Bảo dưỡng xe đạp đúng cách sẽ cải thiện được tuổi thọ sản phẩm một cách đáng kể, nhất là đảm bảo sự an toàn của bạn trong suốt hành trình đạp xe. Vậy hãy cùng truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn tìm hiểu ngay 11 mẹo để bảo dưỡng xe đạp một cách chi tiết mà lại vô cùng đơn giản ra sao nhé!
Dầu bôi trơn xe đạp Giant Finish Line Teflon Dry Lube – Lube
Hàng phải chuyển về
229.000₫
Xem đặc điểm nổi bật
- Dầu bôi trơn xe đạp Giant Finish Line Teflon Dry Lube – Lube bảo vệ và bôi trơn sên xe trong điều kiện khắc nghiệt như bùn lầy, mưa kéo dài
- Dầu bôi trơn xe đạp chống thấm nước, ít bị trôi khi đi mưa
- Dầu bôi trơn xe đạp Giant có dung tích sản phẩm là 120 ml
Xem chi tiết
Xem thêm Dầu bôi trơn xe đạp giảm SỐC
1Mẹo bảo dưỡng xe đạp chi tiết, đơn giản
Dưới đây là 11 mẹo bảo dưỡng xe đạp chi tiết và đơn giản mà bạn có thể áp dụng ngay trên chiếc xe đạp của bạn như sau:
Giữ cho xe luôn sạch và khô ráo
Việc giữ cho chiếc xe đạp luôn sạch sẽ và khô ráo, sẽ làm tăng mức độ an toàn cho người sử dụng phương tiện. Đồng thời, việc làm này cũng góp phần cải thiện tuổi thọ sản phẩm, nhất là tránh đất bùn và nước mưa bám lâu ngày ở những góc khuất của xe, gây ra tình trạng rỉ sét.
Vì thế, bạn nên rửa nước và lau khô xe đạp sau khi đi mưa hoặc nếu điều kiện thời tiết khô ráo thì cứ khoảng 1 tuần/lần vệ sinh xe đạp để loại bỏ những vết bẩn cứng đầu bám ở những góc xe. Đặc biệt chú ý mặt trong của bộ chuyển động và dây sên để tránh gây ra tiếng rít trong suốt hành trình bạn đạp xe.
Kiểm tra thường xuyên phanh xe
Kiểm tra thường xuyên phanh xe là điều rất quan trọng để bạn có được lộ trình an toàn khi di chuyển bằng xe đạp. Vì nếu bố thắng bị mòn quá, sẽ làm cho phanh có xu hướng ma sát nhiều lên phần kim loại (hoặc carbon) của vành bánh xe.
Kết quả là xuất hiện tiếng kêu rít rít khó chịu và có thể khiến cho bánh xe của bạn nhanh chóng bị hỏng nếu như không được khắc phục sớm.
Do đó, bạn hãy bảo dưỡng và kiểm tra thường xuyên bộ phận này của xe đạp, điều chỉnh sao cho má phanh cách đĩa khoảng 2mm và luôn giữ cho bề mặt tiếp xúc với phanh sạch sẽ, cũng như không bị dính bất kì vết dầu mỡ hoặc vết sáp nào.
Thực hiện kiểm tra định kỳ dây thắng
Khi kiểm tra dây thắng xe đạp định kỳ, bạn sẽ phát hiện kịp thời mức độ dây thắng bị mòn hoặc bị đứt sau khoảng thời gian sử dụng.
Chính vì thế, bạn cần tháo cáp ra khỏi vỏ của dây thắng xe để kiểm tra được những sợi cáp nào bị sờn. Lúc này, bạn có thể dùng dầu mỡ (hoặc chất bôi trơn) để tra vào sợi cáp trước khi luồng chúng vào lại vỏ cáp.
Ngoài ra, bạn hãy kiểm tra luôn cả phần lớp vỏ dây có bị xoắn hoặc bị nứt rách hay không, để chắc chắn lớp vỏ sẽ bảo vệ tốt những sợi cáp bên trong.
Chú ý kiểm tra lốp xe
Bảo dưỡng lốp xe định kỳ và kiểm tra độ căng của lốp xe khi bắt đầu sử dụng xe đạp, cũng là điều rất quan trọng để bạn có được lộ trình di chuyển an toàn, nhất là lốp xe thể thao. Khi áp suất không khí bên trong lốp xe phù hợp sẽ giảm bớt lực ma sát giữa bánh xe và bề mặt đường, điều này cũng góp phần cải thiện tuổi thọ của lốp xe.
Vì thế, bạn nên kiểm tra áp suất của bánh xe 1 lần/tuần để tránh gây ra sự biến dạng cho vành xe và nan hoa cũng như đảm bảo sự an toàn cho bạn khi sử dụng xe đạp.
Kiểm tra vành bánh xe
Ngoài việc kiểm tra lốp xe, bạn cũng nên kiểm tra luôn cả vành bánh xe. Vì nếu vành lốp quá mỏng, có thể sẽ làm cho vành bánh xe dễ bị cong hoặc bị mẻ, ảnh hưởng đến sự an toàn của bạn trong hành trình đạp xe.
Do đó, hãy kiểm tra kỹ bộ phận này bằng cách bóp nhẹ cả 2 căm xe đạp vào nhau, xem chúng có bị lỏng hay không? Nếu thấy lỏng, thì bạn hãy siết chặt phần ốc tại trục bánh xe, hoặc thay thế vành bánh xe mới nếu như bạn không thể khắc phục được tình trạng này.
Lưu ý tiếng kêu khó chịu phát ra từ xe
Khi đạp xe, nếu bạn phát hiện tiếng kêu khó chịu xuất phát từ bất kì bộ phận nào của xe thì hãy tìm ra nguyên nhân để khắc phục. Vì lúc này xe đạp của bạn đang có dấu hiệu bất thường, sẽ ảnh hưởng đến độ an toàn của bạn khi đạp xe.
Chẳng hạn, tiếng kêu crack khó chịu xuất phát từ phần đầu cổ xe đạp gồm có bộ phận gióng đứng (là trục đứng liên kết với gióng ngang) ở dàn đầu xe, ghi đông và bô-tăng (là phần nối giữa tay lái và khung sườn xe), nguyên nhân có thể là do giò đĩa có vấn đề.
Không nên bỏ qua các vết trầy xước của xe
Vết trầy xước trên xe đạp, phần lớn chúng ta thường hay bỏ qua. Tuy nhiên, những vết xước này có thể trở thành một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng vết rỉ sét lớn trên xe, nhất là giảm độ chắc chắn của phần khung xe.
Vì thế, bạn hãy xử lý tốt các vết xước này để tránh làm cho nước mưa hoặc những yếu tố khác khiến cho vết trầy trở nên nghiêm trọng hơn.
Trước khi tháo lắp bảo dưỡng nên chụp lại ảnh
Nếu bạn không rành về xe đạp, thì hãy chụp hình lại các bước thao tác trước khi bạn tháo các bộ phận của xe đạp ra bảo dưỡng. Điều này sẽ giúp bạn kiểm tra và hỗ trợ thao tác lắp lại các bộ phận đó đúng với vị trí ban đầu, tránh làm ảnh hưởng đến độ an toàn khi sử dụng xe đạp.
Nên để xe đạp trong nhà
Thay vì để xe đạp ngoài trời hoặc bên hiên nhà, bạn nên để xe đạp trong nhà, sẽ tránh được những yếu tố bên ngoài môi trường ảnh hưởng đến độ bền của xe như sương, gió và mưa.
Dựng xe thẳng đứng, không nên nghiêng xe dựa vào tường
Bạn hãy cố gắng giữ cho tay lái xe đạp của mình thẳng (song song với sàn) dù không sử dụng, thay vì để nghiêng đầu xe đạp và dựa vào tường. Cách làm này sẽ tránh gây lệch tâm cho xe đạp.
Chỉ nên bảo dưỡng xe ở các địa chỉ uy tín
Bạn nên chọn những địa chỉ uy tín để bảo dưỡng xe đạp, thời gian khoảng 6 tháng – 12 tháng/lần tùy theo tần suất sử dụng xe đạp của bạn. Những nơi này sẽ giúp bạn phát hiện kịp thời những bộ phận bị hỏng và kiểm tra kĩ tình trạng xe đạp hiện tại bởi những người thợ có kỹ thuật lành nghề.
2Từng bộ phận trong xe đạp cần bảo dưỡng như thế nào là đúng?
Muốn giữ cho xe của bạn luôn bền bỉ, bạn cần đảm bảo xe của mình luôn khô ráo sau những chuyến đi bên ngoài với thời tiết có mưa hay trên những địa hình bùn, đất.
Tuy nhiên trong quá trình bảo dưỡng, có những bộ phần cần được đưa đến những nơi chuyên bảo dưỡng xe đạp để đảm bảo chất lượng.
Sau đây, chúng ta sẽ tìm hiểu cách bảo dưỡng từng bộ phận xe đạp nhé:
Đối với hệ thống truyền động: Nếu bộ đôi sên và líp xe đạp của bạn thường xuyên di chuyển trên địa hình bằng phẳng, tầm khoảng 4000 km thì nên thay sên 1 lần, sau khi đã thay 3 lần sên thì nên thay líp 1 lần. Khi xe đạp di chuyển dưới mưa, bạn nên vệ sinh toàn bộ đĩa và líp để đảm bảo bộ truyền động luôn khô ráo và loại bỏ được hết bùn đất.
Phần lốp xe: Thông thường, mỗi lần xe bạn đi được quãng đường từ 5000 – 7000 km, thì nên thay lốp 1 lần. Tuy nhiên, mỗi lốp xe sẽ tùy vào quãng đường đi được và cách bạn đi như thế nào. Mỗi lần thay lốp, bạn nên quan tâm đến chất lượng lốp xe để đảm bảo lốp xe của bạn bền bỉ và đi được thời gian dài.
Hệ thống phanh xe: Phanh xe là bộ phận rất quan trọng khi đi xe đạp, vì thế mà bạn cần bảo dưỡng phanh xe đạp thường xuyên để đảm bảo an toàn trong mỗi chuyến đi. Khi bạn thường xuyên di chuyển trên địa hình dốc và trong điều kiện thời tiết có mưa nhiều thì khoảng 3 tháng nên thay 1 lần. Đối với những đoạn đường bằng phẳng, không sử dụng phanh nhiều thì 3 năm thay 1 lần.
Hệ thống chịu lực của xe đạp: Đối với bộ phận chịu lực của xe đạp thì không cần bảo dưỡng thường xuyên. Nhưng bạn cũng đừng bỏ qua việc bảo dưỡng các bộ phận này nhé. Với yên xe và cốt yên, thỉnh thoảng bạn cần tháo cốt và vòng kẹp ra khỏi gióng đứng. Sau đó, vệ sinh xe và kiểm tra dầu chuyên dụng cẩn thận.
3Những điều cần lưu ý để sử dụng xe đạp bền lâu
Muốn sử dụng xe đạp bền lâu, bạn cần lưu ý một số vấn đề như sau:
Sử dụng đúng loại dung dịch bảo dưỡng
Như truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn đã chia sẻ phía trên, việc bảo dưỡng xe đạp rất quan trọng để bạn có được lộ trình di chuyển an toàn. Trong các khâu bảo dưỡng xe, thì việc sử dụng đúng loại dung dịch bảo dưỡng như dầu bôi trơn sên xe đạp cũng rất quan trọng.
Nói một cách khác, việc chọn loại dầu bôi trơn (như dầu khô, dầu ướt hoặc dầu sáp) cho xích xe đẹp, sẽ hạn chế được phần nào bụi bẩn và đá mạt bám trên sên xe, tránh làm ảnh hưởng đến tốc độ quay của bàn đạp xe cũng như tốc độ của xe đạp đạt được.
Không nên vặn cổ phốt quá chặt
Phần nắp cổ phốt giúp cho bộ phận ghi đông không bị rung lắc quá nhiều. Vì thế, nếu bạn vô tình vặn cổ phốt quá chặt thì dễ khiến cho ghi đông bị khít, gây cứng cho việc bẻ lái.
Cố định trục bánh đóng chính xác trước mỗi chuyến đi
Những người mê chạy xe đạp thì sẽ không bỏ qua việc cố định trục bánh. Theo lý thuyết, bạn cần cố định 2 vị trí gạt để đóng và mở trục bánh. Nếu siết quá chặt các con ốc đối diện, thì khi bạn thao tác trên cần gạt sẽ rất khó khăn.
Ngoài ra, bạn cũng nên chú ý đến áp suất bánh xe đạp – không nên quá non hoặc quá căng vì đều ảnh hưởng đến tốc độ di chuyển và sự an toàn của bạn trong suốt lộ trình chạy xe đạp.
- 8 sai lầm cần tránh khi sửa chữa xe đạp tại nhà
- 7 tiêu chí mà bạn cần biết khi chọn mua xe đạp
- Bỏ túi kinh nghiệm chọn giày đi xe đạp phù hợp với bạn nhất
Như vậy, truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn đã hướng dẫn xong cho bạn về 11 mẹo bảo dưỡng xe đạp chi tiết mà lại rất đơn giản rồi đấy. Chúc bạn có được lộ trình thú vị khi di chuyển bằng xe đạp nhé!