4 cách giảm tê bì chân tay cho người bị tiểu đường hiệu quả

4 cách giảm tê bì chân tay cho người bị tiểu đường hiệu quả

Người tiểu đường thường bị tê bì chân tay do tổn thương thần kinh ngoại biên. Có thể giảm tê bì chân tay thông qua việc tập thể dục, massage tay chân,…

Tình trạng tê bì chân tay được xem là một trong những biến chứng phổ biến của bệnh tiểu đường. Vậy thì tình trạng này bắt nguồn từ những nguyên nhân nào và có những cách nào để giúp giảm tình trạng này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhé.

Nguyên nhân tê bì chân tay ở người bị tiểu đường

4 cách giảm tê bì chân tay cho người bị tiểu đường hiệu quả

Với người bị tiểu đường, tình trạng tê bì chân tay là dấu hiệu của biến chứng nguy hiểm – biến chứng thần kinh ngoại biên. Biến chứng này là nguyên nhân chính gây ra tình trạng tê bì chân tay.

Lượng đường tăng cao do việc không kiểm soát đúng cách, từ đó những vi mạch sẽ bị tổn thương và vào lúc này những dây thần kinh không được cung cấp đầy đủ những dưỡng chất dẫn đến tình trạng tê bì chân tay.

Tham khảo thêm: 8 cách bấm huyệt hỗ trợ chữa tê bì tay chân mang lại hiệu quả

4 cách giảm tê bì chân tay ở người bị tiểu đường

Theo dõi chân tay mỗi ngày

Theo dõi chân tay mỗi ngàyTheo dõi chân tay mỗi ngày

Tình trạng tê bì chân tay đôi khi sẽ không gây ra cảm giác đau đớn nên sẽ khiến bạn không thể nhận ra vết thương. Chính vì thế, các bạn cần theo dõi chân, tay mỗi ngày để có thể kịp thời phát hiện và chữa trị nhé.

Tham khảo: Đau nhức xương khớp: Nguyên nhân, cách điều trị, phòng ngừa

Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý

Xây dựng “công thức” hợp lý cho chế độ dinh dưỡngXây dựng “công thức” hợp lý cho chế độ dinh dưỡng

Chế độ dinh dưỡng sẽ ảnh hưởng đến việc kiểm soát lượng đường trong máu có tốt không, những thực phẩm giàu chất béo tốt và vitamin B là nguồn cung cấp dưỡng chất cấu tạo nên sợi thần kinh. Và từ những điều đó, những biến chứng thần kinh ngoại biên sẽ được đẩy lùi.

Các bạn có thể tham khảo những thực phẩm sau:

  • Thực phẩm giàu vitamin B: Cá hồi, rau lá xanh, trứng, sữa, thịt bò, cây họ đậu,…
  • Thực phẩm giàu chất béo tốt: Cá, hạt chia, dầu dừa, dầu oliu,…

Cùng với đó, người bệnh cũng cần hạn chế glucid và có thể được phép sử dụng khoảng 50-60% ở mỗi khẩu phần ăn hằng ngày. Và để có thể lựa chọn thực đơn cho mỗi bữa ăn hằng ngày, người bệnh cũng cần mỗi ngày quan tâm đến chỉ số đường huyết.

Không quên vận động thường xuyên

Không quên vận động thường xuyênKhông quên vận động thường xuyên

Để giảm tình trạng tê bì chân tay ở người tiểu đường thì việc chọn những bài tập nhẹ nhàng, ít gây áp lực như là đạp xe, yoga, đi bộ,… rất cần thiết. Người bệnh nên hình thành thói quen vận động thường xuyên với những bài tập nhẹ nhàng sẽ rất tốt cho sức khỏe và tinh thần.

Thăm khám sức khỏe định kỳ

Thăm khám sức khỏe định kỳThăm khám sức khỏe định kỳ

Việc thăm khám sức khỏe định kỳ là vô cùng quan trọng và cần thiết. Vì như thế, sẽ giúp bạn kịp thời phát hiện những vấn đề sức khỏe bất thường để có thể điều trị kịp thời và nhanh chóng.

Những câu hỏi thường gặp về tê bì chân tay ở người bị tiểu đường

Tê bì chân tay có nguy hiểm với người bị tiểu đường?

Ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống

Tình trạng tê bì chân tay sẽ mang lại cảm giác khó chịu và phiền phức trong quá trình sinh hoạt, vận động đối với người bệnh, cùng với đó triệu chứng này thường sẽ xuất hiện vào buổi tối nên sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ. Bên cạnh đó, người bệnh có cảm giác tê bì, đau đớn và có thể gây biến dạng bàn chân.

Nguy cơ nhiễm trùng, hoại tử nặng

Tình trạng tê bì chân tay ở người bị tiểu đường ở giai đoạn đầu sẽ khiến người bệnh không có cảm giác với những vết thương ở trên da. Và lúc này, khi người bệnh bị thương sẽ không phát hiện kịp thời và dẫn đến lở loét, nhiễm trùng. Bên cạnh đó, tê bì chân tay có thể xuất hiện những dấu hiệu khác như là loét da, khô ngứa,…

Những câu hỏi thường gặp về tê bì chân tay ở người bị tiểu đườngNhững câu hỏi thường gặp về tê bì chân tay ở người bị tiểu đường

Khi nào người tiểu đường cần thăm khám bệnh viện khi bị tê bì chân tay?

Bệnh nhân cần thăm khám sức khỏe định kỳ để có thể theo dõi tình trạng bệnh và có thể hỏi ý kiến bác sĩ về tình trạng bệnh để có những biện pháp trị bệnh thích hợp.

Bài viết trên là những chia sẻ của truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn về biến chứng tê bị chân tay của bệnh tiểu đường. Hy vọng qua bài viết các bạn sẽ hiểu rõ hơn và biến những cách giảm tình trạng này nhé.

Nguồn: Bệnh viện đa khoa Medlatec

Chọn mua các loại trái cây tại truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn để bổ sung dưỡng chất cho cơ thể:

truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *