Bệnh chàm thường khiến da người bệnh bị viêm, sưng tấy, ngứa và xuất hiện nhiều mụn mụn nước. Những cách trị chàm theo dân gian thường rất dễ áp dụng với cách thực hiện vô cùng đơn giản mà lại không tốn kém, giúp tiết kiệm chi phí cho người bệnh khi điều trị ngay tại nhà.
Những cách trị bệnh này có thể giúp cải thiện được các triệu chứng khó chịu cho người bệnh. Hãy cùng truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn điểm qua 10 bài thuốc dân gian giúp chữa khỏi bệnh chàm tại nhà hiệu quả nhé!
10 bài thuốc dân gian giúp chữa bệnh chàm tại nhà hiệu quả
Dùng dầu dừa
Trong dầu dừa có nhiều thành phần như acid lauric, vitamin E, acid myristic, canxi, sắt… có khả năng kháng khuẩn, tái tạo da, ức chế virus gây bệnh và tăng cường độ ẩm.
Bên cạnh đó dầu dừa có tác dụng chống oxy hóa, bảo vệ các mô da khỏe mạnh, khắc phục được các bệnh ngoài da như nấm chân, ngăn ngừa bội nhiễm da,…
Cách thực hiện
- Dùng dầu dừa nguyên chất: Rửa sạch vùng da bị tổn thương, sau đó thấm khô rồi dùng dầu dừa bôi lên da. Massage nhẹ nhàng trong khoảng 3 phút để những tinh chất hấp thụ vào da và chờ khoảng 20 phút rồi rửa lại thật sạch bằng nước ấm. Áp dụng hằng ngày 2 lần để thấy được hiệu quả sử dụng.
- Kết hợp dầu dừa với mật ong: Trộn mật ong và dầu dừa với nhau theo tỉ lệ 2:1. Thoa nhẹ nhàng lên bề mặt da 30 phút. Sử dụng điều dặn mỗi ngày từ 1- 2 lần để đạt được hiệu quả tối ưu.
- Dầu dừa và lá trầu không chữa bệnh chàm tại nhà: Lấy 3 lá trầu bánh tẻ đem rửa sạch với nước muối. Sau đó, xay nhuyễn rồi lấy 1 thìa dầu dừa trộn với nước cốt. Dùng hỗn hợp bôi lên vùng da bị tổn thương trong khoảng 20 phút, sử dụng điều đặn 2-3 lần mỗi ngày.
Dùng mướp đắng
Theo nghiên cứu của y học cổ truyền, mướp đắng là dược liệu có tính hàn, vị đắng, không chứa độc tố, giảm viêm, sát khuẩn và có khả năng làm dịu bề mặt da bị tổn thương do kích ứng.
Ngày nay, người ta thường hay sử dụng mướp đắng như một phương thuốc dân gian hiệu quả trong việc trị bệnh chàm, các vấn đề ngoài da như nổi mề đay, viêm da cơ địa.
Cách thực hiện
- Dùng mướp đắng làm thuốc bôi: Mướp đắng sau khi đã được bỏ hạt và xay nhuyễn với một ít muối ăn thì vắt một ít nước cốt thoa lên vùng da bị bệnh 2 lần mỗi ngày. Lưu ý nên để cho da khô tự nhiên và vệ sinh sạch lại bằng nước.
- Đắp mướp đắng: Để thực hiện cách này, bạn chỉ cần giã nát quả mướp đắng rồi dùng bã mướp đắp lên khu vực da bị bệnh. Có thể dùng gạc y tế để cố định lại thuốc trên da. Đợi khoảng 30 phút thì tháo ra và dùng khăn ẩm lau sạch.
- Tắm nước mướp đắng: Bạn có thể nấu mướp đắng để lấy nước tắm trong trường hợp nếu như bị chàm toàn thân hoặc bệnh lan đến nhiều vị trí trên cơ thể bạn. Dùng 4 – 5 quả mướp rửa sạch, rồi thái lát mỏng bỏ vào nồi nấu với 2 lít nước, thêm một thìa muối. Sau đó đun sôi trong 10 phút, gạn nước ra pha với một ít nước sạch để nguội là có thể dùng để tắm mỗi ngày 1 lần.
Dùng nghệ
Nghệ từ lâu không chỉ được dùng làm thuốc chữa bệnh chàm mà còn dùng để chữa các bệnh khác như đau dạ dày, viêm da,.. Hàm lượng curcumin trong nghệ vàng rất dồi dào, có khả năng tiêu viêm, kháng khuẩn và chống oxi hóa mạnh.
Bên cạnh đó, nghệ còn mang lại nhiều lợi ích giúp làm lành các vết thương, xoa dịu cơn ngứa, làm đều màu da,…
Cách thực hiện
- Dùng nghệ tươi: Lấy 1 củ nghệ rửa sạch cạo sạch vỏ rồi nghiền nát. Sau đó lấy nước cốt thoa lên cùng da bị tổn thương 2-3 lần mỗi ngày.
- Kết hợp nghệ với mật ong: Với cách này, bạn cũng giã nghệ lấy nước cốt. Sau đó thêm vào 1 thìa mật ong nguyên chất và khuấy đều. Bôi ngoài da hỗn hợp đó để được cải thiện các triệu chứng.
- Dùng bột nghệ: Trường hợp nếu không có nghệ tươi, bạn có thể dùng bột nghệ để thay thế. Trộn lẫn hỗn hợp nghệ và nước thoa lên vùng da bị chàm. Sử dụng 2 lần mỗi ngày, mỗi lần sử dụng từ 20-30 phút.
Dùng chè xanh
Lá chè xanh có chứa nhiều polyphenol giúp kháng viêm, giảm ngứa, diệt khuẩn và đẩy nhanh tốc độ tái tạo cho làn da.
Thông thường, người ta hay dùng lá chè xanh để nấu nước tắm và có khả năng điều trị các bệnh ngứa ngoài da, nấm da và cả bệnh chàm khô.
Cách thực hiện
Bước 1 Chuẩn bị 1 nắm lá chè xanh cùng với một chút muối hột.
Bước 2 Rửa thật sạch lá chè rồi vò nát.
Bước 3 Đun sôi 2 lít nước lọc rồi bỏ lá chè vào nấu cùng với muối trong khoảng 5 phút.
Bước 4 Để nước nguội còn hơi ấm ấm, rồi ngâm rửa vùng da bị chàm hoặc dùng để tắm toàn thân. Trong quá trình tắm, để loại bỏ các tế bào chết và giúp làn da tái tạo nhanh hơn, bạn hãy nhớ lấy xác lá chè chà nhẹ nhàng lên da.
Dùng nha đam
Trong nha đam có giàu chất polysacarit giúp sát trùng, tiêu viêm, kích thích sự tăng trưởng của tế bào và nhanh làm lành vết thương.
Ngoài ra, nha đam còn cung cấp nhiều nước và chứa nhiều vitamin, nhiều khoáng chất giúp giảm khô da, ngăn ngừa nhiễm trùng và tăng sức đề kháng cho da.
Cách thực hiện
- Thoa gel nha đam nguyên chất: Gọt sạch vỏ nha đam rồi đem phần ruột xay nhuyễn, thoa lên vùng da bị tổn thương 2-3 lần mỗi ngày. Sử dụng trong 10- 15 phút thì rửa lại bằng nước sạch.
- Kết hợp nha đam và dầu dừa: Trước tiên, bạn cũng dùng nha đam xay nhuyễn rồi trộn với một muỗng cà phê dầu dừa. Trộn đều hỗn hợp trên rồi thoa lên da và massage nhẹ nhàng tầm 20 phút rồi rửa sạch lại.
Dùng lá ổi
Lá ổi được xem là một dược liệu khá phổ biến dùng trong các bài thuốc chữa bệnh chàm. Với tính ấm, giúp kháng viêm và làm dịu cơn ngứa, giúp đào thải độc tố cho da.
Ngoài ra, trong lá ổi non có chứa nhiều tanin có khả năng tiêu diệt vi khuẩn trên bề mặt da và giảm bong tróc da.
Cách thực hiện
Bước 1 Trước tiên, bạn cần chuẩn bị 250g lá ổi tươi, nên dùng búp non hoặc lá.
Bước 2 Rửa sạch lá ổi, rồi ngâm trong nước muối pha loãng khoảng 15 phút.
Bước 3 Cho lá ổi vào 1 lít nước đun sôi nấu thêm trong 10 phút.
Bước 4 Để nước nguội vừa phải rồi lấy ngâm rửa vùng da bị chàm trong 30 phút. Thực hiện điều đặn 1 lần mỗi ngày để có hiệu quả tốt.
Dùng lá khế
Trong lá khế có chứa nhiều chất có đặc tính sát trùng mạnh, có tác dụng giúp tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh, xoa dịu cơn ngứa và giảm viêm da.
Cùng với đó, trong lá khế cũng có chứa các thành phần như vitamin và khoáng chất tham gia vào quá trình tái tạo các tế bào mới cho da, làm lành nhanh vết thương mà không để lại sẹo da.
Cách thực hiện
- Chườm lá khế: Sau khi rửa sạch hoàn toàn lá khế thì để ráo nước. Sau đó cho lá khế vào chảo nóng đảo qua lại cho đến khi héo, rồi chờ đến khi lá nguội thì chườm hoặc chà sát nhẹ vùng da bị tổn thương.
- Tắm nước lá khế: Dùng nước nấu từ lá khế để tắm cũng giúp chữa trị bệnh chàm hiệu quả.
Dùng cây núc nác
Cây núc nác từ xa xưa đã được xem là một loại dược liệu quý có tác dụng chữa nhiều bệnh, trong đó có bệnh chàm. Cây núc nác có tác dụng kháng khuẩn, tiêu thũng và giảm ngứa da.
Trong cây núc nác chứa nhiều hoạt chất Tanin, Flavonoid và Alkaloid. Những thành phần này có khả năng tiêu diệt vi khuẩn, tiêu diệt các gốc tự do, bảo vệ da, nhờ vậy mà các triệu chứng bệnh chàm cấp tính và mãn tính được đẩy lùi một cách tự nhiên.
Cách thực hiện
Bước 1 Rửa sạch và thái nhỏ 40g vỏ cây núc nác, 30g sâm đại hành và 30g cây sài đất.
Bước 2 Đem sắc với nước cho cô đặc thành dung dịch cao lỏng. Để nguội, rồi cho vào hũ và bảo quản thuốc trong ngăn mát tủ lạnh.
Bước 3 Để chữa bệnh chàm, hãy làm sạch trước vùng da rồi lấy một ít cao thuốc thoa lên da 2 – 3 lần mỗi ngày.
Dùng muối
Việc điều trị bệnh chàm bằng muối tuy khá đơn giản nhưng lại vô cùng hiệu quả. Với đặc tính kháng viêm, muối hoạt động rất mạnh và có khả năng sát trùng, giảm hiện tượng mẩn đỏ, làm dịu nhanh các cơn ngứa cho bệnh chàm gây ra.
Cách thực hiện
- Vệ sinh da bằng nước muối: Lấy 9g muối pha rồi pha với 1 lít nước tinh khiết để được nồng độ giống như dung dịch nước muối sinh lý. Sau đó, dùng nước này để vệ sinh lên da điều đặn 1-2 lần mỗi ngày.
- Chườm muối nóng: Với cách này, bạn hãy lấy muối rang nóng. Sau đó, bọc vào một miếng vải sạch rồi chườm lên vùng da bị tổn thương giúp giảm bớt cơn ngứa và lưu thông máu tốt.
Dùng khoai tây
Có thể bạn không biết, nhưng sử dụng khoai tây cũng là một trong những cách để điều trị bệnh chàm. Khoai tây có tác dụng chống khô da, giảm ngứa, dưỡng ẩm cho da đồng thời có tính sát khuẩn và ngăn ngừa nhiễm trùng.
Cách thực hiện
Bước 1 Dùng 1 củ khoai tây rửa sạch và gọt vỏ.
Bước 2 Nếu muốn đắp trực tiếp lên da, bạn thái khoai tây thành các lát mỏng. Hoặc bạn cũng có thể dùng khoai tây đã nấu chín sẵn rồi trộn chung với ít sữa chua không đường để đắp lên da. Thực hiện điều đặn mỗi ngày một lần để đem lại hiệu quả tốt cho da nhanh hồi phục.
Lưu ý khi chữa bệnh chàm tại nhà
Với những cách điều trị bệnh chàm tại nhà chỉ có thể giúp cho các triệu chứng giảm nhẹ. Thế nhưng, với những trường hợp bệnh chàm nặng, bạn cần phải đến bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời.
Để cho bệnh được khỏi nhanh, khi điều trị bạn cũng cần phải lưu ý một số điều sau đây:
- Giữ cho vùng da bị bệnh luôn được sạch sẽ và khô ráo.
- Mặc những quần áo thoải mái, rộng rãi với chất liệu mềm mịn, không để cọ xát vào da.
- Không dùng tay gãi mạnh gây cho dùng da bị bệnh trầy xước, bội nhiễm vi khuẩn, cố gắng chịu đựng cơn ngứa.
- Không sử dụng các loại sữa tắm chứa chất tẩy trắng, không dùng nước quá nóng gây khô da. Nên tắm với nước có độ ấm vừa phải hoặc với nước lạnh.
- Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ chăn, ga giường, vỏ gối và phơi dưới ánh nắng để thật khô trước khi sử dụng.
- Uống nhiều nước để ngăn ngừa khô da, giúp cho các tế bào da mới được tái tạo nhanh.
- Thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt, nâng cao sức đề kháng.
- Ngủ đủ giấc, khoảng 8 tiếng mỗi ngày vì quá trình tái tạo tế bào da thường sẽ diễn ra trong giấc ngủ.
- Tránh tình trạng stress. Không nên căn thẳng quá mức, cần giữ tinh thần lạc quan và sống tích cực.
- Nếu cần thiết hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để được tư vấn hỗ trợ thêm các loại kem bôi, thuốc uống kết hợp.
Trên đây là chia sẻ của truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn về 10 bài thuốc dân gian giúp chữa khỏi bệnh chàm tại nhà hiệu quả. Cảm ơn bạn đã quan tâm và mong bạn tìm được một bài thuốc thật hiệu quả nhé!
Nguồn: Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc
Chọn mua các loại sữa tắm tại truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn để làm sạch cơ thể:
truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn