2 cách xóa ô trống trong Excel cực đơn giản

2 cách xóa ô trống trong Excel cực đơn giản

Trong bảng tính Excel có những dòng, cột dữ liệu bị trống sẽ làm cho bảng tính khó nhìn và mất thẩm mỹ khi xem. Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn 2 cách xóa ô trống trong Excel cực đơn giản.

Bài hướng dẫn được thực hiện trên laptop HP với phiên bản Excel 2010, ngoài ra bạn cũng có thể thực hiện trên các phiên bản Excel 2003, 2007, 2013, 2016 với thao tác tương tự.

1Sử dụng Go To để chọn nhanh ô trống

Bước 1: Đầu tiên, bạn mở bảng tính Excel và nhấn phím Ctrl + A hoặc chọn phần dữ liệu cần áp dụng.

2 cách xóa ô trống trong Excel cực đơn giản

Bước 2:Tiếp theo, bạn nhấn Ctrl + G hoặc F5 để mở hộp thoại Go To và chọn Special.

Nhấn Ctrl + G và chọn Special

Bước 3: Hộp thoại Go To Special xuất hiện, bạn chọn vào Blanks và nhấn OK.

Chọn vào Blanks và nhấn OK

Bước 4: Tất cả những ô dữ liệu trống trong bảng tính sẽ được chọn. Để thực hiện xóa ô trống, nhấn Ctrl + ( – ) và hộp thoại Delete sẽ hiển thị. Chọn Entire Row nếu bạn muốn xóa toàn bộ hàng chứa ô trống hoặc chọn Entire Column nếu bạn muốn xóa toàn bộ cột chứa ô trống. Sau đó nhấn OK để hoàn thành.

Nhấn Ctrl + ( - ) và xóa

Lưu ý: Bạn phải thật cẩn thận thực hiện thao tác theo cách này vì nếu bảng tính chứa các ô trống xen kẽ các ô có dữ liệu thì khi bạn chọn xóa theo hàng (Entire row) hay cột (Entire column), Excel sẽ xóa cả hàng/cột đó và làm mất dữ liệu. Còn nếu bạn chọn Shift cells left (dồn các ô sang trái khi xóa) hay Shift cells up (dồn các ô lên trên sau khi xóa) sẽ làm dữ liệu bị sai và lộn xộn.

Bạn chỉ nên sử dụng tính năng này khi các ô trên cả dòng hoặc cả cột đều trống hoặc dữ liệu trên dòng hoặc cột đó không quan trọng.

2Sử dụng filter để lọc ô trống

Dưới đây là hướng dẫn xóa ô trống theo cách sử dụng filter để lọc các ô trống:

Bước 1: Mở bảng tính Excel và nhấn phím Ctrl + A hoặc chọn phần dữ liệu cần áp dụng.

2 cách xóa ô trống trong Excel cực đơn giản

Bước 2: Trên thanh công cụ, bạn chọn vào Data và chọn Filter.

Chọn vào Data và chọn Filter

Bước 3: Tại biểu tượng dấu mũi tên xuống tại đầu mỗi cột, bạn chọn vào để hiển thị những tính năng lọc trong cột đó.

Chọn biểu tượng dấu mũi tên xuống

Bước 4: Click bỏ chọn ô Select All và tick chọn vào ô Blanks. Sau đó chọn OK để lọc ra những hàng có chứa ô trống.

Click bỏ chọn ô Select All và tick chọn vào ô Blanks

Bước 5: Trong Home, bạn chọn vào Delete và chọn Delete Sheet Rows.

Chọn Delete Sheet Rows

Hoặc bạn có thể bấm chuột phải chọn Delete Row.

Chọn Delete Row

Xem thêm:

  • Cách cố định cột, dòng trong Excel chi tiết từng bước
  • Cách sử dụng hàm MID trong Excel để cắt chuỗi
  • Cách gộp nhiều ô trong Excel không mất dữ liệu chi tiết

Trên đây là 2 cách xóa ô trống trong Excel cực đơn giản​. Nếu bạn còn bất kỳ thắc nào cần được giải đáp, bạn vui lòng để lại bình luận bên dưới để truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn hỗ trợ bạn nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *