11 câu Phân tích kế hoạch bài dạy môn Tiếng việt Tiểu học

11 câu Phân tích kế hoạch bài dạy môn Tiếng việt Tiểu học
Bạn đang xem: 11 câu Phân tích kế hoạch bài dạy môn Tiếng việt Tiểu học tại truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn

1. Mẫu 11 câu hỏi phân tích kế hoạch giảng dạy môn Tiếng Việt bậc tiểu học:

Câu 1. Sau khi học bài học, học sinh cần làm được gì đề tiếp nhận (chiếm lĩnh) và vận dụng kiến thức và kỹ năng bài học?

Câu 2. Những hoạt động học sinh có thể thực hiện trong quá trình học bài là?

Câu 3. Thông qua các hoạt động học sẽ thực hiện trong bài, những biểu hiện cụ thể của những phẩn chất và năng lực NL có thể được hình thành và phát triển cho học sinh là gì?

Câu 4. Khi thực hiện hoạt động để hình thành kiên thức mới trong bài học, học sinh cần sử dụng thiết bị dạy học/ học liệu gì?

Câu 5. Học sinh sử dụng các thiết bị dạy học/ học liệu (đọc/nghe/nhìn/làm) đề hình thành kiến thức mới như thế nào?

Câu 6. Sản phẩm học tập mà học sinh hình thành trong hoạt động để hình thành kiến thức mới là gì?

Câu 7. Giáo viên cần nhận xét, đánh giá về những kết quả thực hiện hoạt động gì của học sinh?

Câu 8. Những thiết bị dạy học/ học liệu phục vụ cho hoạt động luyện tập/ vận dụng kiến thức mới?

Câu 9. Học sinh sử dụng thiết bị dạy học/ học liệu như thế nào (đọc, nghe, nhìn, làm) đề luyện tập/ vận dụng kiến thức mới?

Câu 10. Sản phẩm học tập mà học sinh phải hoàn thành trong quá trình học tập và luyện tập, vận dụng kiến thức mới?

Câu 11. Giáo viên cần nhận xét, đánh giá những gì về kết quả thực hiện hoạt động luyện tập/ vận dụng kiến thức mới?

2. Đáp án 11 câu hỏi phân tích kế hoạch giảng dạy môn Tiếng Việt bậc tiểu học:

Câu 1. Sau khi học bài học, học sinh thực hiện một số hoạt động để tiếp nhận (chiếm lĩnh) và vận dụng KT-KN như:

Đọc: Đọc đúng và rõ ràng các từ, câu trong bài thơ, bài văn làm sao đảm bảo tốc độ 60 tiếng/1 phút; biết ngắt hơi, ngưng nghỉ ở chỗ kết thúc mỗi dòng thơ; trả lời các câu hỏi của bài Thuyền lá; bước đầu nhận biết được các hoạt động của từng nhân vật trong bài dựa vào gợi ý của giáo viên.

Nói: Hỏi và trả lời câu hỏi đơn giản về việc giúp đỡ bạn bè.

Phẩm chất: Góp phần hình thành phẩm chất nhân ái, tương thân tương trợ (biết giúp đỡ bạn bè).

Câu 2. Học sinh sẽ thực hiện các hoạt động học trong bài:

-Đọc

– Trả lời các câu hỏi tìm hiểu nội dung bài học

– Nhận biết các hoạt động của từng nhân vật trong bài dựa vào gợi ý của giáo viên.

– Thực hiện hoạt động nhóm, đóng vai, phỏng vấn (Hỏi đáp về việc giúp đỡ bạn)

Câu 3. Thông qua các hoạt động học sẽ thực hiện trong bài, những biểu hiện cụ thế của những phẩm chất, năng lực có thể được hình thành và phát triển cho học sinh:

– Năng lực: đọc, nói, nghe, năng lực ngôn ngữ, năng lực văn học

– Phẩm chất: phẩm chất nhân ái (biết giúp đỡ bạn)

Câu 4. Khi thực hiện hoạt động đề hình thành kiến thức mới trong bài học, học sinh sẽ phải sử dụng thiết bị dạy học/ học liệu: sách, phiếu bài tập đọc hiểu, tranh, ảnh minh họa bài đọc, slide bài giảng của giáo viên.

Câu 5. Học sinh sử dụng thiết bị dạy học/ học liệu (đọc/nghe/nhìn/làm) để hình thành các kiến thức mới như:

– Quan sát hình minh họa (nhìn)

– Nghe giáo viên đọc mẫu

– Đọc

– Làm việc với phiếu bài tập và với nhóm

Câu 6. Sản phẩm học tập mà học sinh hình thành trong hoạt động để hình thành kiến thức mới là:

Đọc đúng đầy đủ và rõ ràng các từ các câu trong bài thơ, tốc độ 60 tiếng trong 1 phút, biết ngắt hơi ở cuối mỗi dòng thơ

Trả lời được câu hỏi về nội dung bài học.

– Bước đầu nhận biết được các hoạt động của từng nhân vật dựa vào gợi ý của giáo viên.

Câu 7. Giáo viên cần nhận xét, đánh giá về kết quả thực hiện hoạt động để hình thành kiến thức mới:

– Nhận xét, đánh giá về kỹ năng đọc.

– Nhận xét, đánh giá về hiểu và việc trả lời câu hỏi đơn giản về nội dung văn bản.

– Nhận xét, đánh giá về việc nhận biết hoạt động của từng nhân vật trong mẩu truyện.

Câu 8. Sau khi thực hiện hoạt động luyện tập/ vận dụng kiến thức mới trong bài học, học sinh sẽ sử dụng những thiết bị dạy học/ học liệu:

– Quan sát tranh ảnh để mở rộng vốn từ, tranh luyện nói

– Phiếu bài tập.

– Slide bài học.

Câu 9. Học sinh sử dụng thiết bị dạy học/ học liệu (đọc, nghe, nhìn, làm) đề luyện tập/ vận dụng kiến thức mới thông qua các hoạt động:

– Quan sát tranh, ảnh để mở rộng vốn từ, ngôn ngữ.

– Hoàn thành phiếu bài tập để tiếp thu kiến thức.

Luyện đọc theo slide bài giảng.

Câu 10. Sản phẩm học tập mà học sinh phải hoàn thành trong luyện tập; vận dụng kiến thức mới

Hỏi và trả lời câu hỏi về việc giúp đỡ bạn bè.

– Hoàn thành phiếu bài tập của giáo viên

– Hình thành phẩm chất nhân ái, tương thân với bạn bè.

Câu 11. Giáo viên cần nhận xét, đánh giá về kết quả thực hiện hoạt động luyện tập/ vận dụng kiến thức mới như sau:

– Nhận xét, đánh giá về hoạt động nghe – nói của học sinh

– Nhận xét, đánh giá về việc mở rộng vốn ngôn ngữ (từ).

3. Xây dựng kế hoạch bài dạy cho giáo viên tiểu học là gì?

Kế hoạch bài dạy do giáo viên thiết kế bao gồm các hoạt động của học sinh và giáo viên trong quá trình dạy học một tiết học/bài học/chủ đề (sau đây gọi chung là bài học) nhằm giúp học sinh tiếp thu được kiến thức và kỹ năng mà bài học yêu cầu. Kế hoạch bài dạy được thiết kế chủ động, linh hoạt phù hợp với đối tượng học sinh, điều kiện tổ chức dạy học, bảo đảm các yêu cầu cần đạt của chương trình đối với môn học, hoạt động giáo dục để đạt hiệu quả cao nhất, được điều chỉnh, bổ sung thường xuyên cho phù hợp với đối tượng học sinh và điều kiện tổ chức dạy học.

4. Nội dung yêu cầu về kế hoạch giảng dạy cho giáo viên tiểu học:

Giáo viên căn cứ vào yêu cầu cần đạt được quy định trong chương trình môn học, hoạt động giáo dục; kế hoạch giáo dục của nhà trường; kế hoạch dạy học các môn học, hoạt động giáo dục; sách giáo khoa, thiết bị dạy học để xây dựng kế hoạch bài dạy gồm những nội dung sau:

Yêu cầu cần đạt của bài học:

Trên cơ sở yêu cầu cần đạt trong nội dung được quy định trong chương trình môn học, hoạt động giáo dục, giáo viên chủ động sử dụng sách giáo khoa, thiết bị dạy học, học liệu để xác định yêu cầu cần đạt của bài học phù hợp với đối tượng học sinh, đặc điểm nhà trường, địa phương.

Trong mỗi bài học, yêu cầu cần đạt của bài học cần xác định rõ: Học sinh cần tiếp thu được những kiến thức gì; vận dụng được những gì vào giải quyết vấn đề trong thực tế cuộc sống; có cơ hội hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực gì.

Đồ dùng dạy học: 

Cần chuẩn bị các đồ dùng cần chuẩn bị để tổ chức lớp học.

Hoạt động dạy học chủ yếu: 

Giáo viên chủ động tổ chức các lớp học: linh hoạt, sáng tạo, đa dạng theo tính chất bài học (bài kiến thức mới; thực hành, ôn tập), đặc điểm môn học, hoạt động giáo dục và phù hợp đối tượng học sinh. Hoạt động của giáo viên bao gồm các hoạt động chủ yếu như: tổ chức, hướng dẫn, hỗ trợ hoạt động học cho học sinh, tạo môi trường học tập thân thiện và những tình huống có vấn đề để khuyến khích học sinh tích cực tham gia vào các hoạt động học tập, tự nhận xét hay nhận xét sản phẩm học tập của bạn hay nhóm bạn, tự phát hiện năng lực, nguyện vọng của bản thân, rèn luyện thói quen và khả năng tự học, phát huy tiềm năng và những kiến thức, kỹ năng đã tích luỹ được để phát triển; thực hiện nhận xét, đánh giá trong quá trình tổ chức dạy học để hướng dẫn học sinh cụ thể, hỗ trợ hoạt động học tập, điều chỉnh các hoạt động dạy học, đảm bảo sự tiến bộ của từng học sinh và nâng cao chất lượng giáo dục.

Điều chỉnh sau bài dạy:

Sau bài học, giáo viên cần ghi lại những điểm cần rút kinh nghiệm sau khi thực hiện kế hoạch bài dạy để hoàn thiện phương án dạy học cho các bài học sau: Nội dung còn bất cập, còn gặp khó khăn trong quá trình thực hiện tổ chức dạy học; đưa ra những đánh giá và những hướng giải quyết.

5. Những lưu ý khi xây dựng kế hoạch chương trình giảng dạy bậc tiểu học:

Khi xây dựng bản kế hoạch chương trình giảng dạy bậc tiểu học, giáo viên cần chú ý một số nội dung sau:

– Chuyển giao nhiệm vụ học tập: Cần xác định nhiệm vụ học tập phải rõ ràng và phù hợp với khả năng của học sinh, thể hiện ở việc nêu vấn đề, hướng dẫn cách thực hiện và yêu cầu về sản phẩm mà học sinh phải hoàn thành khi thực hiện nhiệm vụ; hình thức giao nhiệm vụ sinh động, hấp dẫn, kích thích được hứng thú học tập của học sinh; đảm bảo cho tất cả học sinh tiếp nhận và sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ.

– Tổ chức cho học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập bằng việc khuyến khích học sinh hợp tác, giúp đỡ nhau khi thực hiện nhiệm vụ học tập; phát hiện kịp thời những khó khăn của học sinh và có biện pháp hỗ trợ kịp thời, phù hợp, hiệu quả; không “bỏ quên” học sinh nào.

– Tổ chức cho học sinh trình bày kết quả và thảo luận để nâng cao kỹ năng làm việc nhóm, tương tác.

– Nhận xét, đánh giá thực hiện nhiệm vụ học tập: nhận xét về quá trình thực hiện học tập của học sinh; phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ và những ý kiến trao đổi, thảo luận nhằm giúp học sinh có hứng thú, niềm tin trong học tập, cải thiện kết quả học tập, chính xác hóa các kiến thức mà học sinh đã học được thông qua hoạt động, đồng thời, có tác dụng khuyến khích và tạo hứng thú học tập cho học sinh.