Tại sao sự phát triển ngành lâm nghiệp có ảnh hưởng lớn đến bảo vệ đa dạng sinh học?

Tại sao sự phát triển ngành lâm nghiệp có ảnh hưởng lớn đến bảo vệ đa dạng sinh học?
Bạn đang xem: Tại sao sự phát triển ngành lâm nghiệp có ảnh hưởng lớn đến bảo vệ đa dạng sinh học? tại truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn

1. Tại sao sự phát triển ngành lâm nghiệp có ảnh hưởng lớn đến bảo vệ đa dạng sinh học?

A. Đây là môi trường để các loài sinh vật có thể phát triển

B. Môi trường để các loài sinh vật có thể phát triển và tiến hóa

C. Môi trường tốt nhất để các loài sinh vật có thể phát triển, tiến hóa một cách tự nhiên và không hoặc ít có sự tác động của con người

D. Môi trường không chịu sự tác động của con người

Đáp án đúng là đáp án C

+ Lâm nghiệp phối hợp chặt chẽ giữa việc trồng, bảo vệ và khai thác rừng một cách hợp lý; ban hành nhiều chính sách nhằm hỗ trợ cho việc quản lý và bảo vệ rừng. Nhờ đó, diện tích rừng được khôi phục đáng kể.

+ Rừng có vai trò quan trọng như cung cấp thức ăn, nơi ở, dưỡng khí; bảo vệ điều kiện khí hậu và môi trường,… cho các sinh vật sống -> bảo vệ đa dạng sinh học.

+ Sự phát triển của ngành lâm nghiệp có ảnh hưởng to lớn đến việc bảo vệ đa dạng sinh học vì đây là môi trường tốt nhất để các loài sinh vật có thể phát triển, tiến hóa một cách tự nhiên và không hoặc ít sự tác động của con người. Sự phát triển của ngành lâm nghiệp có vai trò trong việc bảo tồn các loài sinh vật rừng, sinh vật hoang dã, từ đó ảnh hưởng đến việc bảo vệ đa dạng sinh học

=> Như vậy, sự phát triển của ngành Lâm nghiệp có ảnh hưởng to lớn đến việc bảo vệ đa dạng sinh học.

2. Các khuyến nghị chung cho việc lồng ghép đa dạng sinh học vào chính sách và các hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học của ngành Lâm nghiệp:

Rất nhiều ngành kinh tế có tác động trực tiếp và gián tiếp tới đa dạng sinh học và có tác động của các ngành là khác nhau. Do đó, sẽ có thể có nhiều khuyến nghị được đưa ra. Dưới đây là mười khuyến nghị được đề xuất dựa trên các kết quả của nghiên cứu này:

+ Đầu tiên, mối đe dọa rõ nhất của nhiều ngành kinh tế đối với đa dạng sinh học là việc chuyển đổi sử dụng đất. Do đó, điều quan trọng là xây dựng các chính sách chắc chắn và nghiêm túc thực thi pháp luật để kiểm soát chặt chẽ việc chuyển đổi đất rừng. Điều này yêu cầu rà soát và hoàn thiện khung pháp lý về đánh giá rừng khi chuyển mục đích sử dụng rừng, ví dụ: bên cạnh các chỉ tiêu về diện tích rừng và trữ lượng rừng, cần bổ sung các chỉ tiêu đa dạng sinh học vào kết quả điều tra rừng trong hồ sơ chuyển mục đích sử dụng rừng

+ Cần có chính sách trồng làm giàu rừng trong rừng đặc dụng. Theo các chính sách hiện hành, hoạt động này không được phép thực hiện trong các khu rừng đặc dụng, tuy nhiên thực tế một số loài thực vật bản địa đặc hữu chỉ phù hợp với điều kiện nơi chúng sinh trưởng trước đó.

+ Xây dựng chính sách mớ để hỗ trợ các cộng đồng vùng đệm của khu bảo tồn và cần xem xét đến các cộng đồng sống trong hoặc gần rừng phòng hộ.

+ Kinh phí hỗ trợ để trồng rừng đặc dụng, rừng phòng hộ ven biển phải là khoản đầu tư thay vì khoản hỗ trợ như các chính sách hiện hành. Định mức đầu tư cần cập nhật theo tình hình kinh tế mới.

+ Cập nhật định mức bảo vệ rừng mới. Định mức hiện tại là 300.000 đồng – 400.000 đồng là thấp

+ Cần có hướng dẫn xây dựng kế hoạch khai thác LSNG bền vững, bao gồm chế độ báo cáo khối lượng LSNG thu hoạch hàng năm

+ Chú trọng tới việc phân bố ngân sách nhà nước cho các lĩnh vực liên quan đến đa dạng sinh học như kiểm kê đa dạng sinh học, xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học nghiên cứu về khoa học, thiết bị hiện đại để giám sát đa dạng sinh học và cơ sở hạ tầng cho đa dạng sinh học khác

+ Tăng cường các thỏa thuận chính trị về hợp tác đa phương và song phương và thúc đẩy hợp tác với các nước láng giềng nhằm kiểm soát khai thác và buôn bán trái phép (gỗ và động vật hoang dã) và thúc đẩy bảo tồn đa dạng sinh học

+ Cung cấp hỗ trợ và tư vấn giáo dục pháp luật cần thiết cho cộng đồng để nâng cao nhận thức về quyền hợp pháp và cơ chế khắc phục các vấn đề liên quan đến đa dạng sinh học

+ Cần có đánh giá kỹ lưỡng hơn về cả quy mô và mức độ các tác động của hoạt động sản xuất lâm nghiệp đối với đa dạng sinh học trên phạm vi toàn quốc để trên cơ sở đó xây dựng các mô hình cam kết tự nguyện hướng đến giảm thiểu các tác động tiêu cực đối với đa dạng sinh học và dần phục hồi thiên nhiên

+ Cần có cơ chế tài chính và các hướng dẫn liên quan để thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp bền vững và nông nghiệp không mất rừng

3. Một số câu hỏi trắc nghiệm kèm theo đáp án:

Câu 1: Đa dạng sinh học không biểu hiện ở tiêu chí nào sau đây?

A. Đa dạng nguồn gen

B. Đa dạng hệ sinh thái

C. Đa dạng loài

D. Đa dạng môi trường

=> Đáp án đúng là đáp án A

Câu 2: Biện pháp nào sau đây không phải là bảo vệ đa dạng sinh học?

A. Nghiêm cấm phá rừng để bảo vệ môi trường sống của các loài sinh vật

B. Cấm săn bắt, buôn bán, sử dụng trái phép các loài động vật hoang dã

C. Tuyên truyền, giáo dục rộng rãi trong nhân dân để mọi người tham gia bảo vệ rừng

D. Dừng hết mọi hoạt động khai thác động vật, thực vật của con người

=> Đáp án đúng là đáp án D

Câu 3: Hành động nào dưới đây là hành động bảo vệ đa dạng sinh học?

A. Đốt rừng làm nương rẫy

B. Xây dựng nhiều đập thủy điện

C. Trồng cây gây rừng

D. Khai thác tối đa nguồn tài nguyên rừng

=> Đáp án đúng là đáp án C

Câu 4: Mục tiêu nào sau đây không phải của Công ước CBD (Convention on Biological Diversity)?

A. Bảo toàn đa dạng sinh học

B. Sử dụng lâu bền các bộ phận hợp thành

C. Phân phối công bằng, hợp lý lợi ích có được nhờ việc khai thác và sử dụng nguồn gen

D. Cấm khai thác và sử dụng nguồn gen

 => Đáp án đúng là đáp án D

Câu 5: Rừng tự nhiên không có vai trò nào sau đây?

A. Điều hòa khí hậu

B. Cung cấp đất phi nông nghiệp

C. Bảo vệ đất và nước trong tự nhiên

D. Là nơi ở của các loài động vật hoang dã

=> Đáp án đúng là đáp án B

Câu 6: Công ước CBD (Convention on Biological Diversity) về đa dạng sinh học có hiệu lực từ thời điểm nào?

A. 29 tháng 12 năm 1992

B. 29 tháng 12 năm 1995

C. 29 tháng 12 năm 1999

D. 29 tháng 12 năm 1993

=> Đáp án đúng là đáp án D

Câu 7: Số loài động vật trên Trái Đất là:

A. 1 triệu loài

B. 1,5 triệu loài

C. 2 triệu loài

D. 2,5 triệu loài

=> Đáp án đúng là đáp án D

Câu 8: Cho các vai trò sau:

(1) Đảm bảo sự phát triển bền vững của con người

(2) Là nguồn cung cấp tài nguyên vô cùng, vô tận

(3) Phục vụ nhu cầu tham quan, giải trí của con người

(4) Khiến cho con người thích nghi với biến đổi khí hậu

(5) Liên tục hình thành thêm nhiều loài mới phục vụ cho nhu cầu con người

Những vai trò nào là vai trò của đa dạng sinh học đối với con người?

A. (1), (2), (3)

B. (2), (3), (5)

C. (1), (3), (4)

D. (2), (4), (5)

=> Đáp án đúng là đáp án C

Câu 9: Điều gì khiến chim cánh cụt có thể sống được ở đới lạnh:

A. Có bộ lông dày

B. Có lớp mỡ dày

C. Chim cánh cụt ngủ đông

D. Cả ba đáp án trên

=> Đáp án đúng là đáp án D

Câu 10: Môi trường nào có đa dạng sinh học lớn nhất?

A. Đới lạnh

B. Hoang mạc đới nóng

C. Nhiệt đới khí hậu nóng ẩm

D. Cả A và B đúng

=> Đáp án đúng là đáp án C

THAM KHẢO THÊM: