên thực hiện được các yêu cầu sau: + Tự làm được những việc giữ vệ sinh cá nhân hàng ngày. + Giữ vệ sinh cá nhân đúng cách, sạch sẽ. + Tự giác thực hiện việc giữ vệ sinh cá nhân. -Đạt: Thực hiện được các yêu cầu trên nhưng chưa thường xuyên. -Cần cố gắng: Chưa thực hiện được đầy đủ các yêu cầu trên, chưa thể hiện rõ, chưa thường xuyên. b) Đánh giá theo tổ/ nhóm -GV HD tổ trưởng/ nhóm trưởng điều hành để các thành viên trong tổ/ nhóm đánh giá lẫn nhau về các nội dung sau: _ Có chủ động thực hiện các nhiệm vụ được giao không _ Thái độ tham gia hoạt động có thích cực, tự giác, hợp tác, trách nhiệm,…hay không. c) Đánh giá chung của GV GV dựa vào quan sát, tự đánh giá của từng cá nhân và đánh giá của các tổ/nhóm để đưa ra nhận xét, đánh giá chung 4.Củng cố – dặn dò – Nhận xét tiết học của lớp mình – GV dặn dò nhắc nhở HS
|
– HS hát một số bài
– Các tổ trưởng nêu ưu điểm và tồn tại việc thực hiện hoạt động của tổ.
– Lớp trưởng nhận xét chung cả lớp.
– HS nghe
– HS nghe
– HS nghe
– Các tổ thực hiện theo. – Các tổ thảo luận và nêu kế hoạch tuần tới.
– Tổ trưởng lên báo cáo
|
3. SGK Hoạt động trải nghiệm lớp 1 sách Kết nối tri thức với cuộc sống:
Sách Hoạt động trải nghiệm 1 là một trong những cuốn sách được biên soạn trong bộ sách Kết nối tri thức vào đời. Cuốn sách Hoạt động trải nghiệm 1 bao gồm 9 chủ đề, mỗi chủ đề có các bài học được thực hiện trong suốt cả tuần. Mỗi tuần, các con được trải nghiệm qua nhiều hoạt động: sinh hoạt dưới cờ, hoạt động trải nghiệm theo chủ đề và sinh hoạt lớp.
Đánh giá các hoạt động theo mục tiêu đặt ra ở mức độ 3:
– Tốt (thực hiện tốt mọi yêu cầu, diễn đạt rõ ràng, chính quy);
– Hài lòng (đạt yêu cầu, có thể hiện nhưng không thường xuyên);
– Cần nỗ lực (các yêu cầu chưa được đáp ứng đầy đủ, không xác định và không thường xuyên).
Thông qua các trải nghiệm tích cực, giáo viên giúp trẻ khám phá kiến thức hiện có để kết nối với những trải nghiệm mới mà trẻ cần đón nhận. Chúng được thực hiện thông qua việc áp dụng những kinh nghiệm mới để giải quyết những vấn đề có thể gặp phải trong cuộc sống; từ đó vận dụng những kinh nghiệm mới đó vào cuộc sống hàng ngày trong gia đình và xã hội để hình thành kỹ năng, hành vi, thói quen tích cực, phát triển tình cảm, niềm tin vào các giá trị trong cuộc sống.