Bạn đang băn khoăn về đường nạp vào cơ thể hàng ngày? Hãy cùng truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn tìm hiểu trong 100g đường có chứa bao nhiêu calo và ăn nhiều đường có béo không nhé?
Trong hoạt động hàng ngày của cơ thể không thể thiếu năng lượng, và đường là một trong những nguồn cung cấp năng lượng hiệu quả. Vậy bạn đã biết lượng đường nên nạp vào cơ thể hàng ngày và những lưu ý khi sử dụng đường để đạt hiệu quả chưa? Hãy cùng truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
100g đường bao nhiêu calo?
Đường là một dạng của carbohydrate có vị ngọt, có ba loại chính là sucrose, lactose và fructose. Đường được tìm thấy trong đa phần các loại thực phẩm.
Theo ước tính của các nghiên cứu khoa học thì trong 100g đường có chứa 387 calo và chúng ta thường hấp thụ đường qua nhiều thực phẩm khác nhau như trái cây, rau củ (hay còn gọi là đường tự nhiên) và các loại bánh, kẹo, nước ngọt (hay còn gọi là đường bổ sung – glucose-fructose syrup).
Ăn nhiều đường có béo không?
Mặc dù đường có công dụng rất tốt trong việc cung cấp năng lượng hàng ngày nhưng nếu tiêu thụ lượng đường nhiều hơn mức cơ thể cần, có thể dẫn đến bị béo phì vì dư thừa năng lượng.
Bên cạnh đó, việc ăn nhiều đường trong thời gian dài còn có thể dẫn đến các chứng bệnh nguy hiểm như sâu răng, tiểu đường, hay thậm chí có thể gây các bệnh về tim mạch, ung thư rất nguy hiểm.
Ăn bao nhiêu đường mỗi ngày là đủ
Để trả lời câu hỏi lượng đường mỗi ngày nên nạp vào cơ thể bao nhiêu là đủ, cần phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố như cân nặng, chiều cao, giới tính hay tình trạng bệnh của mỗi người.
Theo các nhà nghiên cứu Hiệp hội Tim mạch Mỹ (AHA) cho kết quả rằng, lượng đường thêm vào tối đa dành cho cơ thể
Đối với nam giới nên là 150 calo, khoảng 9 muỗng cà phê đường hoặc 37,5g đường.
Đối với nữ giới nên là 100 calo, khoảng 6 muỗng cà phê đường hoặc 25g đường.
Cách sử dụng đường hiệu quả
Để cắt giảm lượng đường nạp vào cơ thể, bạn có thể bắt đầu bằng việc hạn chế những loại thức uống có chứa nhiều đường như các loại nước ngọt có ga, nước ép trái cây đóng hộp, các món ăn vặt như bánh, kẹo. Thay vào đó bạn hãy dùng nhiều nước lọc hoặc các loại nước detox, các món ăn vặt có lợi cho sức khỏe như sữa chua hay các loại hạt như hạt điều, hạt hạnh nhân,..
Bên cạnh đó, bạn nên tận dụng nguồn đường có sẵn trong tự nhiên bằng cách ăn thêm nhiều trái cây, rau củ tươi thay vì các loại trái cây sấy hay trái cây ngâm siro. Mùi vị của trái cây tươi không những đem lại cảm giác ngon miệng mà còn đem lại nhiều vitamin và các khoáng chất khác.
Một cách khác để sử dụng đường hiệu quả là bạn có thể thay thế lượng đường trong các món ăn, bằng cách thay vì sử dụng đường tinh luyện thì bạn có thể dùng mật ong, quế, đậu khấu, gừng hoặc chanh.
Do đó, sức khỏe của bạn sẽ tối ưu hơn nếu bạn biết cách thay thế lượng đường thành các nguồn thực phẩm khác mang lại nhiều dinh dưỡng và năng lượng hơn.
Đường trong thực phẩm chế biến sẵn là đường gì?
Thực phẩm chế biến sẵn là những thực phẩm có cấu trúc và thành phần đã bị thay đổi trong quá trình gia nhiệt, lên men, đóng hộp hay sấy khô. Một vài sản phẩm có thể kể đến như bánh mì, trái cây đông lạnh, thịt đóng hộp,…
Trong các thực phẩm chế biến sẵn có chứa nhiều loại đường bổ sung, đây là các loại đường thường được đưa vào để làm cho thức ăn có vị ngọt như đường mía và làm món ăn trở nên hấp dẫn hơn. Lượng đường này khi nạp vào cơ thể sẽ khiến cơ thể hấp thụ nhanh chóng và làm lượng đường trong máu tăng đột ngột, lâu ngày có thể dẫn đến tình trạng tiểu đường.
Do đó, để bảo vệ tốt cho sức khỏe thì bạn nên học cách đọc thành phần dinh dưỡng có trên nhãn của các thực phẩm chế biến sẵn, nên hạn chế sử dụng những loại đường bổ sung như đường cát, sucrose, fructose,… Điều này sẽ giúp cho bạn có được những thực phẩm phù hợp cho sức khỏe và cung cấp đầy đủ dưỡng chất.
Những lưu ý khi sử dụng đường
Để lượng đường nạp vào cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể hoạt động trong một ngày mà không cần lo lắng về những tác hại mà đường gây ra cho sức khoẻ, bạn cần lưu ý một vài điều dưới đây:
Đối với lượng đường được khuyến nghị, bạn cũng không nên nạp quá ít đường vào bữa ăn vì có thể bị hạ đường huyết, triệu chứng này sẽ dẫn đến tình trạng bị mất tập trung, chân tay run, nếu để lâu dài sẽ khiến cơ thể bị sụt cân, mệt mỏi.
Ngược lại, nếu nạp quá nhiều đường vào cơ thể sẽ dẫn đến các chứng bệnh nguy hiểm, có thể ảnh hưởng đến tính mạng. Do đó, bạn nên cân nhắc và để ý lượng đường mình nạp vào cơ thể hàng ngày.
Bạn không nhất thiết phải đưa đường bổ sung vào cơ thể nếu đã nạp đủ lượng đường tự nhiên từ trái cây, rau củ quả. Đường bổ sung chỉ mang lại những loại năng lượng rỗng và không hề mang lại dưỡng chất gì nên hãy hạn chế sử dụng nhiều nhất có thể nhé.
Trên đây là những thông tin về đường mà truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn chia sẻ với bạn. Hy vọng sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức để áp dụng vào cuộc sống.
Nguồn: USDA
truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn