Phân tích hình tượng những chiếc xe không kính hay nhất

Phân tích hình tượng những chiếc xe không kính hay nhất
Bạn đang xem: Phân tích hình tượng những chiếc xe không kính hay nhất tại truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn

1. Dàn bài hướng dẫn phân tích hình tượng những chiếc xe không kính:

1.1. Mở bài:

– Giới thiệu khái quát về “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” và nhà thơ Phạm Tiến Duật

– Giới thiệu sơ lược về hình tượng những chiếc xe không kính trong bài thơ

1.2. Thân bài:

a. Hình tượng chiếc xe không kính là hình ảnh thực:

+ Những chiếc xe không kính là hình ảnh thực của những tiểu đoàn xe hoạt động trên tuyến đường Trường Sơn.

+ Những chiếc xe chở hàng nhằm thực hiện nhiệm vụ chi viện cho miền Nam đánh Mỹ.

b. Hình tượng chiếc xe không kính gợi sự tàn khốc của hiện thực chiến tranh:

– Hình tượng những chiếc xe không kính được miêu tả một cách trần trụi và chân thực: “Bom giật, bom rung” và điệp từ “không có” cùng biện pháp liệt kê đã nhấn mạnh những thiếu thốn cùng sự khốc liệt của cuộc chiến tranh đã khiến những chiếc xe trở nên trần trụi.

– Hình tượng những chiếc xe phản ánh sự tàn phá khốc liệt của cuộc kháng chiến chống Mỹ của dân tộc.

c. Hình tượng chiếc xe không kính làm nổi bật vẻ đẹp của những người lính lái xe:

– Vẻ đẹp của tư thế hiên ngang, ung dung khi lái xe của những người lính, hiên ngang vượt qua mọi khó khăn.

– Vẻ đẹp của tinh thần dũng cảm, bất chấp hiểm nguy.

– Vẻ đẹp của tình đồng chí, đồng đội keo sơn, gắn bó.

– Vẻ đẹp của tinh thần yêu nước và lí tưởng cách mạng của những người lính cụ Hồ.

1.3. Kết bài:

– Khái quát ý nghĩa của hình ảnh những chiếc xe không kính trong bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”.

2. Bài hướng dẫn phân tích hình tượng những chiếc xe không kính hay nhất:

“Đêm nay trên đường hành quân ra mặt trận.

Trùng trùng đoàn quân tiến bước theo con đường của Bác”

(trích “Bác đang cùng chúng cháu hành quân”).

Những câu ca quen thuộc của Huy Thục sáng tác đã tái hiện thành công những đoàn quân ra trận với trái tim nhiệt huyết mãnh liệt. Trên những tuyến đường hành quân đó, không chỉ có những đoàn bộ đội, dân công mà còn có những tiểu đoàn xe “bon bon” thực hiện nhiệm vụ kháng chiến. Điều này cũng được tác giả Phạm Tiến Duật làm nổi bật thông qua “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”.  Bài thơ đã tạo nên một hình tượng độc đáo, đặc sắc và giàu ý nghĩa về hình tượng những chiếc xe không kính trong những năm tháng kháng chiến chống Mỹ ác liệt.

Những chiếc xe không kính là hình ảnh thật sự, rất quen thuộc và đặc trưng trong những năm kháng chiến chống Mỹ. Trên tuyến đường Trường Sơn, những chiếc xe tiếp tế vẫn tiếp tục thẳng tiến vượt qua những hiểm nguy để thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ miền Nam đánh Mỹ. Bên cạnh chứa đựng lương thực, thực phẩm, vũ khí và đạn dược, những chiếc xe còn mang trong mình sự quan tâm, giúp đỡ và chia sẻ của miền Bắc đối với “miền Nam ruột thịt”. Dù gặp bao nhiêu khó khăn, hình ảnh những chiếc xe vẫn kết nối với sự xông pha và chiến đấu hết mình, như thể được miêu tả trong ca khúc “Chào em cô gái Lam Hồng” của nhạc sĩ Ánh Dương:

“Xe ta bon trên những dặm đường giữa làng quê ta băng qua bao suối đèo, đồi nương (mà) xe ta bon ra chiến trường”.

Thêm nữa, hình tượng những chiếc xe không kính đã gợi lên hiện thực tàn khốc cũng như những khắc nghiệt, gian khổ, thiếu thốn của cuộc sống nơi chiến trường. Ngay từ những câu thơ đầu tiên, nhà thơ Phạm Tiến Duật đã giúp người đọc hình dung được hình ảnh thực của chúng:

“Không có kính không phải vì xe không có kính
Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi”

Bài thơ của tác giả Phạm Tiến Duật đã thành công trong việc tái hiện hình ảnh của tiểu đoàn xe không kính trong chiến tranh chống Mỹ. Từ cách sử dụng lối nói khẩu ngữ, tác giả đã khẳng định sự thiếu thốn kính của những chiếc xe, bởi những bom giật bom rung đã khiến chúng vỡ tan. Cùng với đó, những câu thơ ngắn gọn như “Không có kính, ừ thì có bụi/Bụi phun tóc trắng như người già” hay “Không có kính, ừ thì ướt áp/Mưa tuôn, mưa xối như ngoài trời” cũng gợi lên cho người đọc biết bao nỗi đau khổ, gian khó mà những người lính trên chiếc xe không kính đã phải chịu đựng và vượt qua trong những ngày tháng đau khổ của

Biện pháp điệp cấu trúc câu “Không có…, ừ thì” kết hợp với những hình ảnh thiên nhiên Trường Sơn “gió”, “bụi”, “mưa” trong biện pháp tu từ so sánh: “Bụi phun tóc trắng như người già”, “Mưa tuôn, mưa xối như ngoài trời” đã làm nổi bật sự khắc nghiệt của thiên nhiên trên tuyến đường vận chuyển, cũng như những hiểm nguy của cuộc chiến đấu. Và đi qua lửa đạn bom rơi, những chiếc xe càng trở nên biến dạng, thiếu thốn hơn nữa:

“Không có kính, rồi xe không có đèn
Không có mui xe, thùng xe có xước”

Nhà thơ Phạm Tiến Duật đã sử dụng thành công thủ pháp liệt kê “Không có kính”, “không có đèn”, “không có mui xe”, “thùng xe có xước” để nhấn mạnh sự thiết thốn, và hình ảnh những chiếc xe không còn vẹn nguyên, trơ trọi, dần thiếu đi những bộ phận quan trọng và thiết yếu, từ đó làm nổi bật sự tàn phá dữ dội của bom đạn chiến tranh.

Nhưng, đặc biệt hơn cả, hình tượng những chiếc xe không kính còn là hình ảnh ẩn dụ biểu trưng cho vẻ đẹp của những người lính lái xe “trái tim người cầm lái”. Bên trong những chiếc xe không kính là những con người luôn nắm chắc tay lái với tư thế hiên ngang, ung dung:

“Ung dung buồng lái ta ngồi
Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng”

Mặc dù đối mặt với những hiểm nguy đang chờ đón phía trước, những người lính lái xe vẫn giữ được tinh thần lạc quan, điềm tĩnh để dũng cảm đối mặt với những gian khổ và hy sinh. Họ vượt qua những thử thách bằng thái độ bình thản, luôn tràn đầy niềm tin và hy vọng trong cuộc sống. Với lối nói khẩu ngữ đậm chất văn xuôi, tác giả đã thành công trong việc phác họa vẻ đẹp lạc quan, yêu đời và đôi chút táo bạo của những người lính lái xe. Chính bên trong những chiếc xe không kính đó, các người lính đã chia sẻ những khó khăn cùng nhau bằng tinh thần đồng đội, như việc “bắt tay nhau qua cửa kính vỡ rồi”. Đặc biệt, trái tim của những người lái xe cũng tràn đầy tình yêu quê hương, lòng nhiệt huyết và lý tưởng cách mạng cao cả, sẵn sàng hy sinh vì đất nước và dân tộc: “Chỉ cần trong xe có một trái tim, xe vẫn tiếp tục chạy vì miền Nam phía trước”.

Như vậy, thông qua hình tượng những chiếc xe không kính, nhà thơ Phạm Tiến Duật đã vẽ lên hình ảnh hiện thực khốc liệt nơi chiến trường cũng như sự tàn phá, hủy diệt của chiến tranh cùng vẻ đẹp của những người lính lái xe thời kì kháng chiến chống Mỹ. Tất cả đã được làm nổi bật thông qua thể thơ tự do, sự kết hợp nhuần nhuyễn các biện pháp tu từ và ngôn ngữ, giọng điệu thơ mang đầy sự hồn nhiên, sôi động, trẻ trung.

3. Bài hướng dẫn phân tích hình tượng những chiếc xe không kính ấn tượng nhất:

Trong văn học thời kỳ kháng chiến, viết về người lính có rất nhiều, nhưng viết những phương tiện giao thông như những chiếc xe chuyên chở lương thực, đạn dược lại rất ít. Ta có thể dễ dàng bắt gặp những chiếc xe lạ lùng trong câu ca dao:

“Xe đấu xe lạ xe lùng
Đầu xe thì bẹp, chắn bùn lại không
Chỗ ngồi như tựa bàn ch
Thùng xe gỗ mục vô cùng thảm thương
Đêm nào cũng chạy trên đường
Kế hoạch vượt mức chẳng nhường cho ai”

Góp mặt trong đề tài ấy, nhà thơ Phạm Tiến Duật cũng có một tác phẩm nói về những chiếc xe ấy mang tên “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”. Bài thơ không chỉ để lại ấn tượng trong lòng người đọc về hình ảnh những người lính lái xe dũng cảm, hiên ngang mà còn bởi hình tượng những chiếc xe vô cùng lạ và độc đáo.

Bài thơ bắt đầu với nhan đề gợi lên hình ảnh những chiếc xe không kính, tạo sự tò mò cho người đọc. Họ tò mò về hình dáng và công dụng của những chiếc xe này. Câu thơ đầu tiên bắt đầu bằng một loạt phủ định:

“Không có kính không phải vì xe không có kính

Bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi…”

Câu thơ này tạo ra một hiệu ứng như ngôn ngữ hàng ngày, và được chuyển thành thơ. Nó khẳng định rằng những chiếc xe này vẫn có kính giống như những chiếc xe thông thường khác. Câu thơ thứ hai giải thích tại sao các chiếc xe không kính lại có hình dạng như vậy: “bom giật, bom rung” đã làm kính vỡ. Sự xuất hiện của từ “bom” hai lần kết hợp với động từ giật, rung đã cho ta thấy sự tàn bạo của chiến tranh, sự tàn phá dữ dội của bom đạn, đã phá hủy những chiếc xe không kính.

Không chỉ vậy, nhà thơ còn khắc họa rõ nét sự biến dạng của những chiếc xe không kính:

“Không có kính, rồi xe không có đèn,
Không có mui xe, thùng xe có xước”

Bài thơ nhắc nhở về những khó khăn, thiếu thốn mà người chiến sĩ phải đối mặt khi bước vào chiến trường, qua các từ “không có” và liệt kê các yếu tố thiếu thốn như đèn, mui xe hay thùng xe bị xước. Những khó khăn này trở thành thử thách để thử lòng bền bỉ, kiên định của người chiến sĩ. Đồng thời, hình ảnh những chiếc xe đầy thương tích cũng cho thấy sự tàn phá khốc liệt của chiến tranh. Tuy nhiên, bên trong những chiếc xe đó vẫn chứa đựng trái tim và lý tưởng cao đẹp của những người chiến sĩ, chúng vẫn luôn sẵn sàng đến trận tuyến để chiến đấu vì miền Nam. Chiến tranh có thể phá hủy hình dạng bên ngoài của những chiếc xe, nhưng không thể xóa bỏ ý chí và nhiệt huyết trong đó.

Những chiếc xe không kính, bị tàn phá nhưng chính nó đã tạo điều kiện, cơ hội để các chiến sĩ giao hòa với thiên nhiên, hình ảnh “Những cơn gió, đàn chim, ánh sao trời ùa vào buồng lái,” đã đồng hành cùng họ trên suốt chặng đường ra mặt trận. Không chỉ vậy từ những ô cửa kính vỡ cũng là cơ hội để những người lính tiếp thêm sức mạnh cho nhau, qua những cái bắt tay đã tạo ra động lực để họ vượt qua mọi khó khăn, gian khổ.

Những chiếc xe không kính là hình tượng thơ độc đáo, nổi bật, là sáng tạo có một không hai của nền văn học Việt. Với những nét vẽ chân thực đến mức trần trụi, bức tranh kháng chiến hiện lên thật sự khốc liệtm nhưng đồng thời hình ảnh những chiếc không kính cũng trở thành bức phông nền làm nổi bật vẻ đẹp ngang tàng, ý chí chiến đấu kiên cường của những người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn năm ấy.