Bên cạnh việc học tập, trẻ cũng cần được trang bị kỹ năng sống ngay từ khi còn nhỏ. Tìm hiểu 30 điều cha mẹ nên dạy con từ nhỏ để bé biết tự bảo vệ bản thân.
Ngay từ khi con còn nhỏ, cha mẹ nên dạy con một số kỹ năng sống để trẻ biết cách tự bảo vệ bản thân mình, đặc biệt là khi không may có trường hợp xấu xảy ra. Cùng truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn tìm hiểu ngay những điều cha mẹ nên dạy con qua bài viết dưới đây nhé!
30 điều cha mẹ nên dạy con từ nhỏ để bé biết tự bảo vệ bản thân
Nếu cha mẹ vắng nhà và phải để con ở cùng ông bà thì hãy dặn con rằng con gái chỉ được ngủ cùng bà, không được ngủ cùng các thành viên nam khác, dù là người thân quen. Đặc biệt, hôm sau khi đón con, cha mẹ nên hỏi con rằng “Tối qua con ngủ như thế nào?”.
Khoảng 3 – 4 tuổi trở đi, hãy dạy con cách tự tắm rửa và đặc biệt không để người khác giới giúp bé tắm rửa.
Khi tắm xong, cha mẹ nên dạy con đi vào chỗ kín đáo để thay quần áo, không được thay quần áo ở những chỗ đông người, dù là người nhà đi chăng nữa.
Dặn con không nên để bất kỳ người nào gọi con là vợ hoặc chồng. Trẻ con thường thích thú với trò chơi giả đóng vai, nhưng với cách gọi như này thì không được bởi có thể tiềm ẩn những rủi ro nguy hiểm cho trẻ.
Khi trẻ tham gia các hoạt động ngoài trời, cha mẹ hãy dặn con tránh mặc những bộ trang phục hở hang, dễ làm lộ cơ thể.
Mỗi ngày sau khi đi học về, cha mẹ hãy dành thời gian trò chuyện với con về chuyện ở trường lớp. Nếu con có sự khác biệt như rụt rè hay ít nói hơn, hãy cố cố gắng thấu hiểu và tìm ra nguyên nhân.
Khi thay đồ, cha mẹ tuyệt đối không thay đồ trước mặt con. Hãy cho con biết rằng đây là chuyện riêng tư, và con cũng không nên nhìn ngó người khác thay đồ.
Dạy con “nói không” với những điều mà con không muốn người khác làm với mình bằng cách đặt ra các tình huống giả định để con phản ứng. Ví dụ như: Trong cầu thang máy, nếu có một chú đứng cạnh con và đặt tay lên vai con, con sẽ làm thế nào?
Nếu con đã “nói không” mà ai đó vẫn có hành động gây ảnh hưởng đến con thì cha mẹ hãy dạy con cầu cứu người khác hoặc chạy ra chỗ có người quen.
Hãy dạy con không nên chê bai hay chỉ trích người khác. Đặc biệt, để làm gương, cha mẹ cũng không được chê các khuyết điểm của con, dù chỉ là nói đùa.
Nhắc nhở bé gái rằng không được ngồi vào lòng người người khác trong bất kỳ tình huống nào, kể cả chú/bác, họ hàng của mình, đặc biệt khi con tầm 3 – 4 tuổi trở lên.
Cha mẹ cần kiểm soát và giới hạn thời gian con xem tivi, điện thoại. Tốt nhất là nên hạn chế bởi con có thể xem được những hình ảnh nhạy cảm và không có tính giáo dục.
Mỗi khi con buồn đi vệ sinh, nhiều bố mẹ thường có thói quen cho con giải quyết ngay trên vỉa hè hoặc chỗ có người qua lại. Việc ngày sẽ khiến con không có ý thức giữ gìn vệ sinh công cộng và tự bảo vệ bản thân. Vì vậy, cha mẹ hãy dạy con không đi vệ sinh ở nơi công cộng hoặc nơi có thể nhìn thấy các bộ phận kín của con nhé!
Thay vì mua nhiều cuốn truyện cổ tích cho con, cha mẹ nên mua nhiều sách, truyện hay các tài liệu về cơ thể con người để giáo dục con về vấn đề giới tính và cách bảo vệ bản thân. Bên cạnh đó, cha mẹ nên đọc kỹ và định hướng rõ ràng cho con.
Cha mẹ nên dạy con rằng việc bảo vệ bộ phận kín là rất quan trọng, không được cho phép ai nhìn hoặc chụp bộ phận kín của con.
Trước khi mua một cuốn truyện hoặc sách mà con mong muốn, cha mẹ hãy đọc qua để chắc chắn rằng trong cuốn sách/truyện không chứa từ ngữ hay hình ảnh nhạy cảm.
Cả gia đình nên cùng nhau vào cuộc để giáo dục con. Cha mẹ, ông bà nên chia sẻ các kiến thức về giáo dục cho con hiểu để con phát triển tốt hơn.
Ngay từ khi con có nhận thức, hãy dạy con không nên đòi quà hay nhận bất cứ thứ gì mà người lạ đưa cho khi chưa có sự cho phép của cha mẹ.
Cha mẹ nên dạy con gọi đúng tên của cảm xúc, ví dụ như sợ hãi, lo lắng, buồn bã,… Điều này khá quan trọng bởi khi con biết diễn tả cảm xúc bằng tên, con sẽ dễ dàng truyền đạt lời nói của mình hơn.
Nên dạy con gọi đúng tên các bộ phận trên cơ thể ngay từ khi con còn nhỏ để nếu lỡ có việc gì xảy ra, khi trình báo và lấy lời khai từ con, việc nói không đúng tên các bộ phận cơ thể sẽ tạo điều kiện cho “hung thủ” trốn tránh.
Nên dạy con biết nhận diện các dấu hiệu nguy hiểm từ sớm. Khi trẻ đang cảm thấy đang trong tình trạng không an toàn, cơ thể trẻ sẽ phát ra các tín hiệu để tránh xa như: con thấy run, vã mồ hôi, tim đập nhanh,…
Cha mẹ nên đưa ra và thường xuyên trao đổi với con về danh sách các “đụng chạm tốt, đụng chạm xấu”. Ví dụ như cho con biết rằng những cái hôn âu yếm từ cha mẹ là tốt. Nhưng nếu cái hôn từ một người lạ thì đó là cái hôn xấu.
Bên cạnh đó, cha mẹ cũng nên cùng con trao đổi xem như thế nào là đụng chạm nào là xấu, như thế nào là đụng chạm tốt bằng các câu hỏi như “Theo con, sờ vào …. là tốt hay xấu nhỉ?”
Từ khoảng 2.5 – 3 tuổi trở lên, khi con tự đi vệ sinh được, cha mẹ nên đưa ra nguyên tắc không nhìn ngó con trong lúc con đang đi vệ sinh để trẻ biết rằng đó là một việc riêng tư và rất cần được tôn trọng.
Khi con dùng mạng xã hội, cha mẹ nên dạy con hạn chế đưa hình ảnh của mình lên mạng xã hội và chỉ ra các nguy hiểm của hành động đó. Việc giữ an toàn trên mạng xã hội cũng là giữ sự an toàn ngoài đời thực.
Với các bé gái từ 2 – 3 tuổi trở lên, cha mẹ hãy dạy con rằng việc sử dụng đồ lót là cần thiết. Cha mẹ cũng chú ý chọn những loại đồ lót phù hợp với vóc dáng và độ tuổi của con.
Ngoài các dấu hiệu bất thường về mặt cảm xúc, cha mẹ cũng nên để ý các hành động lạ của con như: Con hay đặt tay vào bộ phận kín, con thích chơi các trò người lớn với gấu bông và búp bê,… Từ đó, hãy dạy con rằng những điều đó là không tốt và không nên làm.
Nên khuyến khích con tâm sự, chia sẻ bí mật với cha mẹ để con luôn thoải mái, tự tin. Tuy nhiên, để làm được việc đó, cha mẹ phải thường xuyên tương tác và kiên nhẫn, thấu hiểu con.
Hãy dạy con chỉ nên chia sẻ các vấn đề về cơ thể với cha mẹ, không nên nói với người ngoài, kể cả họ hàng.
Hãy cho con biết sự nguy hiểm của các hình ảnh nhạy cảm, nếu thấy người khác xem những hình ảnh này, con không nên tò mò mà hãy tránh xa.
Theo từng mốc phát triển, cha mẹ nên dạy con những kiến thức phù hợp. Ví dụ giai đoạn con bước vào tuổi dậy thì, cha mẹ nên dạy con các vấn đề về dùng internet an toàn, chuyện về bao cao su,…
Cần làm gì để phòng tránh các tình huống nguy hiểm xảy ra?
TS. Nguyễn Tùng Lâm – Chủ tịch Hội Tâm lý Giáo dục Hà Nội đã đưa ra lời khuyên:
- Nhớ số điện thoại của cha mẹ;
- Tuyệt đối không nhận đồ – đi theo – làm theo lời người lạ
- Khi người lạ đột nhập, tấn công, hãy ngoan ngoãn hợp tác và ưu tiên bảo đảm an toàn cho bản thân…
- Theo TS. Nguyễn Tùng Lâm, đối với trẻ em, dạy kỹ năng không thể chỉ dùng lý thuyết, cần cho con thực hành bằng các tình huống giả định. Thậm chí, cha mẹ có thể nhờ người “dụ dỗ” con, sau đó đưa ra bài học, phải biến mọi hoạt động của con thành ý thức, thói quen.
Tham khảo thêm: Ngày Trẻ em Thế giới 20/11: Ý nghĩa, chủ đề
Trên đây là những chia sẻ của truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn về 30 điều cha mẹ nên dạy con từ nhỏ để bé biết tự bảo vệ bản thân. Hy vọng với bài viết này, bạn sẽ bỏ túi được những kiến thức hữu ích vào cẩm nang chăm sóc con trẻ. Cảm ơn vì đã theo dõi!
truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn