Rong biển kỵ gì? 3 thực phẩm, 4 nhóm người cẩn thận khi ăn

Rong biển kỵ gì? 3 thực phẩm, 4 nhóm người cẩn thận khi ăn
Bạn đang xem: Rong biển kỵ gì? 3 thực phẩm, 4 nhóm người cẩn thận khi ăn tại truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn

Rong biển chứa nhiều khoáng chất, giúp cải thiện chức năng tuyến giáp, sức khỏe tim mạch, giảm cân. Tuy nhiên, không phải ai cũng ăn được rong biển. Rong biển kỵ gì? Bạn có thuộc nhóm người không nên ăn nhiều rong biển không? Cùng Harper’s Bazaar Vietnam tìm hiểu các thông tin về loại thực vật này nhé.

Ăn rong biển có tác dụng gì?

Rong biển kỵ gì? 3 thực phẩm, 4 nhóm người cẩn thận khi ăn

Rong biển là tên gọi chung của những loài thực vật và tảo, sinh sống ở đại dương, hồ và sông. Rong biển cung cấp thức ăn và là nơi trú ẩn cho nhiều sinh vật. Đây cũng là thành phần thiết yếu của hoạt động nuôi trồng thủy sản lành mạnh. Bạn có thắc mắc rong biển kỵ gì? Rong biển có những công dụng gì cho sức khỏe? Dưới đây là một số lợi ích khi ăn rong biển.

1. Cung cấp nhiều giá trị dinh dưỡng

Rong biển chứa vitamin như A, D, E, C, B, các khoáng chất gồm canxi, kali, magie, sắt, natri, phốt pho, iốt và kẽm. Các khoáng chất này có tác dụng giúp ngăn ngừa các bệnh mãn tính như ung thư, tim mạch, béo phì.

2. Nguồn chất xơ dồi dào

Theo nghiên cứu, 5 gam rong biển có thể đóng góp 10-14% RDI (giá trị hàng ngày) chất xơ trong chế độ ăn uống. Chất xơ giúp kích thích tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón, hỗ trợ giảm cân. Đặc biệt, rong biển khô chứa 25-75% chất xơ.

3. Hỗ trợ chức năng tuyến giáp

Rong biển là một trong những nguồn giàu iốt tự nhiên nhất. Iốt là thành phần cần thiết cho sự hoạt động của tuyến giáp. Thiếu iốt có thể gây ra bướu cổ (tuyến giáp phì đại), suy giáp và các biến chứng khi mang thai.

Liều lượng khuyến cáo hàng ngày của iốt là 150 microgam đối với người lớn, 220 microgam đối với phụ nữ mang thai và 290 microgam đối với phụ nữ cho con bú. Theo nghiên cứu, 5 gam rong biển khô chứa 116 microgam iốt. Lượng iốt này tương đương 77% RDI đối với người lớn.

>>> Đọc thêm: THỊT CUA KỴ VỚI GÌ? 11 THỰC PHẨM KHÔNG NÊN KẾT HỢP VỚI CUA BIỂN

4. Hỗ trợ sức khỏe tim mạch

Axit béo omega-3 trong rong biển giúp giảm mức cholesterol trong máu. Một số nghiên cứu cho thấy rong biển có thể giảm nguy cơ bệnh tim mạch. Ngoài ra, bổ sung rong biển vào thực đơn còn giúp bạn ngăn ngừa cao huyết áp và đột quỵ.

5. Hỗ trợ giảm cân

Rong biển chứa nhiều vitamin A, giúp đốt cháy calo, ngăn chặn tích tụ mỡ thừa. Bên cạnh đó, nguồn chất xơ dồi dào trong rong biển tạo cảm giác no lâu, giảm thèm ăn. Rong biển là một trong những món ăn vặt giảm cân được chị em yêu thích.

>>> Đọc thêm: GẠO LỨT SẤY RONG BIỂN BAO NHIÊU CALO, CÓ GIẢM CÂN KHÔNG?

Rong biển kỵ gì?

Ăn rong biển có tác dụng gì?

Nhiều người thắc mắc rong biển kỵ với những gì hay rong biển khô kỵ với gì. Rong biển thường được chế biến thành các món như snack, nấu canh, rong biển cuộn thịt… Khi chế biến rong biển, bạn cần lưu ý rong biển kỵ với món gì. Từ đó, bạn sẽ có cách kết hợp đúng và đảm bảo dinh dưỡng cho món ăn.

1. Rong biển có kỵ gì không? Trà

Nhiều người có thói quen dùng trà trong hoặc sau bữa ăn. Tuy nhiên, nếu trong món ăn có rong biển, bạn nên hạn chế uống trà. Rong biển kết hợp với trà có thể khiến cơ thể khó hấp thụ sắt. Ngoài ra, hai món ăn dùng cùng lúc dễ gây khó chịu cho tiêu hóa.

2. Rong biển kỵ gì? Cam thảo

Cam thảo là thảo dược quen thuộc trong cả Đông y lẫn Tây y. Cam thảo có tác dụng chữa ho, đau họng, thanh nhiệt, tăng cường sức đề kháng. Cam thảo thường dùng để pha nước hoặc hầm các món canh bổ dưỡng. Bạn không nên ăn rong biển và cam thảo cùng lúc. Hai món này kết hợp sẽ làm giảm lượng dinh dưỡng vốn có.

3. Rong biển kỵ với cái gì? Quả hồng

Rong biển và quả hồng đều là những món ăn được yêu thích trong bữa phụ, bữa xế. Ăn rong biển cùng với hồng có thể gây khó tiêu, nặng bụng, táo bón.

Nhìn chung, các thực phẩm được liệt kê bên trên không hẳn là “đại kỵ” với rong biển. Nghĩa là sự kết hợp này không dẫn đến các biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Ăn rong biển với các món không hợp sẽ ảnh hưởng đến tiêu hóa và không hấp thụ hết dinh dưỡng. Nếu lỡ kết hợp rong biển với danh sách rong biển kỵ những gì, bạn không nên quá lo lắng nhé.

>>> Đọc thêm: LƯƠN KỴ VỚI RAU CỦ GÌ VÀ THỰC PHẨM NÀO? AI KHÔNG NÊN ĂN LƯƠN?

Rong biển kỵ gì? Những ai không nên ăn rong biển?

Những ai không nên ăn rong biển?

Rong biển không chỉ kỵ với một số thực phẩm mà còn kỵ với một vài nhóm người. Cụ thể cho thông tin rong biển kỵ gì như sau:

1. Người bị mụn nhọt

Những người bị mụn trứng cá được khuyên nên hạn chế ăn rong biển. Món ăn này có thể khiến mất cân bằng nội tiết tố, khiến tình trạng mụn nặng hơn.

2. Người mắc bệnh cường giáp

Cường giáp là tình trạng tuyến giáp hoạt động quá mức, tạo ra nhiều hormone so với nhu cầu. Nếu bị cường giáp, bạn không nên ăn rong biển. Bởi vì lượng iốt trong rong biển có thể khiến bệnh trầm trọng. Viện Y tế Quốc gia Mỹ (NIH) khuyến nghị người bệnh cường giáp chỉ nên sử dụng khoảng 0,15 mg iốt/ngày.

3. Rong biển kỵ gì? Người dễ dị ứng

Nếu có cơ địa nhạy cảm hoặc tiền sử dị ứng hải sản, bạn nên cẩn thận khi ăn rong biển. Các triệu chứng dị ứng thường gặp như nổi mẩn, đau bụng, buồn nôn, phát ban.

4. Phụ nữ có thai, trẻ nhỏ

Việc ăn rong biển với liều lượng vừa phải có thể an toàn. Đối tượng bà bầu, trẻ nhỏ không nên ăn quá nhiều rong biển. Lượng iốt trong thực phẩm này có thể gây ảnh hưởng không tốt cho cơ thể nếu tiêu thụ quá nhiều.

>>> Đọc thêm: BÍ ĐỎ KỴ GÌ? 11 THỰC PHẨM KHÔNG NÊN KẾT HỢP VỚI BÍ ĐỎ

Lưu ý khi ăn rong biển

Lưu ý khi ăn

Ngoài việc tìm hiểu rong biển kỵ gì, bạn có thể tham khảo thêm một số lưu ý khi chế biến món ăn này.

1. Không nên ăn quá nhiều

Rong biển là món ăn từ biển, nên không loại trừ khả năng chứa kim loại nặng. Mặc dù hàm lượng không đủ nhiều để gây độc hại, nhưng bạn cũng nên cẩn trọng. Ăn quá nhiều rong biển còn khiến cơ thể tích tụ nhiều muối. Bạn chỉ nên ăn khoảng 2 bữa rong biển 1 tuần thôi nhé.

2. Chọn rong biển chất lượng

Bạn nên chọn rong biển nguyên chất và tự chế biến. Các loại rong biển tẩm thêm hương liệu, phụ gia có thể không đảm bảo an toàn và dinh dưỡng.

3. Không nấu quá lâu

Khi chế biến rong biển, bạn không nên nấu quá lâu. Nhiệt độ cao dễ khiến rong biển mất chất và trở nên quá mềm. Cách tốt nhất là bạn nấu rong biển trong nước sôi cho đến khi vừa chín tới.

4. Không ngâm lâu trong nước

Ngâm rong biển khô trong nước quá lâu cũng có thể làm mất chất dinh dưỡng. Bạn chỉ nên ngâm từ 5 – 10 phút cho đến khi rong nở đều. Ngoài ra, bạn có thể nấu cùng dầu mè hoặc gừng để giảm mùi tanh của rong.

Rong biển là món ăn cung cấp nhiều chất bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, nếu không chế biến đúng cách, bạn có thể gặp các phản ứng không mong muốn. Rong biển kỵ gì hay canh rong biển kỵ với gì? Hy vọng, các thông tin trong bài đã giúp bạn có được câu trả lời.

>>> Đọc thêm: CÁ HỒI KỴ VỚI RAU GÌ? NHỮNG LƯU Ý KHI CHẾ BIẾN CÁ HỒI CẦN BIẾT

Tạp chí thời trang Harper’s Bazaar