4 thực phẩm “đại kỵ” tuyệt đối không ăn chung với quả nho

Nho là loại trái cây có hương vị hấp dẫn được nhiều người ưa thích. Tuy nhiên, ít ai biết có 4 loại thực phẩm “đại kỵ” tuyệt đối không ăn chung với quả nho.

Là một trong những loại trái cây tốt cho sức khỏe, nho không chỉ thơm ngon mà còn chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe. Tuy vậy, bạn không nên ăn nho chung với 4 loại thực phẩm này.

4 thực phẩm “đại kỵ” tuyệt đối không ăn chung với quả nho

Sữa tươi

Đứng đầu đại diện trong danh sách “tứ đại kỵ” không nên dùng chung với nho, sữa tươi có hàm lượng protein rất cao, cần thiết và cực tốt cho sức khỏe con người. Nếu bạn ăn nho xong mà uống thêm sữa tươi thì đại hại.

Ăn nho không nên dùng chung với sữa tươiĂn nho không nên dùng chung với sữa tươi

Trong nho lại chứa hàm lượng axit cao như axit tartaric, axit malic và axit xitric,…và cả vitamin C. Khi protein trong sữa gặp các hoạt chất axit trên thì sẽ gây ra hiện tượng kết tủa, kể cả vitamin C. Từ đó, cơ thể không thể chuyển hóa được và gây ra các triệu chứng như đau bụng, tiêu chảy, nôn mửa,…Do đó, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo chỉ nên ăn sau nho sau khi đã uống sữa được ít nhất 1 tiếng.

Do đó, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo chỉ nên ăn sau nho sau khi đã uống sữa được ít nhất 1 tiếng.

Nhân sâm

Nhân sâm là loại dược liệu quý hiệu và có công dụng rất tốt với sức khỏe con người. Tuy vậy, trong quả nho lại chứa axit tannic, đây là một loại polyphenolic, khi thủy phân tạo ra glucose, axit gallic hoặc các axit polyphenolic khác nên khi ta ăn nho sẽ cảm nhận vị ngọt.

Dùng nhân sâm thì không được ăn chung với nhoDùng nhân sâm thì không được ăn chung với nho

Loại axit này lại phản ứng với protein trong nhân sâm, làm biến đổi cấu trúc và gây hiện tượng kết tủa, làm giảm hiệu quả, chức năng của củ sâm đồng thời gây hại cho sức khỏe.

Hải sản

Trong hải sản như tôm biển, cá biển hay cua biển đều chứa hàm lượng protein cao, nếu bạn vừa ăn hải sản xong và thưởng thức một vài quả nho để tráng miệng thì không tốt chút nào đâu nhé!.

Protein trong hải sản dễ kết tủa khi gặp axit trong nhoProtein trong hải sản dễ kết tủa khi gặp axit trong nho

Như đã đề cập ở những đoạn trước, nho chứa hoạt chất là axit tanic, nó phản ứng với protein trong thực phẩm gây ra kết tủa, từ đó giảm đi giá trị dinh dưỡng của protein và gây kích thích đường tiêu hóa gây chóng mặt, buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy và nhiều triệu chứng khác.

Thực phẩm chứa nhiều Kali

Kali là hoạt chất rất tốt cho cơ thể, tuy vậy nếu quá liều rất dễ gây ra nhiều biến chứng không tốt như co thắt đường tiêu hóa, tăng nồng độ kali trong máu dẫn đến đầy bụng hoặc tiêu chảy, thậm chí là rối loạn nhịp tim.

Nồng độ kali trong máu tăng cao rất dễ gây đầy bụng hoặc tiêu chảyNồng độ kali trong máu tăng cao rất dễ gây đầy bụng hoặc tiêu chảy

Vì vậy, nếu bạn đã tiêu thụ các loại thực phẩm giàu kali như tảo bẹ, rong biển, chuối, hạnh nhân và các loại đậu khác,…thì nhất định phải đợi hai hoặc ba tiếng sau đó mới được ăn nho để đảm bảo an toàn sức khỏe.

Những lưu ý khi ăn nho

Nho chứa lượng đường rất cao

Nho chứa lượng đường rất caoNho chứa lượng đường rất cao

Nho là một trong những loại trái cây chứa nhiều đường rất cao, do đó sau khi ăn nho xong nên súc miệng để tránh nước nho, vỏ nho, cùi nho và các chất khác sẽ bám vào răng, gây tích tụ và hình thành các mảng bám gây hôi miệng và sâu răng.

Khi ăn nho nên ăn luôn cả vỏ

Khi ăn nho nên ăn luôn cả vỏKhi ăn nho nên ăn luôn cả vỏ

Đừng xem thường vỏ của quả nhỏ, nhìn nó tầm thường nhưng nó có “võ“ đấy. Theo các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, trong vỏ nho chứa lượng lớn hoạt chất có tên là resveratrol có chức năng ngăn ngừa các bệnh tim mạch và nâng cao khả năng chống lại bệnh ung thư.

Chưa hết, vỏ nho còn giàu hàm lượng polyphenol giúp duy trì trạng thái tốt nhất cho hệ thống tim mạch và cả flavonoids giúp giảm huyết áp, giảm lượng cholesterol có hại.

Từ đó, các chuyên gia khuyên rằng tốt nhất khi ăn nho thì bạn nên ăn cả quả từ vỏ đến hạt để hấp thụ hoàn toàn các chất dinh dưỡng trong nho hơn. Tuy nhiên, bạn nhớ rửa sạch quả nho để tránh bụi bẩn và thuốc trừ sâu còn sót lại trên bề mặt quả nhé!

Rửa kỹ nho bằng nước muối pha loãng

Rửa kỹ nho bằng nước muối pha loãngRửa kỹ nho bằng nước muối pha loãng

Quá trình trồng nho chắc hẳn người nông dân sẽ phải sử dụng đến các hóa chất trừ sâu để diệt trừ sâu bệnh để cho ra thành phẩm là những quả nho tươi ngon, mọng nước. Dù trước khi đưa ra thị trường thì những quả nho này đã được sơ chế, rửa sạch nhưng bạn vẫn nên rửa lại bằng nước muối sau khi mua về.

Ngoài ra, do cấu tạo của nho là mọc thành chùm nên chưa hẳn sạch sẽ hết các chất hóa học trong thuốc trừ sâu, vì vậy bước rửa lại bằng nước muối rất cần thiết.

Tránh uống nước ngay sau khi ăn nho

Một điều mà bạn nên lưu ý khi ăn nho chính là đừng uống nước liền sau khi nhâm nhi nó. Nho là trái cây có khả năng giữ ẩm rất tốt cho hệ tiêu hóa, đặc biệt là đường ruột. Việc bạn uống một cốc nước ngay sau khi dùng nho rất có thể làm loãng axit trong dạ dày và làm cho dạ dày không thể hấp thụ hết dưỡng chất.

Tránh uống nước ngay sau khi ăn nhoTránh uống nước ngay sau khi ăn nho

Hơn nữa, việc này còn làm cho quá trình oxy hóa, lên men trong ruột diễn ra nhanh chóng. Từ đó dẫn đến tăng nhu động ruột và lượng đường trong nho không được chuyển hóa ngay sẽ tồn đọng, lưu giữ vào đường ruột và gây ra tiêu chảy.

Do đó, bạn tránh uống nước sau khi ăn nho mà đợi qua nửa tiếng, khi uống thì dùng nước ấm, đừng uống nước lạnh hoặc nóng vì dễ làm đầy hơi.

Tốt nhất là nên ăn nho vừa đủ

Như đã đề cập ở đoạn trước, nho chứa nhiều đường, đặc biệt là đường glucose và đường fructose nên có vị ngọt rất đậm. Đây là hai loại đường nên hạn chế ăn nhiều vì nếu ăn quá nhiều rất dễ dẫn đến việc cơ thể chuyển hóa thành chất béo.

Ăn nho nhiều dễ gây tăng cân, béo phì do lượng đường trong nho caoĂn nho nhiều dễ gây tăng cân, béo phì do lượng đường trong nho cao

Ngày qua ngày sẽ tích tụ gây ra béo phì và lão hóa da. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích những người khỏe mạnh chỉ có thể ăn khoảng 200g nho mỗi ngày.

Bệnh nhân tiểu đường không nên ăn nho

Do nho chứa lượng đường glucose và fructose rất cao nên nó nằm trong danh sách không nên ăn ở những bệnh nhân đang điều trị bệnh tiểu đường.

Người bị bệnh tiểu đường ăn quá nhiều nho rất dễ làm lượng đường trong máu tăng caoNgười bị bệnh tiểu đường ăn quá nhiều nho rất dễ làm lượng đường trong máu tăng cao

Nếu người bị bệnh tiểu đường ăn quá nhiều nho rất dễ gây ra lượng đường trong máu tăng cao, chỉ số đường huyết tăng gây bất lợi trong việc điều trị bệnh.

Theo báo cáo của Viện Tiểu đường, Bệnh tiêu hóa và Thận Quốc gia Mỹ, người mắc bệnh tiểu đường, bệnh thận mãn tính nên thận trọng khi ăn nho.

Những ai bị táo bón không nên ăn nho

Bạn không nên ăn nho trong tình trạng cơ thể đang bị táo bón, bởi nếu ăn nho quá nhiều rất dễ gây nóng trong người và làm trầm trọng thêm khiến việc đại tiện khó khăn hơn.

Bạn không nên ăn nho trong tình trạng cơ thể đang bị táo bónBạn không nên ăn nho trong tình trạng cơ thể đang bị táo bón

Tốt nhất, bạn nên uống nhiều nước và ăn nhiều rau xanh để cung cấp đủ chất xơ để cải thiện chức năng tiêu hóa, khắc phục bệnh táo bón hơn là nhâm nhi quả nho khi cơ thể đang bị khó chịu do bị táo bón.

Những ai bị bệnh hay có tiền sử bệnh dạ dày không nên ăn nho

Nho chứa rất nhiều loại axit gây kích thích dịch vị dạ dàyNho chứa rất nhiều loại axit gây kích thích dịch vị dạ dày

Nho chứa rất nhiều loại axit gây kích thích dịch vị dạ dày, đặc biệt là axit malic và axit tartaric. Nếu bạn bị bệnh đau dạ dày hay đã từng bị thì không nên ăn quá nhiều nho trong một lần, vì sẽ làm tình trạng tệ hơn do dịch vị tiết ra nhiều gây đầy hơi và xót dạ dày.

Bên trên là một số loại thực phẩm không nên ăn chung với nho, cũng như những lưu ý khi ăn nho. Mong qua bài chia sẻ các bạn biết thêm nhiều thông tin bổ ích trong việc thưởng thức quả nho và những điều chú ý khi ăn nó.

Nguồn: Chuyên trang Trí thức trẻ – Báo điện tử Tổ Quốc

truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *