So sánh cách mạng Tân Hợi và cách mạng tháng Mười Nga

So sánh cách mạng Tân Hợi và cách mạng tháng Mười Nga
Bạn đang xem: So sánh cách mạng Tân Hợi và cách mạng tháng Mười Nga tại truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn

1. Khái quát về Cách mạng Tân Hợi Trung Quốc (1911):

Cách mạng Tân Hợi hay (Cách mạng Trung Quốc hoặc Cách mạng năm 1911): là cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở Trung Quốc do những người trí thức cấp tiến ở trong giai cấp tư sản và tiểu tư sản Trung Quốc lãnh đạo, với đại đa số là người Hán nhằm lật đổ triều đại Mãn Thanh.

1.1. Nguyên nhân lịch sử:

Ngày 9 – 5 – 1911, chính quyền Mãn Thanh ban hành sắc lệnh “Quốc hữu hóa đường sắt”. Bản chất là trao quyền kinh doanh đường sắt cho các nước đế quốc, bán rẻ quyền lợi dân tộc dẫn đến nhân dân bất mãn mẫu thuẫn trở lên gay gắt

=> Đây là sự kiện này đã châm ngòi cho cách mạng Tân Hợi bùng nổ.

1.2. Diễn biến cách mạng:

Ngày 10 – 10 – 1911, Cách mạng Tân Hợi bùng nổ và giành thắng lợi đầu tiên tại Vũ Xương, sau đó lan sang tất cả các tỉnh miền Nam và miền Trung của Trung Quốc.

Ngày 29 – 12 – 1911, Chính phủ lâm thời bấy giờ tuyên bố thành lập Trung Hoa Dân quốc và bầu Tôn Trung Sơn làm Tổng thống.

Tháng 2 – 1912, Tôn Trung Sơn đã phạm phải sai lầm nghiêm trọng là thương lượng với Viên Thế Khải, đồng ý nhường cho ông ta lên làm Tổng thống Cách mạng coi như chấm dứt.

1.3. Ý nghĩa cuộc cách mạng:

Cách mạng Tân Hợi là một cuộc cách mạng dân chủ tư sản góp phần lật đổ chế độ phong kiến chuyên chế Mãn Thanh, thành lập Trung Hoa Dân quốc, tạo điều kiện cho nền kinh tế Tư bản chủ nghĩa ở Trung Quốc phát triển thời bấy giờ. 

Cách mạng này có ảnh hưởng sâu sắc đến phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á, trong đó có Việt Nam.

Tuy nhiên, cách mạng Tân Hợi vẫn còn nhiều hạn chế như: 

– Không nêu vấn đề đánh đuổi đế quốc thực dân.

– Không tích cực chống đối và xóa bỏ chế độ phong kiến đến cùng. 

– Không giải quyết được triệt để vấn đề ruộng đất cho nông dân, mang lại lợi ích cho người nông dân.

2. Khái quát về Cách mạng Tháng Mười Nga (1917): 

Cách mạng Tháng Mười Nga (với tên gọi chính thức Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười vĩ đại) và thường được gọi là Cuộc nổi dậy tháng Mười,  là một sự kiện đánh dấu sự ra đời của nước Nga Xô Viết:

2.1. Nguyên nhân lịch sử:

Cách mạng dân chủ tư sản tháng Hai năm 1917 đã lật đổ chế độ Nga hoàng, song cục diện chính trị ở Nga thời bấy giờ tồn tại hai chính quyền song song tồn tại – Chính phủ lâm thời của giai cấp tư sản và các Xô viết đại biểu công nhân, nông dân và binh lính đấu tranh. 

Trước tình thế đó, Lê-nin và Đảng Bôn-sê-vích đã chuẩn bị kế hoạch tiếp tục làm cách mạng, dùng bạo lực lật đổ Chính phủ lâm thời, chấm dứt tình trạng hai chính quyền song song tồn tại.

Trong khi đó, chính phủ lâm thời Nga bấy giờ vẫn theo đuổi cuộc chiến tranh đế quốc, bất chấp sự phản đối mạnh mẽ của quần chúng nhân dân.

2.2. Diễn biến cách mạng:

Đầu tháng 10, không khí cách bùng nổ bao trùm khắp nước Nga.

Ngày 7-10 (tức ngày 20-10), Lê-nin bí mật rời Phần Lan về Pê-tơ-rô-grát, trực tiếp chỉ đạo việc chuẩn bị khởi nghĩa giành chính quyền; thành lập những đội cận vệ đỏ; kế hoạch khởi nghĩa được vạch ra cụ thể, chu đáo và được quyết định hết sức nhanh chóng.

Đêm 24 – 10 (tức ngày 6 – 11), Lê-nin trực tiếp đến điện Xmô-nưi chỉ huy cuộc khởi nghĩa. Ngay đêm đó, quân khởi nghĩa chiến thắng và chiếm được toàn bộ Pê-tơ-rô-grát và bao vây Cung điện Mùa Đông, nơi ẩn náu cuối cùng của Chính phủ tư sản.

Đêm 25 – 10 (tức ngày 7 -11), Cung điện Mùa Đông bị chiếm, các bộ trưởng của Chính phủ Nga bị bắt, Chính phủ lâm thời tư sản sụp đổ hoàn toàn.

Tiếp đó, cuộc khởi nghĩa giành thắng lợi ở Mát-xcơ-va và đến đầu năm 1918, Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười đã giành được thắng lợi toàn thắng trên đất nước Nga rộng lớn.

2.3. Kết quả:

+ Cách mạng tháng Mười đã giúp nước Nga lật đổ được chính phủ lâm thời tư sản.

+ Chính quyền cách mạng thuộc về tay vô sản, thành lập nên nước Nga Xô viết. 

3. So sánh Cách mạng Tân Hợi Trung Quốc (1911) và Cách mạng tháng 10 Nga(1917):

3.1. Điểm giống nhau:

– Sự thành công của hai cuộc cách mạng đều giúp đánh đổ chế độ phong kiến, thành lập chính quyền mới.

3.2. Điểm khác nhau:

Nội dung

Cách mạng Tân Hợi

Cách mạng tháng 10 Nga

Nhiệm vụ

Lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế Mãn Thanh thời bấy giờ

Lật đổ chính phủ lâm thời của giai cấp tư sản ở Nga

Lãnh đạo

Giai cấp tư sản dưới sự lãnh đạo của Tôn Trung Sơn

Giai cấp vô sản dưới sự lãnh đạo của Lênin

Lực lượng

Nông dân, tư sản, tiểu tư sản

Công nhân, nông dân, binh lính

Chính quyền nhà nước

Chính quyền tư sản

Chính quyền vô sản

Tính chất

cuộc cách mạng dân chủ tư sản chưa triệt để

Cách mạng xã hội chủ nghĩa

Học thuyết cách mạng

Chủ nghĩa tam dân

Chủ nghĩa Mác lênin

Mục tiêu

Đánh đổ triều đại Mãn Thanh, thiết lập chế độ Cộng hoà, bình quân địa quyền

Đánh đổ chính phủ lâm thời tư sản Nga, thành lập chính quyền cách mạng Viết

Kết quả

Lập đổ phong kiến Mãn Thanh, thành lập Trung Hoa Dân Quốc, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển trong giai đoạn tiếp.

Đánh đổ chính phủ lâm thời tư sản, thành lập chính quyền Xô – Viết, thành lập nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên Thế Giới.

 4. Một số bài tập vận dụng:

Câu 1: Điều ước Tân Sửu mà triều đình Mãn Thanh kí với các nước khiến Trung Quốc trở thành:

A. Một nước độc lập

B. Nước nửa thuộc địa, nửa phong kiến

C. Trở thành một nước tư bản chủ nghĩa lệ thuộc vào các nước đế quốc

D. Một nước thuộc địa của các nước đế quốc

Đáp án đúng: B

Câu 2: Tính chất của cuộc Cách mạng Tân Hợi là?

A. Cách mạng dân chủ tư sản.

B. Cách mạng xã hội chủ nghĩa.

C. Đấu tranh giải phóng dân tộc

D. Cách mạng tư sản kiểu mới.

Đáp án đúng: A.

Câu 3: Từ giữa thế kỉ XIX Trung Quốc đặt dưới sự cai trị của:

A. Nhà Minh

B. Nhà Mãn Thanh

C. Nhà Đường

D. Nhà Tống

Đáp án đúng: B

Câu 4: Hiệp ước Nam Kinh mà chính quyền Mãn Thanh kí với thực dân Anh đã;

A. Biến Trung Quốc thành một nước thuộc địa của thực dân Anh

B. Biến Trung Quốc thành một nước nửa phong kiến, nửa thuộc địa

C. Biến Trung Quốc thành một nước thuộc địa của thực dân Anh và các nước phương Tây

D. Biến Trung Quốc thành một nước phụ  thuộc của Anh

Đáp án đúng: A

Câu 5: Đến cuối thế kỉ XIX Đức xâm chiếm khu vực nào ở Trung Quốc

A. Vùng Sơn Đông

B. Vùng châu thổ sông Dương Tử

C. Vùng Đông Bắc

D. Thành phố Bắc Kinh

Đáp án đúng: D

Câu 6: Cuộc khởi nghĩa Thái bình Thiên quốc ở Trung quốc kéo dài bao nhiêu năm?

A. 20 năm

B. 15 năm

C. 14 năm

D. 24 năm

Đáp án đúng: C

Câu 7: Cuộc chiến tranh mà thực dân Anh tiến hành xâm lược Trung Quốc có tên gọi:

A. Chiến tranh lạnh

B. Chiến tranh thuốc phiện

C. Chiến tranh cục bộ

D. Chiến tranh vũ khí

Đáp án đúng:  B

Câu 8: Ngày 1/1/1851 tại Trung Quốc nổ ra cuộc khởi nghĩa nào?

A. Khởi nghĩa Hồng Tú Toàn

B. Khởi nghĩa của Khang Hữu Vi và Lương Khải Siêu

C. Khởi nghĩa của nông dân Thái bình Thiên quốc

D. Khởi nghĩa của Nghĩa Hoà Đoàn

Đáp án đúng: C

Câu 9: Sự kiện lịch sử nào sao đây diễn ra vào năm 1864 ở Trung Quốc?

A. Cuộc khởi nghĩa Thái Bình Thiên Quốc bị thất bại

B. Cuộc vận động Duy Tân của Khang Hữu Vi và Lương Khải Siêu

C. Từ Hy Thái Hậu làm cuộc chính biến, ra lệnh bắt vua Quang Tự

D. Trung Quốc Đồng minh hội phát động khởi nghĩa Vũ Xương

Đáp án đúng: A

Câu 10: Giai cấp tư sản Trung Quốc ra đời từ

A. Đầu thế kỉ XIX

B. Giữa thế kỉ XIX

C. Cuối thế kỉ XIX

D. Đầu thế kỉ XX

Đáp án đúng: C

Câu 11: Thể chế chính trị của nước Nga sau Cách mạng 1905 -1907:

A. Dân chủ tư sản

B. Dân chủ cộng hoà

C. Quân chủ lập hiến

D. Quân chủ chuyên chế

Đáp án đúng: D

Câu 12: Yếu tố kìm hãm sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Nga đầu thế kỉ XX là:

A. Làn sóng phản đối của nhân dân lan rộng

B. Chính sách thỏa hiệp với bên ngoài của Chính phủ

C. Sự phát triển mạnh mẽ của phong trào công nhân

D. Sự tồn tại của chế độ quân chủ và những tàn tích phong kiến

Đáp án đúng: D

Câu 13: Sau cuộc Cách mạng 1905 – 1907 người đứng đầu nước Nga là:

A. Nga hoàng Nicolai I

B. Nga hoàng Nicolai II

C. Nga hoàng Alexander III

D. Nga hoàng Alexandrovic

Đáp án đúng: B

Câu 14: Tôn chỉ của Học thuyết tam dân là

A. Đánh đuổi đế quốc, xoá bỏ ngôi vua, thiết lập dân quyền

B. Dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc

C. Dân tộc độc lập, dân quyền hạnh phúc, dân sinh tự do

D. Tự do dân chủ cơm áo hoà bình

Đáp án đúng: B

Câu 15: Tình hình nước Nga khi tham gia chiến tranh thế giới thứ nhất:

A. Nhân dân tin tưởng ủng hộ Nga hoàng

B. Địa vị kinh tế, chính trị của nước Nga được tăng cường

C. Vơ vét được nhiều tài nguyên của các nước bại trận

D. Kinh tế suy sụp, nạn đói khắp nơi, quân đội thua trận liên tiếp.

Đáp án đúng: D

Câu 16: Thái độ của các tầng lớp nhân dân Nga khi Nga hoàng tham gia cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất

A. Ủng hộ Nga hoàng mở rộng lãnh thổ

B. Phản đối chiến tranh, đòi lật đổ chế độ Nga hoàng

C. Yêu cầu Nga hoàng phải tiến hành cuộc cải cách

D. Biểu tình đòi Nga hoàng phải nhường ngôi.

Đáp án đúng: B