14 công dụng của củ nghệ trong chăm sóc sức khỏe và làm đẹp

14 công dụng của củ nghệ trong chăm sóc sức khỏe và làm đẹp
Bạn đang xem: 14 công dụng của củ nghệ trong chăm sóc sức khỏe và làm đẹp tại truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn
tác dụng của củ nghệ tươi

Nghệ được trồng chủ yếu ở các nước châu Á và Trung Mỹ. Curcumin là hoạt chất quan trọng nhất của nghệ. Tây y đã bắt đầu ứng dụng nghệ trong điều trị thuốc giảm đau và thuốc trị thương, còn y học cổ truyền Ấn Độ từ lâu đã dùng nghệ để trị các chứng đau mãn tính, bệnh viêm nhiễm, bệnh gan, bệnh da liễu.

Thành phần dưỡng chất trong nghệ

Theo dữ liệu dinh dưỡng của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), một thìa bột nghệ (9,5g) cung cấp:

– 29 calo
– 0,91g protein
– 0,31g chất béo
– 6,31g carb
– 2,1g chất xơ
– 0,3g đường
– Cung cấp 26% nhu cầu mangan hàng ngày của cơ thể
– 16% nhu cầu sắt
– 5% nhu cầu kali
– 3% nhu cầu vitamin C

Các công dụng của củ nghệ

bột nghệ và củ nghệ

Dưới đây là các công dụng trị bệnh của nghệ cũng như làm đẹp đang được khoa học chú trọng nghiên cứu:

1. Kháng viêm, giảm đau

Quỹ giúp đỡ bệnh nhân viêm khớp (Arthritis Foundation) đã nhiều lần dẫn chứng các nghiên cứu cho thấy nghệ có khả năng kháng viêm, nhờ đó mà làm giảm các triệu chứng đau nhức khớp.

Quỹ này khuyến khích các bệnh nhân viêm khớp uống viên bổ sung nghệ 400-600mg, 3 lần mỗi ngày để giảm đau nhức.

Một nghiên cứu cho thấy nghệ có khả năng giảm đau giống như ibuprofen, hữu ích cho người bị viêm khớp đầu gối.

Liều dùng có thể khác nhau tùy theo tư vấn của bác sĩ, trung bình cỡ 800mg mỗi ngày.

Bổ sung viên nghệ có thể trị viêm khớp.

2. Tăng cường chức năng gan

Nghệ có đặc tính chống oxy hóa rất mạnh, bảo vệ gan không bị hư hại do độc tố. Nghệ đặc biệt hữu ích đối với những người phải dùng thuốc mạnh trong thời gian dài để trị tiểu đường hay các bệnh khác, dẫn đến tác dụng phụ là tổn thương gan.

3. Có thể giảm nguy cơ ung thư

Curcumin trong nghệ cho thấy nhiều tiềm năng trong ngăn ngừa và điều trị ung thư tuyến tụy, ung thư tuyến tiền liệt, đa u tủy xương…

Các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm ở động vật cho thấy curcumin có khả năng ức chế sự phát triển của tế bào ung thư, giảm sự phát triển của các mạch máu nuôi khối u, ngăn ngừa di căn.

Tuy vẫn chưa có nghiên cứu nào chứng minh curcumin liều cao có thể trị ung thư trên người, nhưng đã có một nghiên cứu nhỏ ở người cho thấy curcumin có thể ngăn chặn việc hình thành khối u ngay từ đầu, đặc biệt là khối u đường tiêu hóa như ung thư đại trực tràng.

4. Công dụng của củ nghệ tốt cho đường tiêu hóa

Công dụng của củ nghệ tốt cho đường tiêu hóa

Nghệ giúp hệ tiêu hóa vận hành thuận lợi.

Nghệ giúp tăng hương vị cho món ăn. Đặc tính kháng viêm và chống oxy hóa của nghệ giúp hệ tiêu hóa hoạt động khỏe mạnh hơn. Nghệ được người Ấn Độ trị các bệnh về tiêu hóa, Tây y nghiên cứu nghệ để bào chế thuốc trị viêm ruột, bệnh rò rỉ ruột và hội chứng ruột kích thích.

5. Nghệ có thể ngăn ngừa và trị bệnh Alzheimer

Y học hiện nay chưa có thuốc nào giúp trị bệnh Alzheimer, do đó ngăn ngừa bệnh ngay từ đầu là giải pháp tốt nhất.

Nguyên nhân của Alzheimer được cho là do tình trạng stress oxy hóa và viêm gây ra. Curcumin trong nghệ có khả năng khắc phục vấn đề này.

Một nguyên nhân khác gây bệnh Alzheimer là do sự tích tụ của mảng bám amyloid. Nghiên cứu cho thấy curcumin có thể làm sạch các mảng bám này.

6. Công dụng của củ nghệ chống trầm cảm

Một nghiên cứu nhỏ trên 60 người cho thấy curcumin có công dụng tương tự thuốc chống trầm cảm Prozac. Bổ sung nghệ giúp gia tăng 2 chất truyền dẫn thần kinh là serotonin và dopamine, khiến tinh thần vui vẻ lạc quan hơn.

7. Ứng dụng nghệ trong làm đẹp

mặt nạ mật ong bột nghệ

Nghệ là nguyên liệu không thể thiếu trong nhiều sản phẩm trị mụn, trị nám, dưỡng da, trị nứt gót chân…

8. Tác dụng của củ nghệ vàng giúp trị mụn và làm liền sẹo

Đặc tính kháng viêm của nghệ sẽ xoa dịu tổn thương trên da và se nhỏ lỗ chân lông. Tính chất sát trùng của nghệ giúp vết thương mau lành và ngăn ngừa nguy cơ để lại sẹo.

Cách làm: Bạn hòa 1 nhúm bột nghệ với 1 thìa bột gram (besan hay còn gọi là bột đậu gà). Sau đó thoa hỗn hợp lên chỗ da bị sẹo mụn, để trong 25 phút rồi rửa sạch bằng nước ấm.

9. Trì hoãn các dấu hiệu lão hóa

Nghệ chứa chất tạo màu curcuminoid giúp cơ thể tổng hợp chất chống oxy hóa, bảo vệ tế bào da khỏi sự tàn phá của các gốc tự do. Nhờ đó làn da sẽ được bảo vệ khỏi những nếp nhăn, đốm đồi mồi, các đường hằn hay da chảy sệ.

10. Tác dụng của củ nghệ trị da khô, nứt nẻ

Tác dụng của củ nghệ trị da khô, nứt nẻ

Để trị nứt gót chân, bạn chỉ cần hòa bột nghệ với dầu dừa, thoa lên gót chân rồi rửa sạch sau 15 phút. Tác dụng của củ nghệ giúp da trở nên mềm mịn thấy rõ. Đối với các vùng da khác, bạn cũng áp dụng cách này.

>>> Bạn có thể quan tâm: CÁCH CHỮA DA MẶT BỊ NẺ MỐC

11. Giảm nhẹ tổn thương do bỏng

Nghệ có đặc tính giảm đau rát và làm dịu da. Bạn hòa một nhúm nghệ trong sữa hoặc sữa đông (curd), sau đó thoa lên vùng da bị bỏng. Để khô rồi rửa sạch. Lặp lại vài lần mỗi ngày trong vòng 1-2 tuần, cho đến khi vết bỏng mờ đi.

12. Công dụng của củ nghệ vàng giúp trị rạn da

Bạn hòa bột nghệ, nhụy hoa nghệ tây với nước cốt chanh, sau đó thoa hỗn hợp lên vùng da rạn, để 15 phút rồi rửa sạch. Thực hiện mỗi ngày cho đến khi thấy vết rạn mờ dần.

>>> Bạn có thể quan tâm: NHUỴ HOA NGHỆ TÂY CÓ CÔNG DỤNG GÌ?

13. Nghệ giúp làm trắng da

Công dụng của củ nghệ

Nghệ có thể dùng để làm mặt nạ dưỡng da.

Công dụng của củ nghệ có khả năng trị những vùng da nám, không đều màu, giúp đem lại cho bạn làn da trắng sáng. Bạn hòa 1 thìa mật ong, 1 thìa sữa và 1/4 thìa nghệ để tạo thành hỗn hợp đắp mặt nạ. Sau khi đắp, bạn để 25 phút thì rửa sạch. Lặp lại 3-4 lần mỗi tuần.

Nghệ cũng có tác dụng loại bỏ làn da sạm do ánh nắng mặt trời. Bạn hòa một nhúm bột nghệ với nước ép chanh và sữa chưa tiệt trùng. Thoa hỗn hợp lên da rồi chờ khô, sau đó rửa sạch với nước lạnh.

14. Nghệ làm chậm quá trình mọc lông

Lông có thể mọc rậm và nhanh ở những nơi không mong muốn như dưới cánh tay. Bạn có thể thoa tinh dầu nghệ dưới nách sẽ khiến lông mọc chậm và thưa bớt. Đối với người có lông quá cứng thì tiến trình này có thể kéo dài hơn.

Những lưu ý khi sử dụng nghệ

Công dụng của củ nghệ

Nghệ có tính sinh khả dụng thấp, nghĩa là hệ trao đổi chất sẽ phân giải nghệ nhanh và cơ thể không hấp thụ nhiều. Tuy nhiên, bạn cũng không nên dùng quá nhiều nghệ cùng một lúc hoặc tự ý bổ sung nghệ khi đang uống thuốc kê toa.

– Nghệ nếu dùng quá nhiều có thể gây đau bụng do dạ dày tiết quá nhiều axit. Một số người tham gia thử nghiệm nghệ trong điều trị ung thư đã phải bỏ cuộc vì dạ dày của họ chịu không nổi.

– Nghệ gây loãng máu: Đặc tính thanh lọc của nghệ có thể dễ gây xuất huyết. Những người đang uống thuốc loãng máu như warfarin (Coumadin) không nên bổ sung quá nhiều nghệ.

– Nghệ kích thích co thắt tử cung: Bạn đã bao giờ nghe phụ nữ mang thai mà ăn thức ăn chứa cà-ri có thể dẫn tới sinh sớm? Bởi vì một thành phần chính trong cà-ri chính là nghệ. Tuy nhiên, chưa có nhiều bằng chứng y khoa về vấn đề này. Dẫu vậy, bà bầu cũng không nên bổ sung nghệ liều cao dưới dạng viên uống, chỉ nên ăn như một loại gia vị.

– Khi thoa nghệ lên da, da bạn sẽ tạm thời có màu vàng và rửa cũng không sạch hết. Điều này là bình thường, bạn có thể tẩy bằng nước cây phỉ (witch hazel) hoặc giấm táo. Bạn vẫn nên thử nghệ trên cánh tay trước khi thoa lên mặt. Trong vòng 24-48 giờ, nếu xuất hiện tình trạng dị ứng như da bị sưng, tấy đỏ thì bạn nên dừng.

Nghệ nếu kết hợp với quả dứa sẽ rất tốt cho sức khỏe. Vì protein bromelain trong dứa làm tăng khả năng hấp thụ nghệ vào cơ thể. Vì thế, đừng quên rắc chút bột nghệ vào món nước ép dứa bạn nhé. Ngoài ra, một số nghiên cứu cho thấy công dụng của củ nghệ vàng có thể tốt cho người bị vẩy nến, chàm eczema, rụng tóc từng mảng, địa y lichen planus và các bệnh da liễu khác, tuy nhiên bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

>>> Xem thêm: SỬ DỤNG GỪNG NGÂM RƯỢU GIẢM MỠ BỤNG NHƯ THẾ NÀO HIỆU QUẢ?

truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn