18 Sự thật thú vị nhất về loài bướm

18 Sự thật thú vị nhất về loài bướm
Bạn đang xem: 18 Sự thật thú vị nhất về loài bướm
tại truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn

Hầu hết chúng ta đều thích ngắm nhìn những con bướm sặc sỡ bay lượn trong vườn nhà. Từ những con bướm xanh nhỏ bé cho đến những con bướm phượng khổng lồ đều có những vẻ đẹp riêng. Nhưng bạn thật sự biết bao nhiêu về loài côn trùng này. Cùng chúng mình điểm qua những điều thú vị về loài bướm ngay nhé!

Bướm ăn gì để sống?

Bướm là loài côn trùng ẩn giấu nhiều điều thú vị trong vòng đời. Quá trình sinh trưởng và phát triển của loài bướm là một vòng tuần hoàn khép kín: Trứng – Ấu trùng – Sâu bướm – Nhộng (nhộng tạo kén) – Bướm. Các loài bướm ở giai đoạn trưởng thành có thể sống từ 1 tuần đến gần 1 năm. Chúng giao phối, đẻ trứng và lại bắt đầu một vòng đời mới.

Ấu trùng của bướm ăn vỏ trứng ngay sau khi nở, sâu bướm ăn lá cây để sống, nhộng thì không ăn gì, còn những con bướm thường dùng vòi dài hút mật hoa để sống.

Sự thật đơn giản vậy ai cũng biết, tuy nhiên thực tế thì nhiều loài bướm lại không chỉ hút mật hoa mà còn ăn cả xác chết, bùn hoặc chất thải động vật. Đôi khi mồ hôi của con người, nước mắt của rùa và cá sấu cũng là món ăn yêu thích của loài bướm. Chúng hút chất lỏng bên trong những thứ đó vì có chứa natri làm tăng khả năng sinh sản của loài bướm.

Vậy nên, nếu có con bướm nào đậu vào người bạn thì cũng đừng tưởng là mình thơm tho đến mức thu hút cả sự chú ý của loài bướm. Và cũng đừng ngạc nhiên khi nhìn thấy cả đàn bướm thi nhau xúm vào một xác chết của con vật nào đó hoặc thậm chí là một bãi phân.

Một con bướm không thể sống nhờ mật hoa mà nó cũng cần cả khoáng chất. Vậy nên những con bướm thường xuyên “nhâm nhi” ở các vũng nước bùn giàu khoáng chất và muối. Hành vi này, được gọi là “puddling”, đặc biệt là những con bướm đực. Cơ thể chúng tổng hợp các khoáng chất vào tinh trùng. Những chất dinh dưỡng này sau đó được chuyển giao cho bướm cái trong thời gian giao phối, và giúp khả năng tồn tại của trứng được lâu hơn.

18 sự thật thú vị nhất về loài bướm

Bướm ăn gì để sống?

Bướm cũng có nọc độc

Cũng như bao loài khác đang sinh sống trên Trái đất, những con bươm bướm cũng có góc tối trong cuộc đời, và chúng đã sống một cuộc sống che giấu mà con người hầu như không hề hay biết. Điều đầu tiên có thể kể đến là màu sắc của những con bươm bướm. Vẻ ngoài xinh đẹp thật ra có thể là một lời cảnh báo.

Lấy ví dụ là loài bướm vằn cánh dài Heliconius charithonia. Nhìn qua thì loài này cũng thật “hồn nhiên” như bao con bướm khác nhưng chúng là loài có độc nổi tiếng. Thậm chí, ở giai đoạn sâu bướm, chúng còn có thói quen “ăn thịt” anh em đẫn đến cảnh huynh đệ một nhà tương tàn.

Chưa hết, loài bướm còn có một hành vi tàn khốc mà các nhà khoa học thường gọi với thuật ngữ “hiếp dâm nhộng”.
Khi một con cái chuẩn bị thoát khỏi lớp vỏ nhộng trở thành bướm rồi tung cánh bay thì một nhóm các con đực đã vây quanh con cái, xô đẩy và vỗ cánh chèn ép nhau như những tình địch để chiếm được bạn tình. Kẻ chiến thắng của cuộc ẩu đả này sẽ được giao phối với con cái. Nhưng những con đực thường háo hức đến mức con cái chưa kịp thoát ra thì chúng đã dùng “vũ khí” xé toạc vỏ nhộng để giao phối.

Vì con cái bị mắc kẹt trong những vỏ nhộng và không có sự lựa chọn nào khác, nên thuật ngữ “hiếp dâm nhộng” xuất hiện. Một số nhà sinh vật học gọi với cái tên nhẹ nhàng hơn là “giao hợp cưỡng bức”.

Nếu xét về độ xảo trá, quỷ quyệt thì có lẽ họ hàng nhà bướm đều réo tên loài Maculinea rebeli. Những con sâu bướm Maculinea rebeli thậm chí còn lừa cả đàn kiến để được chúng cung phụng như một ông hoàng, bà chúa. Sâu bướm có thể tạo ra âm thanh bắt chước kiến chúa và khiến cả đàn bị lừa và hầu hạ nó. Những con kiến thợ cơm bưng nước rót cho chúng, kiến y tá thỉnh thoảng còn phải hy sinh những con kiến để cho chúng ăn khi thức ăn khan hiếm.

18 sự thật thú vị nhất về loài bướm

Bướm cũng có nọc độc

Những mối đe dọa của loài bướm trong tự nhiên

Dù sao, số phận của bướm cũng rất mong manh. Như vào mùa đông năm 2016, một trận bão lớn bất thường đã quét qua khu bảo tồn thiên nhiên El Rosario của Mexico, làm chết 40% cá thể bướm. Một trong những lí do khiến bướm chết hàng loạt như vậy là tán rừng ngày càng thưa thớt. Trên thực tế, tán rừng đóng 2 vai trò vô cùng quan trọng đối với sinh vật sống bên dưới.

Theo tạp chí Côn trùng học Hoa Kỳ, rừng vừa là “tấm chăn giữ nhiệt” vừa là “chiếc ô che mưa” giúp bươm bướm và các loài vật khác đỡ ướt lạnh.

Bướm là loài côn trùng nhỏ, chuyên hút phấn hoa, mật hoa, góp phần giúp việc giúp hoa thụ phấn. Ngược lại, hoa lá cây cỏ cũng là “mái vòm” bảo vệ loài bướm trước thiên nhiên khắc nghiệt. Nhưng khi bàn tay của con người bắt đầu cải tạo tự nhiên nhiều hơn, mọi thứ đã thay đổi. Vẻ đẹp của loài bướm khiến chúng bị săn bắt, giữ lại xác cho vào các bộ sưu tập. Rừng tự nhiên bị tàn phá, làm thay đổi môi trường sống của các loài sinh vật.

Nhiều loài bướm khắp thế giới từ Nam Mỹ, Đông Nam Á, châu Úc đến châu Âu đang có nguy cơ tuyệt chủng. Một số loài được pháp luật bảo vệ, một số được nuôi trong trang trại, các biện pháp khác cũng đang được ban hành. Hy vọng rằng vẫn chưa quá muộn để cứu lấy loài côn trùng này.

18 sự thật thú vị nhất về loài bướm

Những mối đe dọa của loài bướm trong tự nhiên

Bướm là loài có thói quen ăn uống khủng khiếp

Sở hữu diện mạo xinh đẹp, đáng yêu nhưng bướm lại có sở thích ăn uống quái đản, khiến nhiều người buồn nôn. Mật hoa không thể cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho bướm nên chúng có nhiều thói quen ăn uống quái đản, chẳng hạn hạ cánh xuống đất và thưởng thức bùn – loại hỗn hợp cung cấp các axit amin, đạm, muối, và các protein mà chúng cần.

Mồ hôi, nước mắt của con người, rùa và cá sấu cũng là món ăn yêu thích của loài bướm bởi trong đó có chứa natri làm tăng lượng tinh trùng và tăng khả năng sinh sản. Bướm không đâm qua da như muỗi nên chúng không đi cắn người. Tuy nhiên, nếu có máu, bướm sẽ không ngần ngại uống thứ nước uống khủng khiếp này để bổ sung đầy đủ sắt và đường.

Ngoài ra, bướm còn yêu thích “món” nước tiểu tới mức chúng còn tự tiêu thụ nước tiểu của chính mình. Tuy rất khó tin nhưng chắc chắn chất thải là một trong những món ăn ưa chuộng của loài bướm xinh đẹp. Tương tự như bùn, phân cung cấp cho chúng các khoáng chất, các axit amin, và nitơ.

Không có răng nên bướm rất thích thưởng thức món thịt thối rữa đang trong quá trình hóa lỏng. Những món ăn khủng khiếp này của loài bướm rất có thể khiến bạn rùng mình ngay khi đang ngắm một con bướm lộng lẫy.

18 sự thật thú vị nhất về loài bướm

Bướm là loài có thói quen ăn uống khủng khiếp

Bướm trưởng thành vừa nở không có vòi hút

Không như sâu bướm phá hoại lá cây, bướm trưởng thành chỉ ăn chất lỏng, thường là mật hoa. Phần miệng được biến đổi để cho phép chúng uống mật hóa, nhưng không thể nhai. Với một cái vòi ở phần miệng, có chức năng như một ống hút nước, chúng duỗi thẳng ra khi hút mật hoa và cong lại không không sử dụng.

Một số loài bướm ăn cả nhựa cây, và một số thậm chí còn “chén” luôn cả thực vật đang phân hủy.

Bướm trưởng thành vừa nở không có vòi hút. Một con bướm không thể uống mật hoa chắc chắc sẽ bị chết. Bướm vừa trưởng thành không có vòi hút, lúc này miệng của nó được chia thành 2 phần.

Một trong những công việc đầu tiên của bướm mới nở là yêu cầu sự trợ giúp của đồng loại. Con bướm trưởng thành sẽ tiến đến bên nó và bắt đầu làm việc với 2 phần rời rạc này để tạo thành một ống đơn, có chức năng hút nước. Bạn có thể dễ dàng nhìn thấy những con bướm giúp đỡ nhau trong vườn.

18 sự thật thú vị nhất về loài bướm

Bướm trưởng thành vừa nở không có vòi hút

Top 7 loài bướm hiếm nhất thế giới

Những con bướm với hoa văn lạ mắt này từng có thời gian xuất hiện khá nhiều. Tuy nhiên, môi trường sống và những tác động từ con người đã khiến chúng dần biến mất.

Miami Blue: Trong quá khứ, loài này khá phổ biến ở dọc ven biển Florida (Mỹ). Tuy nhiên, ngày nay, số lượng của nó đã giảm đi đáng kể (ước tính còn ít hơn 100 cá thể). Đây chính là loài bướm hiếm nhất thế giới. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc bướm Miami Blue biến mất là việc phát triển vùng ven biển Miami và cơn bão Andrew năm 1992. Cho tới năm 1999, không ai nhìn thấy con bướm Miami nào và nó được cho là đã tuyệt chủng.

Island Marble: Loài bướm này có phần hoa văn cánh giống hệt đá cẩm thạch. Trong khoảng 100 năm (1908-1998), nó được cho là đã tuyệt chủng. Tuy nhiên, một số cá thể bướm Island Marble đã xuất hiện trở lại ở đảo San Juan (Tây Ban Nha). Các nhà khoa học và chính quyền đã đưa nó vào danh sách động vật có nguy cơ tuyệt chủng. Tuy nhiên, nỗ lực của họ cũng không thể khiến số lượng loài này ngừng giảm. Tới năm 2018, số cá thể bướm Island Marble chỉ còn khoảng dưới 200 con ở San Juan.

Palos Verdes Blue: Đây là một loài bướm nhỏ có nguy cơ tuyệt chủng cao. Palos Verdes Blue chỉ xuất hiện ở bán đảo Palos Verdes (Mỹ) nên hiếm người được tận mắt chiêm ngưỡng nó. Các nhà khoa học nghĩ loài này đã hoàn toàn biến mất vào năm 1983 khi khu vực sống của nó (thuộc công viên Rancho Palos Verdes) bị san bằng. Hiện tại, chỉ còn khoảng 200 cá thể Palos Verdes Blue trong tự nhiên.

Lange’s Metalmark: Giống Palos Verdes Blue, Lange’s Metalmark chỉ sống duy nhất trong một môi trường. Đó là khu vực cồn cát Antioch (California, Mỹ). Nó trở thành loài chính thức có nguy cơ tuyệt chủng năm 1976.

Saint Francis Satyr: Loài bướm này chỉ xuất hiện ở Fort Bragg ở Bắc Carolina (Mỹ). Ước tính, số cá thể Saint Francis Satyr hiện chỉ còn dưới 1.000 con. Nguyên nhân chính khiến loài bướm này biến mất là môi trường sống bị đe dọa.

Schaus Swallowtail: Có thời điểm, Schaus Swallowtail được xem là loài bướm hiếm nhất Florida (Mỹ) khi chỉ còn khoảng vài trăm con. Tuy nhiên, những nỗ lực bảo tồn đã khiến số cá thể bướm hiện tại dao động khoảng 800-1.200 con. Đặc điểm dễ nhận thấy của chúng là phần trên cánh có màu nâu đen với dải trắng, vàng ở giữa. Sải cánh của chúng dài khoảng 9,2-11,8cm.

Leona’s Little Blue: Tên của nó được đặt theo Leona Rice – người phát hiện loài này lần đầu ở Klamath, Oregon (Mỹ). Số lượng cá thể ước tính hiện tại của Leona’s Little Blues còn khoảng 1.000 – 2.000 con. Chúng sống chủ yếu trên những cây kiều mạch. Tuy nhiên, “ngôi nhà” của chúng đang bị xâm phạm nhiều do quá trình khai thác gỗ và một số loài thực vật xâm lấn khác.

18 sự thật thú vị nhất về loài bướm

Top 7 loài bướm hiếm nhất thế giới

Bướm không thể bay nếu thời tiết lạnh

Bướm cần nhiệt độ lý tưởng khoảng 85ºF (29ºC) để bay.

Vì bướm là động vật máu lạnh, chúng không thể điều chỉnh nhiệt độ cơ thể của chính mình. Nhiệt độ không khí xung quanh ảnh hưởng lớn đến khả năng hoạt động của chúng. Nếu nhiệt độ không khí dưới 55ºF (13ºC), bướm trở nên bất động, không thể chạy trốn khỏi kẻ thù hoặc đi tìm thức ăn.

Khi nhiệt độ không khí dao động từ 82º-100ºF (27ºC – 38ºC), bướm có thể bay dễ dàng. Những ngày mát hơn , con bướm cần làm cơ thể của nó bằng việc bay chậm. Khi nhiệt độ nóng tới 38ºC thì bướm cũng gặp khó khăn vì sức nóng và tìm một nơi mát mẻ để trú ẩn.

Bướm mới trưởng thành không thể bay. Bên trong cái kén, bướm đang phát triển chờ đợi thời điểm bước ra khỏi vỏ bọc. Khi đã thoát khỏi lớp vỏ nhộng, nó chào đón thế giới bằng đôi cánh nhỏ xíu héo.

Bướm phải ngay lập tức bơm chất lỏng vào cơ thể thông qua các tĩnh mạch ở cánh để mở rộng chúng. Một khi cánh của nó đạt kích thước đầy đủ, con bướm phải nghỉ ngơi trong vài giờ để cơ thể khô ráo và cứng lại trước khi nó có thể bay chuyến bay đầu tiên.

18 sự thật thú vị nhất về loài bướm

Bướm không thể bay nếu thời tiết lạnh

Bướm nghe bằng đôi cánh của mình

Như chúng ta đã biết, một số loại bướm nghe bằng những cái lỗ nhỏ ở cuống cánh của chúng. Những cái lỗ này được phủ bởi 1 màng mỏng, có chức năng giống như màng nhĩ ở người. Nhưng nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi Tiến sĩ Jayne Yack, một giáo sư và nhà thần kinh học tại Khoa Sinh học tại Đại học Carleton ở Ottawa, Ontario, đã phát hiện ra rằng ít nhất một số loại bướm nghe bằng chính các cấu trúc trên cánh của chúng.

Nghiên cứu được công bố vào ngày 17 tháng 10 năm 2018, trên tạp chí Biology Letters. Họ nhận thấy họ bướm giáp (hơn 2.500 loài bướm khác nhau với các loài phổ biến như bướm vua) có những đường mạch rất lạ trên cánh, giúp chúng nghe được. Cánh bướm có các mạch chứa đầy khí giúp ổn định và giữ vững cho cánh. Đây cũng là đặc điểm phân biệt của họ bướm giáp. Yack và các cộng sự của cô đã đưa ra giả thuyết rằng các mạch phồng này có liên quan đến chức năng nghe do chúng đều dẫn đến lỗ nghe ở cuống cánh bướm.

Các nhà nghiên cứu đã tiến hành phát âm thanh với tần số tương tự như giọng nói của người, đồng thời ghi lại hoạt động của cánh bướm bằng tia laze. Các mạch phồng của 30 con bướm giáp đều có phản ứng với âm thanh. Khi rạch một vết nhỏ trên các mạch phồng này, khả năng nghe của chúng bị cản trở. Vậy, rõ ràng cấu trúc trên cánh này có vai trò trong khả năng nghe của bướm.

Các nhà nghiên cứu không chắc chắn về cơ chế hoạt động của các thiết bị nghe đặc biệt này. Có thể chúng giúp nhóm bướm này điều tiết các âm thanh tần số thấp.

18 sự thật thú vị nhất về loài bướm

Bướm nghe bằng đôi cánh của mình

Cách loài bướm tiếp nhận đồ ăn

Bướm có miệng haustellate. Chúng thực sự không thể nhai hoặc cắn thức ăn, vì vậy chúng chỉ uống chất lỏng dưới dạng mật hoa, nhựa cây, nước ép từ trái cây và một số khoáng chất.

Haustellate mouthparts là một sự thích nghi từ các miệng được sử dụng để nhai, được gọi là miệng Mandibulation. Tất cả các loài côn trùng nguyên thủy đều có những cái miệng bắt buộc, bởi vì chúng có những quả quýt lớn để nghiền nát thức ăn của chúng. Khi côn trùng phát triển, chúng phát triển các loại miệng khác nhau để thích nghi với môi trường và nhu cầu ăn kiêng.

Những con bướm mới thường cuộn tròn và tháo gỡ vòi của chúng để kiểm tra nó. Khi vòi không được sử dụng, nó vẫn cuộn tròn, giống như vòi trong vườn. Bướm chủ yếu ăn mật hoa hoặc phấn hoa. Chúng đậu trên bông hoa, tháo vòi của chúng ra và mút nước trái cây ngon lành, nhưng đó không phải là thứ duy nhất chúng ăn.

Bướm cho thấy một mối quan hệ đặc biệt với bùn. Hành vi này, được gọi là vũng nước hoặc vũng bùn hầu hết được nhìn thấy ở những con bướm đực, chủ yếu ở các vùng nhiệt đới, mặc dù nó cũng xảy ra ở những vùng ôn đới hơn.

Bướm đực tụ tập tại các vũng nước vì đó là một nguồn khoáng chất tuyệt vời cần thiết cho tinh trùng khỏe mạnh. Những chất dinh dưỡng này được chuyển đến con cái trong quá trình giao phối và giúp cải thiện khả năng sống sót của trứng.

Một khoáng chất đặc biệt có giá trị là natri. Vì mật hoa thực vật bị thiếu natri, nhiều côn trùng trong chế độ ăn thực vật thường xuyên bị bỏ đói natri. Đây là lý do tại sao nhiều loài bướm bị thu hút bởi mồ hôi, phân hoặc thậm chí là carrion. Ngoài ra, bất kỳ vùng nước nào gần vũng nước có thể cho phép bướm hạ nhiệt trong thời tiết nóng và khô.

Nếu bạn đang ngồi trong công viên hoặc vườn vào một ngày nắng và một con bướm tình cờ đáp xuống bạn, nhiều người sẽ coi đó là một lời khen và một lời chúc nhỏ ngọt ngào, nhưng sự thật, con bướm có lẽ chỉ bị thu hút bởi muối và mồ hôi trên da của bạn!

18 sự thật thú vị nhất về loài bướm

Cách loài bướm tiếp nhận đồ ăn

Hạt mưa có sức sát thương rất lớn đối với bướm

Trung bình một con bướm chúa nặng 500mg, hạt mưa to nặng khoảng 70mg hoặc hơn. Vậy là hạt mưa có sức sát thương rất lớn đối với bướm. Hơn nữa, khi trời nắng, bướm sẽ dang rộng đôi cánh ra – điều này giúp chúng hấp thụ nhiệt, từ đó mới có đủ năng lượng để bay.

Khi trời mưa, khả năng bay của chúng hạn chế, rất dễ làm mồi cho kẻ ăn thịt như chim và các loài sâu bọ khác. Mặt khác, gió giật mạnh cũng là một mối nguy khôn lường.

Tất cả những lí do trên đã giải thích vì sao chúng ta rất ít thấy bướm bay trong mưa bão. Thay vào đó, chúng sẽ khép đôi cánh lại, tìm chỗ trú ẩn an toàn. Đó là chỗ dưới tán lá, nhánh cây, mảnh lá vụn, khe nứt của đá, bụi cỏ cao hay thậm chí là hàng rào của con người.

Ở những nơi có bão vào mùa đông, điều kiện sống còn khắc nghiệt hơn. Do càng ở gần mặt đất, nhiệt độ càng xuống thấp nên bướm phải cố bay lên cành cao. Ngoài ra, xung quanh thân cây sẽ tỏa ra nhiệt giúp bướm ấm áp hơn.

Sống gần gũi với thiên nhiên, thổ dân Zuni ở Mexico từng truyền miệng rằng: “Thấy bướm trắng bay về phía Tây Nam, tức trời sắp mưa lớn”. Thật vậy, bướm sẽ dáo dác tìm nơi trú ngụ khi trời muốn mưa và ở đó im lìm suốt nhiều giờ đồng hồ. Qua cơn mưa, trời lại sáng, bướm liền kéo nhau từng đàn bay ra ve vãn, tạo nên cảnh tượng vô cùng đẹp mắt khiến những tay săn ảnh hay người yêu thiên nhiên phải choáng ngợp!

18 sự thật thú vị nhất về loài bướm

Hạt mưa có sức sát thương rất lớn đối với bướm

Bướm sử dụng nhiều thủ thuật để tồn tại

Bướm chỉ sống được vài tuần, một khi nó xuất hiện từ cái kén và trưởng thành như một người lớn, con bướm chỉ có 2-4 tuần ngắn ngủi để sống, đây là đặc điểm của hầu hết loài bướm. Trong thời gian đó, nó tập trung toàn bộ năng lượng vào hai nhiệm vụ – ăn uống và giao phối. Bướm tí hon blues chỉ sống được vài ngày, nhưng bướm vua sống tận tới 9 tháng.

Bướm xếp hạng khá thấp trong chuỗi thức ăn của những loài động vật ăn thịt. Để tồn tại trong thế giới tự nhiên đầy nguy hiểm, bướm sử dụng một số thủ thuật để sống sót.

Một số bướm gấp đôi cánh của chúng để pha trộn vào môi trường, đánh lừa thị giác của động vật săn mồi. Những con khác thử chiến lược ngược lại, sử dụng màu sắc rực rỡ của mình để tuyên bố sự hiện diện của nó. Những con côn trùng màu sắc tươi sáng thường tiềm ẩn độc tố nếu động vật ăn vào, do đó những kẻ ăn thịt học cách tránh chúng.

Một số loài bướm không độc hại chút nào, vẫn cố gắng tỏ ra hiếu chiến và chiến thuật này đã đạt được sự hiểu quả khi kẻ săn mồi bỏ đi vì nghi ngờ có độc.

18 sự thật thú vị nhất về loài bướm

Bướm sử dụng nhiều thủ thuật để tồn tại

Màu sắc của bướm được tạo ra từ hàng nghìn vảy nhỏ li ti

Bướm là các loài côn trùng nhỏ, biết bay, hoạt động vào ban ngày thuộc bộ Cánh vẩy (Lepidoptera), có nhiều loại, ít màu cũng có mà sặc sỡ nhiều màu sắc cũng có. Thường chúng sống gần các bụi cây nhiều hoa để hút phấn hoa, mật hoa, góp phần trong việc giúp hoa thụ phấn. Bướm ngày nhiều khi gọi tắt là bướm hay bươm bướm, mặc dù bướm có thể chỉ đến bướm đêm (ngai ngài).

Màu sắc của các loài bướm được tạo ra từ hàng nghìn vảy nhỏ li ti, được xếp lên nhau. Đôi khi nó cũng là những hạt có màu, nhưng trong trường hợp thông thường thì bề mặt tạo ra các vảy này có thể khúc xạ ánh sáng, do đó cánh bướm có màu liên tục thay đổi, lấp lánh khi di chuyển. Thường thì phía dưới có màu xám hoặc nâu khác xa với màu sặc sỡ ở phía trên. Những màu xấu xí này sẽ dùng để ngụy trang khi cánh của nó xếp lại. Điều này sẽ giúp nó thoát khỏi con mắt săn lùng của các loài chim và sâu bọ khác.

Mỗi con bướm đều có 4 cánh nhưng lại hoạt động như 1 cặp. Bướm đập cánh tương đối chậm (khoảng 20 lần/phút). Tuy vậy, nhiều loài bướm có thể bay rất nhanh và mạnh. Thậm chí có các loài nhỏ nhưng cũng có thể bay xa khi di trú. Ví dụ như bướm Comma có thể bay từ giữa sa mạc Sahara đến Anh, với khoảng cách 2000 dặm trong vòng 14 ngày. Bướm vua di trú hàng năm từ California đến Canada và vô tình bay qua cả Đại Tây Dương.

18 sự thật thú vị nhất về loài bướm

Màu sắc của bướm được tạo ra từ hàng nghìn vảy nhỏ li ti

Loài bướm đêm có cơ chế phòng thủ quái dị

Để đối phó với kẻ thù truyền kiếp, loài bướm đêm đã phát triển một cơ chế phòng vệ lạ thường: dùng cơ quan sinh dục phóng ra các luồng sóng siêu âm.

Trong những hang động tối tăm và các khu rừng rậm rạp trên thế giới, một cuộc chiến tiến hóa dai dẳng và kịch tích kéo dài 65 triệu năm đang diễn ra giữa loài dơi với bướm đêm. Rõ ràng bướm đêm là kẻ yếu, nhưng các nhà khoa học vừa biết rằng loài này đã tìm được những biện pháp tài tình để chống lại vũ khí lợi hại của kẻ thù.

Phát hiện mới nhất là loài bướm đêm lớn có khả năng làm nhiễu tín hiệu định vị mà dơi sử dụng trong cuộc rượt đuổi trường kỳ trong bóng đêm. Khi bị dơi truy đuổi, chúng chà xát bộ phận sinh dục vào bụng để tạo ra sóng siêu âm, có tác dụng làm nhiễu khả năng xác định phương hướng của kẻ thù. Để rút ra kết luận trên, đội ngũ chuyên gia bật tín hiệu của dơi và hướng về các đối tượng là nhiều loài bướm đêm. Trong đó, 3 loài bướm đêm, gồm Cechenena lineosa, Theretra boisduvalii và Theretra nessus, bắt đầu phát ra sóng siêu âm.

Trước đó, bướm hổ là loài duy nhất được ghi nhận có khả năng làm nhiễu sóng của dơi. Giờ đây, các nhà nghiên cứu phát hiện cả bướm đêm lớn lẫn bướm hổ đều sở hữu đôi tai phát hiện được sóng định vị của dơi, đồng thời có luôn khả năng phản ứng bằng cách phát trả lại dạng sóng tương tự. Điểm khác nhau ở đây là tai của bướm đêm lớn ở trên mặt, còn tai bướm hổ ở phần ngực. Và bướm hổ cũng phát tín hiệu siêu âm bằng cách dùng các màng ở vùng ngực.

18 sự thật thú vị nhất về loài bướm

Loài bướm đêm có cơ chế phòng thủ quái dị

Bướm bị cận thị

Trong khoảng 10-12 feet (3 mét – 3,2 mét), mắt nhìn bướm khá tốt. Bất cứ thứ gì ngoài khoảng cách đó sẽ bị mờ một chút với đôi mắt của bướm. Bướm dựa vào thị lực của nó để làm những nhiệm vụ quan trọng, như tìm kiếm bạn tình và tìm mật hoa.

Ngoài việc nhìn thấy một số màu sắc chúng ta có thể nhìn thấy, bướm có thể nhìn thấy một loạt các màu cực tím mà mắt con người không nhìn thấy được. Bản thân những con bướm này có các dấu hiệu tia cực tím trên đôi cánh, giúp chúng xác định lẫn nhau và tìm ra những người bạn tiềm năng. Các bông hoa cũng phát ra những dấu hiệu cực tím để báo hiệu với các loài thụ phấn như bướm rằng – “hãy thụ phấn cho tôi!”

18 sự thật thú vị nhất về loài bướm

Bướm bị cận thị

Bướm gây hại và cách phòng tránh bệnh do bướm gây ra

Trên thực tế cho biết, bản thân bướm hay sâu bướm không có độc và cũng không trực tiếp tấn công con người. Tuy nhiên, áo ngoài của chúng có phủ một lớp lông phấn dày đặc, đối với làn da yếu ớt và nhạy cảm sẽ bị dị ứng nặng nếu bị dính phải phấn bướm.

Ở một số trường hợp nặng có thể xảy ra là viêm da do côn trùng, làn da sẽ bị mẩn đỏ, xuất hiện mụn nước, ngứa, nóng rát,… Triệu chứng này tương đối dễ chữa trị, chỉ cần thoa kem ngoài da cũng hết. Căn bệnh thứ hai có thể mắc phải khi hít phải phấn bướm là hen suyễn. Trường hợp này xảy ra nhiều ở trẻ nhỏ, nên các bậc cha mẹ cần chú ý bảo vệ con mình trước sinh vật tưởng như hiền lành và vô hại này.

Như đã nói, loài bướm không trực tiếp tấn công cho con người nên không nhất thiết chúng ta phải tiêu diệt bươm bướm gay gắt như các loài côn trùng gây hại khác. Mà chỉ cần tránh tiếp xúc trực tiếp và thường xuyên với chúng là an toàn rồi. Đối với trẻ nhỏ, cha mẹ cần hạn chế cho bé vui chơi ở những khu vực có bụi cây rậm rạp hoặc nơi ao tù nước đọng. Ở nơi này, không chỉ có bươm bướm mà nhiều sinh vật khác cũng trú ngụ ở đây.

Cách ly không gian nhà ở với môi trường có nhiều côn trùng gây hại bên ngoài, bằng cách sử dụng ngay cửa lưới chống muỗi, một vật dụng thông minh và hết sức tiện ích trong cuộc sống hiện đại ngày nay. Cửa lưới chống muỗi và côn trùng sẽ giúp bạn ngăn chặn được tác nhân gây hại bên ngoài nhưng vẫn đảm bảo giữ ngôi nhà được thông thoáng, gần gũi với thiên nhiên. Cửa lưới an toàn cho con người và môi trường, ngoài ra còn tiết kiệm phần lớn chi phí cho các loại hóa chất tiêu diệt côn trùng khác.

18 sự thật thú vị nhất về loài bướm

Bướm gây hại và cách phòng tránh bệnh do bướm gây ra

Bướm nếm mùi vị bằng chân

Bướm có thể nếm thức ăn của chúng, nhưng không qua miệng. Thay vào đó, vị giác của bướm nằm ở đôi chân của bướm! Một bàn chân của động vật phục vụ như các cơ quan vị giác nghe có vẻ vô lý, đó có thể là lý do tại sao các nhà nghiên cứu thậm chí không bao giờ xem xét khả năng.

Hầu hết các nghiên cứu ban đầu trong lĩnh vực này đã xem ăng-ten hoặc palpi, một phần của miệng bướm, là cơ quan vị giác chính. Suy nghĩ là nếu con người và hầu hết các động vật có vú khác có lưỡi để nếm, một cơ quan tương tự phải phục vụ cùng chức năng ở côn trùng.

Thiên nhiên hiếm khi hoạt động theo cách thẳng thắn và có thể dự đoán được. Chỉ đến cuối những năm 1800, các nhà nghiên cứu mới bắt đầu thực hiện một cách tiếp cận vượt trội hơn cho vấn đề này. Đây là khi họ phát hiện ra rằng đó là chân chứ không phải miệng, có chức năng như thụ thể vị giác ở loài bướm!

Các chồi vị giác được gọi là chemoreceptors tiếp xúc, thụ thể vị giác hoặc giác quan cơ bản trong một số tài liệu. Những chất hóa học này được gắn vào đầu dây thần kinh. Khi các hóa chất có trong xung quanh côn trùng tiếp xúc với các chất hóa học, chúng sẽ kích hoạt các dây thần kinh, truyền thông tin đến não của côn trùng.

Ở loài bướm, những chất hóa học này nằm trên tarsus. Chân côn trùng được chia thành các phân khúc khác nhau, như hình dưới đây cho thấy. Các tarsus nằm ở xa, có nghĩa là cách xa cơ thể. Giống như con người có thể nếm vị ngọt của đường và vị đắng của thuốc, côn trùng cũng có thể cảm nhận được mùi vị khác nhau! Họ có thể cảm nhận vị ngọt, đắng, chua và mặn thông qua các chất hóa học.

18 sự thật thú vị nhất về loài bướm

Bướm nếm mùi vị bằng chân

Tập quán di cư của loài bướm

Nghiên cứu phát hiện thấy từ hàng triệu năm qua, loài bướm vẫn thực hiện hành trình di cư trên quãng đường dài từ Canada xa xôi ở phía Bắc tới Mexico ở phía Nam để trú Đông, một vài thế hệ sau này của chúng có di cư ngược trở lại vào mùa Hè. Đây là kết quả được đưa ra dựa vào các phân tích bí ẩn từ 101 mẫu gene thu thập được từ loài côn trùng này trên toàn thế giới.

Những phân tích này đã đổi mới hiểu biết về lịch sử loài bướm di trú với bộ cánh phối hợp hai màu cam sáng và đen đặc biệt này bởi trước đó nhiều nhà khoa học cho rằng hiện tượng di trú chỉ mới xuất hiện gần đây. Những hiểu nhầm này xuất phát từ thực tế rằng hầu hết thành viên của họ bướm sinh sôi bên ngoài khu vực Bắc Mỹ đều là loài nhiệt đới, không di trú chính vì thế các nhà khoa học luôn nghĩ rằng tổ tiên của chúng cũng vậy và chỉ bắt đầu di cư từ thế kỷ 19.

Những kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học dựa trên việc lập di truyền phả hệ cho thấy loài bướm di cư này có nguồn gốc từ loài bướm di cư xuất hiện hơn 2 triệu năm trước. Họ cũng phát hiện ra khả năng di cư của loài bướm có liên hệ với hình thái gene đơn quy định sự hình thành và chức năng các cơ trên cánh của chúng.

Năm 1996, hàng tỷ con côn trùng này đã hoàn thành chặng đường Bắc – Nam nhưng đến năm ngoái số lượng giảm chỉ còn 35 triệu con. Sự sụt giảm này được cho là hậu quả của nạn tàn phá rừng, tình trạng hạn hán và việc sử dụng thuốc trừ sâu với các cây bông tai, loại thức ăn chính đồng thời cũng là nơi mà loài bướm đẻ trứng. Các nhà khoa học hy vọng kết quả nghiên cứu sẽ gợi ý cách bảo tồn tập quán di cư cho loài bướm.

18 sự thật thú vị nhất về loài bướm

Tập quán di cư của loài bướm

Quá trình sâu biến thành bướm

Quá trình sâu kén “lột xác” biến thành bươm bướm thật dai dẳng và gian khổ. Nhưng bù lại, khi bướm thoát khỏi xác nhộng, giang đôi cánh đẹp tuyệt vời thì những gian khổ phải chịu đựng trước kia có lẽ cũng đã được đền đáp.

Vòng đời của một con bướm bắt đầu từ giai đoạn trứng. Bướm thường đẻ trứng trên lá những loại cây là thức ăn ưa thích của chúng. Trứng rất bé và có nhiều hình dạng khác nhau nhưng chủ yếu là dạng hình cầu. Bướm thường đẻ trứng trên chính lá của các cây mà chúng vẫn thường ăn. Trứng bướm rất bé và có nhiều hình dạng khác nhau nhưng chủ yếu là dạng hình cầu.

Giai đoạn trong trứng này kéo dài vài tuần cho đến khi trứng nở ra ấu trùng (sâu bướm). Bữa ăn đầu tiên của sâu bướm chính là vỏ trứng của mình. Sau 2 – 3 tuần ăn uống no nê, sâu bướm lớn hơn sẽ nhả tơ kết thành một khối chúng ta gọi là kén, nó cho cơ thể vào trong, thoát xác và hóa thành nhộng.

Lớp chất nhầy như lớp keo dán đặc biệt giúp con nhộng được giữ cố định. Màu sắc lớp vỏ bảo vệ giống chiếc lá héo úa, giúp chúng ngụy trang tốt nhất. Lúc này, nhộng vẫn dựa vào một thanh gai ở đoạn đuôi dính chặt vỏ kén và chuẩn bị cho quá trình thoát ra ngoài. Sau hơn 2 tuần, bướm ở trong cọ lưng vào kén tạo thành lỗ thủng nhỏ để chui ra.

Bướm mới thoát khỏi lớp kén chưa thể bay ngay bởi đôi cánh còn chưa khô ráo và cứng cáp. Sau khoảng 1 giờ đồng hồ, đôi cánh của bướm có kích thước đầy đủ, khô và sẵn sàng để bay.

18 sự thật thú vị nhất về loài bướm

Quá trình sâu biến thành bướm

Trên đây là những thông tin hữu ích nhất về loài bướm. Hy vọng bài viết đem lại nhiều thông tin bổ ích cho các bạn đọc.

Đăng bởi: Thị Hương Vũ

Từ khoá: 18 Sự thật thú vị nhất về loài bướm