09 Cách giúp ba mẹ xử lý hiệu quả khi trẻ con đánh nhau

Bạn đang xem bài viết: 09 Cách giúp ba mẹ xử lý hiệu quả khi trẻ con đánh nhau tại website Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Trẻ con đánh nhau là một phần trong quá trình phát triển. Khi kỹ năng giao tiếp chưa hoàn thiện, việc trẻ kích động vì tức giận dẫn đến đánh nhau là điều rất dễ hiểu. Vậy ba mẹ cần giáo dục trẻ mầm non như thế nào để hạn chế tình trạng này? Xem ngay nhé!

1Nguyên nhân trẻ con đánh nhau

Sau đây là một số nguyên nhân phổ biến dẫn tới hiện tượng trẻ con đánh nhau:

Trẻ con đánh nhau để giải tỏa cảm xúc

Nguyên nhân đầu tiên dẫn tới tình trạng bất đồng giữa trẻ nhỏ là do chúng chưa biết cách giải tỏa cảm xúc của bản thân. Giai đoạn này, trẻ vẫn đang trong quá trình hoàn thiện kỹ năng giao tiếp và quản lý cảm xúc.

Vậy nên, cách duy nhất để trẻ thu hút sự chú ý của người lớn hoặc giải phóng cơn tức giận của mình đó chính là đánh người khác hay đập, ném các đồ vật xung quanh.

Trẻ con đánh nhau vì tò mò

Tò mò cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ ném đồ đạc và đánh người. Ở tuổi này, trẻ luôn cố gắng tìm hiểu thế giới xung quanh và cho rằng mình có thể khám phá tốt hơn thông qua các hành động trên.

Trẻ con đánh nhau

Trẻ con đánh nhau vì muốn mọi thứ nằm trong tầm kiểm soát của mình

Trẻ con đánh nhau vì muốn kiểm soát mọi thứ

Trong những năm đầu đời, cảm xúc của trẻ mầm non luôn biến đổi không ngừng, trẻ luôn muốn mọi thứ xung quanh nằm trong khả năng kiểm soát của mình.

Chính vì vậy, việc trẻ con đánh nhau và ném đồ cũng chỉ là một trong những lựa chọn giúp trẻ giành được quyền kiểm soát. Bên cạnh đó, nó cũng giúp tâm trạng trẻ cảm thấy thoải mái và khiến trẻ vui hơn.

2 Ba mẹ nên làm gì khi trẻ con đánh nhau

Mặc dù trẻ con đánh nhau là một hiện tượng khá bình thường, thậm chí là một cột mốc quan trọng trong giai đoạn phát triển của trẻ. Tuy nhiên, nếu ba mẹ không có phương pháp giáo dục phù hợp, trẻ sẽ nhanh chóng hình thành thói quen xấu và dần có xu hướng trở nên bạo lực.

Giải thích cho trẻ biết hậu quả của việc trẻ con đánh nhau

Nếu trẻ bắt đầu tức giận và ném đồ chơi vào bạn bè, ba mẹ hãy đưa trẻ ra ngoài. Nói với trẻ, con chỉ có thể được phép quay lại chơi khi con bình tĩnh lại và không tiếp tục đánh các bạn.

Cách xử lý khi trẻ con đánh nhau

Khi thấy trẻ con đánh nhau, ba mẹ có thể nhẹ nhàng giúp con kiểm soát cảm xúc

Ổn định cảm xúc

Khi thấy trẻ con đánh nhau, thay vì la mắng khiến con tức giận, ba mẹ hãy bình tĩnh và dạy con cách kiểm soát cảm xúc của mình. Điều này sẽ giúp trẻ học được kỹ năng làm chủ bản thân và hạn chế tình trạng nổi nóng mất kiểm soát.

Giải quyết ngay lập tức

Một khi thấy trẻ có xu hướng bạo lực, ba mẹ cần can thiệp ngay, không nên chờ đợi hay nghe trẻ hứa hẹn. Lúc này, bạn có thể đưa con ra một không gian yên tĩnh khác và nói rằng con sẽ chỉ được quay lại khi đã kiểm soát được cơn nóng giận của mình.

Thực hiện các hình thức kỷ luật

Hãy cho trẻ biết trẻ sẽ bị phạt khi đánh nhau, kể cả khi trẻ đang ở nơi công cộng, chẳng hạn như: Không cho phép trẻ tiếp tục chơi và dẫn trẻ về nhà, trừ khi trẻ xin lỗi mọi người và có cách cư xử phù hợp.

Dạy trẻ cách “làm nguội” cơn giận

Việc dạy trẻ cách giữ bình tĩnh khi tức giận vô cùng quan trọng. Ba mẹ nên yêu cầu trẻ xin lỗi các bạn đã bị con đánh. Theo đó, trẻ sẽ hiểu rằng bạo lực là hành vi không tốt và sẽ khiến người khác bị tổn thương.

Quan tâm và cổ vũ trẻ

Ba mẹ có thể quan tâm và khen ngợi con mỗi khi con làm được việc tốt. Điều này sẽ giúp con hiểu rằng, nếu cư xử đúng đắn, con trở thành một đứa trẻ ngoan.

Bên cạnh đó, lời khen của ba mẹ cũng có thể giúp con kiểm soát cảm xúc một cách tốt hơn và thực hiện những hành vi có ích để thu hút sự chú ý của người khác, thay vì đánh nhau với các bạn.

Hạn chế cho trẻ xem quá nhiều ti vi

Trong giai đoạn này, trẻ thường có xu hướng học mọi thứ từ ti vi. Vậy nên, ba mẹ cần kiểm soát các chương trình mà trẻ xem, tránh để trẻ học theo những cảnh la hét, bạo lực gây ảnh hưởng tới nhân cách và hành vi của trẻ.

Hạn chế cho trẻ con đánh nhau xem ti vi

Ba mẹ cần hạn chế cho trẻ xem ti vi, tránh để trẻ bắt chước theo các hành vi bạo lực

Đưa trẻ tới không gian khác

Khi tức giận, phần lớn trẻ thường có xu hướng đánh người khác để giải tỏa cảm xúc. Vậy nên, ngay lúc này, ba mẹ cần đưa trẻ ra ngoài để trẻ bình tĩnh và không thể trút giận lên bất cứ người nào xung quanh.

Nhờ sự tư vấn của các bác sĩ tâm lý

Nếu đã thực hiện đủ các biện pháp để ngăn trẻ con đánh nhau nhưng không có tác dụng, ba mẹ nên nhờ đến sự hỗ trợ của các bác sĩ tâm lý. Bác sĩ sẽ giúp ba mẹ tìm ra nguyên nhân khiến trẻ có những hành động bạo lực như vậy. Theo đó, đưa ra các biện pháp xoa dịu tâm lý trẻ, giúp trẻ bình tĩnh hơn.

Bên cạnh các phương án trên, ba mẹ cũng có thể ngăn trẻ con đánh nhau bằng những cách sau đây:

  • Dạy trẻ nói lên suy nghĩ của mình thay vì sử dụng vũ lực lên mọi người xung quanh.
  • Giúp trẻ nhận ra mọi chuyện đều có thể giải quyết một cách nhẹ nhàng thay vì bạo lực.
  • Dạy trẻ cách kiểm soát cảm xúc khi tức giận ví dụ như tìm một không gian yên tĩnh,…
  • Tuyệt đối không nên đánh trẻ ngay cả khi trẻ có thái độ, hành động không tốt. Thay vào đó, ba mẹ hãy nhẹ nhàng khuyên răn và giải thích cho trẻ hiểu lỗi sai của mình.
Có thể bạn quan tâm: Con bướng bỉnh không nghe lời phải làm sao? Mẹ áp dụng ngay 10 cách này!

3 Cách dạy con biết cư xử, ba mẹ nên bỏ túi

Cho trẻ biết rằng đánh nhau là một hành vi không tốt

Ba mẹ có thể ngăn trẻ con đánh nhau bằng cách nói cho trẻ hiểu đây là một hành vi xấu gây ảnh hưởng tới nhân cách của trẻ. Trong trường hợp tức giận, trẻ có thể sử dụng cách khác để giải tỏa cảm xúc thay vì đánh người.

Nhẹ nhàng ôm con

Ba mẹ có thể ôm con nếu con có ý định đánh ai đó để con hiểu rằng đây là hành động sai trái và không được phép thực hiện.

Nhẹ nhàng ôm trẻ khi thấy trẻ đánh nhau

Ba mẹ có thể ôm con để giúp con hiểu rằng đây là hành vi không tốt

Dạy trẻ cách nói lời xin lỗi

Nếu trẻ đánh bạn, hãy cho trẻ biết bạn sẽ không quan tâm trẻ cho đến khi chúng dừng lại và xin lỗi bạn.

Dạy trẻ điều có thể làm

Ba mẹ cần tránh nói trẻ không được làm gì, thay vào đó, hãy cho trẻ biết những hành vi trẻ được phép thực hiện. Điều này sẽ giúp trẻ tìm ra cách kiểm soát hành vi và cảm xúc của mình một cách đúng đắn.

4Ba mẹ nói gì về trẻ con đánh nhau?

Tình huống cụ thể

Trong thời gian gần đây, trên trang nhóm Facebook “Con tự học”, mẹ Hue Tran đã không ngần ngại chia sẻ câu chuyện về cô con gái 3 tuổi và bạn hàng xóm bằng tuổi. Từ nhỏ, hai bé đã chơi rất thân với nhau. Mặc dù vậy, đôi khi vì tranh giành đồ chơi, các bé đã đánh nhau.

Theo quan điểm của mẹ Hue Tran

Đối mặt với những tình huống trẻ con đánh nhau, chị cho biết mình sẽ can ngăn và giải thích cho các bé hiểu, từ đó đưa ra phương án giải quyết khác thay cho việc bạo lực.

Chị cũng khẳng định rằng ba mẹ sẽ không thể bao bọc và lường trước mọi tình huống khi trẻ ra ngoài, và khi ấy trẻ sẽ phải tự xử lý. Tuy nhiên, bởi trẻ còn nhỏ, ba mẹ hãy dạy con cách ứng xử tốt nhất, hạn chế gây tổn thương cho mình và bạn, không nên đánh bạn trước.

Trong trường hợp bạn đánh con trước, ba mẹ cần dạy con cách kháng cự và phản ứng lại để mình không bị thương.

Như trong tình huống hai bé tranh đồ chơi tại nhà mình, mẹ Huệ Trần chia sẻ: “Bao giờ em cũng hỏi con rằng con có muốn bạn tiếp tục ở lại không, nếu có, con nên cho bạn chơi cùng, ngược lại bạn sẽ đi về, con sẽ không được chơi với bạn”.

“Hơn nữa, đây đều là đồ chơi thuộc sở hữu của con, do đó, con có thể chơi bất kỳ lúc nào. Và giờ nếu con cho bạn mượn đồ chơi, khi con sang nhà bạn, bạn sẽ cho con mượn lại”.

Mẹ Hue Tran chia sẻ quan điểm trẻ con đánh nhau

Mẹ Hue Tran cho rằng ba mẹ cần can ngăn khi trẻ con đánh nhau

Nếu con sang nhà bạn và tranh giành đồ chơi, chị sẽ giải thích cho con hiểu: “Đây là đồ của bạn. Nếu bạn đồng ý, con mới được phép chơi”. Bé nhà chị lúc đầu không hiểu lời nói của mẹ nên cũng phản ứng rất bản năng. Bạn không cho, không tranh được sẽ khóc, không khóc được sẽ đánh nhau. Mặc dù vậy, theo thời gian con hiểu ra và mọi thứ đã trở nên nhẹ nhàng hơn.

Trẻ con đánh nhau trong một lớp học: Nếu thầy cô chỉ đứng nhìn trẻ con đánh nhau, cả lớp sẽ trở nên hỗn loạn. Vậy nên ba mẹ cần cùng kết hợp với nhà trường, thầy cô để dạy trẻ cư xử lễ độ, yêu thương nhau, giúp trẻ hiểu rằng hành xử theo bản năng với xu hướng bạo lực là hành vi không tốt.

Chị cũng cho rằng trẻ nhỏ như tờ giấy trắng, vậy nên ba mẹ cần giúp con viết lên những điều tốt đẹp nhất. Khi con ra xã hội, con sẽ phải đối mặt đồng thời với những hành vi xấu và tốt, con cũng sẽ ghi lại trong tâm trí của mình. Tuy nhiên, khi có sự giáo dục của ba mẹ và thầy cô, con sẽ có hướng xử lý tốt hơn.

Quan điểm của mẹ bé hàng xóm

Ngược lại với quan điểm của chị Hue Tran, mẹ bé hàng xóm cho biết mình sẽ để chotrẻ con đánh nhau và tự giải quyết vấn đề theo cách của mình cho dù chúng bị thương.

Chị cho rằng trẻ nhỏ cũng có những mối quan hệ giống người lớn. Do đó, trẻ cần tự giải quyết những mâu thuẫn của mình để có thể trưởng thành.

Ba mẹ không thể nào lường trước được tất cả mọi tình huống, không thể bao bọc trẻ con mãi được,… Rồi sẽ đến thời điểm trẻ phải đối mặt với sự thật của xã hội, lúc đó trẻ thừa kiến thức nhưng lại thiếu kinh nghiệm”.

Ba mẹ chỉ nên đứng quan sát trẻ con đánh nhau để trẻ tự học cách giải quyết mâu thuẫn. Chỉ can thiệp khi tình huống trở nên nghiêm trọng. Trẻ cần được trải nghiệm từ khi còn nhỏ, vì sau 3 tuổi, não trẻ gần như đã phát triển toàn bộ như não người lớn.

Quan điểm của cộng đồng

Ủng hộ quan điểm của mẹ bé hàng xóm

Mẹ Tham Nguyen: “Trẻ con đánh nhau thì hãy để chúng tự giải quyết đi mẹ, mình chỉ đứng ngoài quan sát thôi, trừ trường hợp trẻ “choảng nhau” quá nghiêm trọng thì mình can ngăn. Nhưng theo suy nghĩ của mình, trẻ con đánh nhau cũng sẽ không đến nỗi như vậy”.

Ngoài ra, mình cũng sẽ nói với con: “Mẹ để con tự quyết định, khi nào cần hãy gọi mẹ giúp”. Khi bạn con đến nhà chơi, hãy mặc trẻ. Nếu bạn muốn chơi, bạn sẽ phải tự tìm cách để con mình đồng ý, mình không cần phải giải thích quá nhiều cho con đâu”.

Mẹ Thu Ha Nguyen: “Mình thì không đồng ý với quan điểm của bạn và mình đang dạy con như chị hàng xóm. Để trẻ con đánh nhau rồi cho chúng tự giải quyết. Bé hàng xóm nhà mình sang chơi rất hay mách, có lúc không mách đã dọa bé nhà mình là đã mách mẹ cậu rồi.”

“Bé nhà mình luôn nói “mẹ tớ không nhúng tay đâu”, thế rồi hai đứa lại tiếp tục chơi và tự giải quyết theo bản năng. Theo mình thì nên giáo dục con vào lúc khác, tuy nhiên không nên ép buộc con quá, khiến con không có chính kiến của mình”.

Mẹ Thu Ha Nguyen chia sẻ quan điểm khi trẻ con đánh nhau

Mẹ Thu Ha Nguyen cho rằng cần để trẻ tự giải quyết theo cách của mình

Mẹ Cuc Chi: “Khi trẻ con đánh nhau, tùy thuộc vào tính cách và hướng xử lý của hai đứa mà mình sẽ có cách xử lý khác nhau. Tuy nhiên nếu trẻ con đánh nhau gây thương tích, chúng ta phải can thiệp luôn, ngược lại, hãy để chúng tự thương lượng với nhau”.

“Đây cũng là cách trẻ học cách giải quyết vấn đề trong cuộc sống sau này. Như con mình, đa số các trường hợp mình sẽ để con tự giải quyết. Mặc dù vậy, khi chơi với bạn có xu hướng bạo lực thì cần can thiệp ngay. Bên cạnh đó, chúng ta cũng nên dạy con kỹ năng xử lý khi chơi với những bạn có tính cách như vậy”.

Ba Bảo Bảo: “Khi trẻ con đánh nhau, ba mẹ nên nhìn theo góc độ của trẻ để có những biện pháp xử lý thích hợp. Chúng đơn giản lắm, không phức tạp như người lớn chúng ta. Có thể nay tranh cãi nảy lửa nhưng rồi lại quên ngay và vui vẻ cười đùa với nhau như bình thường”.

“Chính vì vậy, ba mẹ cũng đừng nên làm quá vấn đề và ép buộc con hành động theo lời nói của mình. Hãy để con tự giải quyết trong phạm vi cho phép. Theo ý kiến của mình, trẻ con đánh nhau, ba mẹ đừng bao giờ cũng nghĩ con mình đúng”.

“Trước tiên, hãy để trẻ tự giải quyết. Khi trẻ bình tĩnh, ta mới lắng nghe con trình bày và giải thích cho trẻ hiểu lỗi sai của mình để trẻ không cảm thấy bị thiên vị hay ấm ức”.

Ủng hộ quan điểm của mẹ Hue Tran

Mẹ Thu Dvt: “Giải quyết bằng lời nói thì ok, tuy nhiên bạo lực thì cần phải can thiệp ngay. Mình thấy để trẻ trải nghiệm cũng tốt nhưng trẻ con đánh nhau thì mình không chấp nhận”.

“Có những đứa trẻ rất hung dữ, ba mẹ lại không quản con. Gần nhà mình có 1 bé mà bây giờ không gia đình nào muốn cho con lại gần. Có trường hợp ba mẹ thấy con cầm cả chai nước đập mạnh vào đầu con nhà người khác nhưng lại dửng dưng, không nói gì.”

“Sau khi chứng kiến, mình cũng không cho bé nhà mình chơi cùng bạn đó nữa. Ai gạch đá mình đều nhận hết, đối với mình, an toàn là thứ nên ưu tiên đầu tiên. Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng. Nếu bạn của con biết cách ứng xử, con cũng vậy”.

Mẹ Huong Tran: “Khi thấy trẻ con đánh nhau, tốt nhất là mình lên ngăn cản luôn các mom ạ. Là mình, mình sẽ bắt con dừng chơi và đứng ra một góc để xử lý. Để hai đứa giải thích vấn đề rồi xử lý bé nhà mình trước, giải thích lỗi sai của con và bắt con xin lỗi bạn. Tiếp theo đến bé nhà hàng xóm cũng vậy, đã đánh nhau, cả hai cùng có lỗi”.

“Trước tiên, mình sẽ thật nghiêm khắc, xong xuôi sẽ nhẹ nhàng cho phép hai đứa chơi tiếp. Nếu tình trạng trẻ con đánh nhau lặp lại liên tục, mình sẽ cho con nghỉ chơi với bạn đó vài tuần. Sau thời gian này, hai đứa sẽ tạm thời dứt chuỗi gây gổ và bớt đanh đá hơn”.

Xem thêm:

  • Cách xử trí trẻ hay cắn người khác, ba mẹ áp dụng ngay!
  • Điều ba mẹ cần làm để dạy trẻ biết cảm ơn và xin lỗi. Đọc ngay!
  • Trẻ ăn vạ? Mách ba mẹ hướng xử lý nhẹ nhàng không nước mắt. Click ngay!

5Đôi lời từ truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn

Có thể khẳng định rằng, ngăn ngừa bạo lực học đường là việc vô cùng cần thiết. Do đó, ba mẹ cần theo sát và hạn chế hiện tượng trẻ con đánh nhau. Đồng thời cùng với nhà trường tạo môi trường giáo dục lành mạnh để trẻ có thể phát triển một cách tốt nhất.

Tổng hợp bởi Lan Anh

Ngọc Thanh kiểm duyệt

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết 09 Cách giúp ba mẹ xử lý hiệu quả khi trẻ con đánh nhau của Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *