20 mẹo sắp xếp tủ lạnh ngăn nắp, khoa học và hợp lý

20 mẹo sắp xếp tủ lạnh ngăn nắp, khoa học và hợp lý

Thói quen sắp xếp tủ lạnh ngăn nắp giúp cho khí lạnh có thể di chuyển đến mọi ngõ ngách bên trong tủ, nhờ đó thực phẩm được làm lạnh toàn diện và tránh bị hỏng. Vậy truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn sẽ gợi ý ngay cho bạn 20 mẹo sắp xếp tủ lạnh ngăn nắp một cách khoa học và hợp lý ra sao nhé!

1 Cho thực phẩm vào từng ngăn đựng

Bạn hãy sử dụng một vài ngăn đựng thực phẩm bằng nhựa để bảo quản thực phẩm được sạch sẽ và gọn nhẹ. Chẳng hạn, một số loại thực phẩm có thể cho vào các hộp đựng có nắp đậy kín, nhờ đó thực phẩm không bị tràn ra xung quanh hoặc rơi xuống khi bạn mở cửa tủ.

20 mẹo sắp xếp tủ lạnh ngăn nắp, khoa học và hợp lý

2 Dùng kẹp treo túi đựng thực phẩm lên giá

Để tận dụng không gian góc chết bên trong tủ lạnh, bạn có thể kẹp các túi thực phẩm đang sử dụng dang dở lên giá của tủ lạnh giống như như hình bên dưới.

Dùng kẹp treo túi đựng thực phẩm lên giá

3 Dùng hộp đựng thực phẩm có gắn nam châm ở đáy

Vách cửa tủ lạnh được làm bằng chất liệu kim loại nên có thể hút dính nam châm. Vì thế, bạn có thể sử dụng những chiếc hộp đựng thực phẩm có phần đáy làm bằng nam châm, để hít chúng lên trên thành vách cửa tủ.

Cách làm này giúp bạn mở rộng thêm không gian lưu trữ các loại thực phẩm nhỏ nhẹ như ớt, trái cây sấy khô, bánh,…

Dùng hộp đựng thực phẩm có gắn nam châm ở đáy

4 Dùng hộp thủy tinh để đựng rau củ

Với rau củ, bạn có thể cho vào hộp hoặc hũ đựng thực phẩm thủy tinh để bảo quản, tránh vứt lung tung bên trong ngăn chứa tủ lạnh. Cách sắp xếp này vừa giúp cho rau củ được bảo quản tốt, vừa mang lại tính thẩm mỹ cho không gian bên trong tủ lạnh.

Dùng hộp thủy tinh để đựng rau củ

5 Dùng khay tròn để đựng thực phẩm

Đối với thực phẩm đã chế biến, các loại gia vị và thực phẩm ăn vặt, bạn có thể cho chúng vào các khay tròn. Thói quen này sẽ giúp bạn sắp xếp được gọn gàng thực phẩm và có thể dễ dàng lấy ra sử dụng ngay.

Dùng khay tròn để đựng thực phẩm

6 Dùng hộp chứa riêng để đựng món thịt xông khói

Khi chế biến món thịt xông khói, sau quá trình ướp gia vị nếu bạn chưa chế biến ngay thì hãy cất chúng vào trong hộp đựng có nắp đậy kín. Việc làm này giúp loại bỏ sự bám mùi bên trong tủ lạnh cũng như tránh việc thực phẩm này chảy nước ra bên trong tủ.

Dùng hộp chứa riêng để đựng món thịt xông khói

7 Tận dụng khay trứng để đựng nước sốt

Trường hợp, gia đình bạn bảo quản nhiều các loại chai lọ đựng nước sốt, thì có thể tận dụng khay trứng để sắp xếp chúng trở nên gọn gàng hơn khi bảo quản bên trong tủ lạnh.

Cách làm này sẽ giảm thiểu tiếng va chạm lục cục của các loại chai lọ mỗi khi bạn mở cửa tủ lạnh. Ngoài ra, với các chai đựng sốt gần hết, bạn nên úp ngược để phần sốt bên trong chảy xuống, không cần phải lắc hay cố gắng bóp khi cần dùng nữa.

Tận dụng khay trứng để đựng nước sốt

8 Tăng không gian lưu trữ cho các loại chai lọ

Các ngăn đựng được thiết kế bên cánh cửa tủ lạnh giúp bạn cất giữ các loại chai lọ tiện lợi. Thậm chí, nếu tinh ý hơn một chút, bạn có thể phân chia không gian này với các hộp ngăn bằng giấy, để mở rộng thêm không gian lưu trữ nhiều loại chai lọ khác.

Tăng không gian lưu trữ cho các loại chai lọ

9 Cất trứng trong một hộp đựng có nắp

Nếu nhà bạn có thói quen bảo quản trứng trong tủ lạnh, thì hãy trang bị thêm hộp đựng trứng có nắp đậy kín. Điều này sẽ giúp bạn có thể thoải mái đặt thêm các loại thực phẩm nhẹ khác lên trên hộp đựng trứng mà không sợ làm nứt vỡ trứng bên trong.

Cất trứng trong một hộp đựng có nắp

10 Gom chung các loại thực phẩm không cần thiết quá lạnh

Với những thực phẩm không cần thiết phải giữ quá lạnh như một số loại rau củ và trứng, thì bạn có thể gom chung để đặt chúng tại một khu vực nhất định bên trong ngăn tủ.

Có thể nói, việc xác định đặc tính của thực phẩm sẽ giúp bạn phân loại và sắp xếp thực phẩm sao cho hợp lý mà không làm ảnh hưởng đến chất lượng, đồng thời còn mở rộng thêm không gian lưu trữ các loại thực phẩm khác.

Gom chung các loại thực phẩm không cần thiết quá lạnh

11 Sử dụng ngăn riêng để chứa thực phẩm cần dùng trước, tránh hết hạn

Không phải ai cũng nhớ được hạn sử dụng thực phẩm khi bảo quản bên trong tủ lạnh. Và để tránh lãng phí thức ăn cũng như tối ưu không gian bảo quản thực phẩm bên trong tủ, bạn hãy để riêng ngăn chứa các thực phẩm cần dùng trước.

Sử dụng ngăn riêng để chứa thực phẩm cần dùng trước, tránh hết hạn

12 Sử dụng ngăn riêng để chứa thức ăn vặt

Nếu thích các món ăn vặt, bạn hãy đặt chúng vào khay riêng và sắp xếp một khu vực nhất định bên trong ngăn tủ. Điều này giúp bạn lấy thức ăn vặt dễ dàng để thưởng thức mà không không cần phải lục tung cả tủ lạnh.

Sử dụng ngăn riêng để chứa thức ăn vặt

13 Sử dụng khay chia thực phẩm đa năng ở ngăn đông

Thực phẩm bảo quản trong ngăn đông tủ lạnh cũng có thể được tối ưu bằng cách sử dụng các khay chia thực phẩm. Cách làm này sẽ giúp bạn phân loại được thực phẩm và sắp xếp chúng ngăn nắp, nhờ đó tiện lợi cho việc lấy và cho vào thực phẩm.

Sử dụng khay chia thực phẩm đa năng ở ngăn đông

14 Dán nhãn lên các ngăn đựng trên cánh tủ

Tương tự với những cách làm trên, bạn cũng có thể gắn nhãn cho từng ngăn đựng ở trên cánh tủ. Việc bố trí như vậy sẽ giúp bạn nhanh chóng tìm thấy các loại gia vị và thức uống dễ dàng.

Dán nhãn lên các ngăn đựng trên cánh tủ

15 Dán nhãn cho từng ngăn đựng

Đầu tiên, bạn nên phân loại thực phẩm theo nhóm, rồi đặt các thực phẩm chung một nhóm vào cùng một ngăn đựng với nhau. Sau đó, bạn có thể đánh dấu các ngăn này bằng cách ghi tên nhóm thực phẩm (thuộc về ngăn chứa đó) trên các dán nhãn.

Kế tiếp, bạn chỉ việc in nhãn ra và dán lên những khay ngăn đựng. Cách làm này giúp nhận biết thực phẩm nhanh chóng và lấy chúng ra dễ dàng mỗi khi cần.

Dán nhãn cho từng ngăn đựng

16 Trải miếng lót dưới ngăn tủ

Việc trải thêm miếng lót dưới các ngăn tủ được xem là cách giúp cho tủ lạnh hạn chế tình trạng ám mùi vì thực phẩm có thể bị rò rỉ chất lỏng.

Bạn có thể sử dụng giấy báo hoặc miếng vải cứng có hoa văn đẹp (để vừa trang trí cho tủ lạnh thêm xinh vừa làm miếng lót). Hơn nữa, bạn có thể thay mới những miếng lót này dễ dàng, từ đó giúp cho không gian bên trong tủ lạnh luôn sạch sẽ và không bị ám mùi thực phẩm.

Trải miếng lót dưới ngăn tủ

17 Tập cho trẻ thói quen ngăn nắp

Với gia đình có con nhỏ, bạn nên tập cho trẻ có thói quen giữ ngăn nắp các thực phẩm bên trong tủ, đồng thời khuyến khích trẻ tự làm sạch tủ lạnh sau khi lấy đồ ăn.

Như vậy, bạn sẽ giảm thiểu được thời gian vệ sinh tủ cũng như biết được các thực phẩm cần mua mỗi khi đi chợ.

Tập cho trẻ thói quen ngăn nắp

18 Chụp ảnh những thứ đã có trong tủ lạnh

Trước khi mua thực phẩm ở siêu thị hoặc cửa hàng tạp hóa, bạn nên dùng điện thoại để chụp lại thực phẩm và không gian bên trong tủ lạnh.

Việc làm này giúp bạn chọn được các thực phẩm phù hợp để bảo quản trong tủ lạnh cũng như không bị thừa khi mua lại những thứ đã có.

Chụp ảnh những thứ đã có trong tủ lạnh

19 Đeo vào cổ chai rượu dụng cụ khui có neo

Bạn băn khoăn khi bảo quản các loại chai rượu mà không gian tủ lạnh khiêm tốn, không thể đặt chúng được theo chiều đứng?

Lúc này, bạn có thể trang bị các loại khui nút chai có neo và đặt chúng trên cổ chai rượu, hoặc có thể dùng kẹp đặt cạnh chai rượu giúp bạn cố định chúng, nhờ đó bảo quản được nhiều chai rượu hơn.

Đeo vào cổ chai rượu dụng cụ khui có neo

20 Ghi chú bên ngoài cửa tủ

Cách sắp xếp này khá thú vị. Bạn có thể ghi chú bên ngoài cửa tủ lạnh theo dạng sơ đồ, giúp các thành viên trong gia đình biết được vị trí các thực phẩm được đặt trong tủ lạnh.

Ngoài ra, thói quen này còn giúp bạn theo dõi được hạn sử dụng của một số thực phẩm, từ đó giúp bạn sử dụng chúng sớm hơn để không lãng phí và có thêm không gian để lưu trữ thực phẩm khác.

Ghi chú bên ngoài cửa tủ

21 Một số lưu ý khi bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh

Khi bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh, bạn cần lưu ý thêm một số vấn đề như sau:

  • Chọn, điều chỉnh nhiệt độ cài đặt phù hợp: Để bảo quản thực phẩm tốt hơn và góp phần tăng tuổi thọ cho tủ lạnh, bạn nên điều chỉnh nhiệt độ khoảng 5 độ C trở xuống (ở ngăn mát) và từ -18 độ C trở xuống (ở ngăn đá).
  • Nên bảo quản thực phẩm trong hộp đựng thực phẩm, túi zip hoặc hộp lọ kín cũng như đóng kín thực phẩm khi đặt vào bên trong tủ lạnh. Thói quen này giúp thực phẩm hạn chế bị mất chất dinh dưỡng và không gây mùi khó chịu bên trong tủ lạnh mỗi khi bạn mở cửa tủ.

Bảo quản thực phẩm trong hộp, túi zip

  • Nên để ráo nước thực phẩm (như thịt, cá, rau quả, trái cây) trước khi bảo quản, tránh để cho thực phẩm bị úng nước và hình thành vi khuẩn gây hỏng thực phẩm, nhất là làm hôi không khí bên trong tủ lạnh.
  • Hạn chế túi nylon (không rõ nguồn gốc) để bảo quản thực phẩm, vì có thể chứa một số chất độc hại thấm sâu vào bên trong thực phẩm, từ đó làm ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng.
  • Hạn chế bảo quản sữa ở cánh cửa tủ lạnh vì nhiệt độ ở khu vực này không ổn định sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sữa. Tuy nhiên, bạn có thể cân nhắc việc chọn tủ lạnh có công nghệ Door Cooling, sẽ khắc phục được tình trạng hơi lạnh tỏa đều ở phần cánh cửa tủ lạnh.

Lưu ý khi bảo quản thực phẩm các chai lọ ở cánh cửa tủ lạnh

Xem thêm:

  • 10 cách khử mùi tủ lạnh cực hiệu quả có thể bạn chưa biết
  • Cách sắp xếp và bảo quản thực phẩm đúng cách trong tủ lạnh
  • Cách sắp thức ăn thông minh để chứa được nhiều đồ trong tủ lạnh

Hy vọng 20 mẹo phía trên đã giúp bạn bổ sung thêm được nhiều cách sắp xếp tủ lạnh ngăn nắp, khoa học và hợp lý các thực phẩm sử dụng hằng ngày rồi nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *