4 tư thế cho bé bú bình đúng cách, không sặc sữa hiệu quả

Bạn đang xem bài viết: 4 tư thế cho bé bú bình đúng cách, không sặc sữa hiệu quả tại website Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Để tránh những trường hợp trẻ bú bằng bình sữa dễ gặp các vấn đề như sặc sữa, nôn trớ, trào ngược dạ dày,… ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, bố mẹ cần nắm vững các tư thế cho bé bú bình đúng cách để đảm bảo an toàn cho trẻ. Hãy cùng truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn tìm hiểu ngay qua bài viết sau nhé!

1Nguy hiểm khi bú bình sai cách

Sặc sữa là tình trạng thường gặp nhất khi cho bé bú bình sai cách. Vì thế, để khắc phục mẹ nên đặt núm ti gần miệng bé nhằm hạn chế tình trạng núm ti không kín, tạo cơ hội cho không khí chui vào gây chướng bụng, làm bé bị nôn trớ, sặc sữa. Đồng thời, không nên cho trẻ bú ở tư thế gập cổ, vì như thế sẽ làm cho trẻ khó nuốt sữa và dễ sặc.

Trường hợp bé đang quấy khóc, bố mẹ thường nghĩ do bé đói và vội pha sữa cho bé bú ngay. Điều này hoàn toàn không nên vì nếu đặt núm ti vào miệng bé lúc đó, bé sẽ không kịp thích ứng và dễ bị sặc vì bé có thể chưa có nhu cầu hoặc chưa sẵn sàng để bú, thậm chí nếu không may lượng sữa bị chảy vào tai còn dễ khiến bé bị viêm tai giữa nếu mẹ không kịp thời lau sạch.

Hơn nữa, bố mẹ không nên tự điều chỉnh lượng sữa cho bé bú nhiều hơn nhu cầu, điều này sẽ gây hại cho đường tiêu hóa của con, làm bé bị chướng bụng, trào ngược và tâm lý sẽ sợ những lần ti sau. Nên bố mẹ hãy tập thói quen cho trẻ bú bình đúng cách để đảm bảo an toàn sức khỏe cho bé.

Không nên cho bé bú ngay khi bé khóc

Không nên cho bé bú ngay khi bé khóc

2Các bước chuẩn bị cho trẻ bú bình an toàn

Lựa chọn bình sữa phù hợp

Hiện nay có nhiều loại bình sữa với đa dạng thương hiệu, chất liệu, kiểu dáng, màu sắc,… vì thế việc lựa chọn bình sữa phù hợp cho trẻ vô cùng quan trọng. Bố mẹ nên ưu tiên lựa chọn bình sữa với những tiêu chí như chất liệu an toàn, dung tích phù hợp, ít chi tiết thừa, dễ dàng vệ sinh và tiệt trùng.

Bình sữa nhựa PPSU Pigeon Plus cổ rộng 240 ml (từ 3 tháng)

Bình sữa nhựa PPSU Pigeon Plus cổ rộng 240 ml (từ 3 tháng)

Tiệt trùng các đồ dùng hỗ trợ bé bú

Bố mẹ có thể sử dụng máy tiệt trùng bình sữa hoặc nước sôi để tiệt trùng bình sữa, các dụng cụ pha và hỗ trợ cho bé bú nhằm đảm bảo vệ sinh trước khi sử dụng. Đây là công đoạn quan trọng để bảo vệ sức khỏe cho bé, nhằm tránh các vi khuẩn bám trên thành bình ảnh hưởng đến chất lượng của sữa.

Máy tiệt trùng và sấy khô bình sữa KuKu KU9024

Máy tiệt trùng và sấy khô bình sữa KuKu KU9024

Kiểm tra nhiệt độ sữa

Sữa bột cần được pha với nước ấm khoảng 60 – 70 độ C để đảm bảo tối ưu dinh dưỡng và không ảnh hưởng đến sức khoẻ của bé. Nếu pha sữa với nước lạnh vì sẽ khiến trẻ khó tiêu, đau bụng, đi ngoài. Ngược lại, nếu pha với nước quá nóng sẽ ảnh hưởng đến chất lượng dinh dưỡng của sữa và nên kiểm tra lại nhiệt độ sữa đã pha trước khi cho bé uống để tránh khiến trẻ bị bỏng.

Kiểm tra độ mạnh tia sữa

Bố mẹ hãy kiểm tra độ mạnh yếu của tia sữa trước khi cho bé bú bằng cách bấm sữa ra mu bàn tay để đảm bảo tia sữa không bị tắc hoặc quá mạnh. Bố mẹ lưu ý tuyệt đối không nên cho núm ti vào miệng của mình để mút thử sữa, vì tuyến nước bọt của người lớn có thể vô tình truyền vi khuẩn cho trẻ.

Kiểm tra độ mạnh của tia sữa trước khi cho bé bú

Kiểm tra độ mạnh của tia sữa và nhiệt độ của sữa trước khi cho bé bú

3Tư thế cho bé bú bình đúng cách

3.1. Tư thế ngồi ôm ngang

Mẹ sẽ ôm bé trong khi cho bé bú bình, tư thế này khá giống với tư thế cho bé nằm trong nôi bú sữa và mẹ ngồi ôm nôi.

Cách thực hiện:

  • Đầu tiên, cần tìm một chỗ chắc chắn để bố mẹ có thể tựa lưng thoải mái vào đó.
  • Tiếp theo, mẹ ôm bé ngang sao cho đầu bé tựa vào bắp tay của mẹ, nghiêng nhẹ lên cao hơn thân người bé.
  • Sau đó, bố mẹ dùng một tay để ôm bé, tay còn lại cầm bình sữa nghiêng một góc 45 độ so với miệng của trẻ để đảm bảo tia sữa chảy đều cho bé bú.

Một điều cần lưu ý khi cho bé bú ở tư thế này đó là luôn giữ phần đầu bé cao hơn thân mình để tránh bị viêm tai.

Cho bé bú bình với tư thế ngồi ôm ngang

Cho bé bú bình với tư thế ngồi ôm ngang

3.2. Tư thế ngồi vào lòng

Ở tư thế ngồi vào lòng, mẹ sẽ ôm bé và giữ bình sữa cho bé bú đến khi hết. Tuy nhiên, tư thế này chỉ phù hợp với những bé có phần lưng cứng cáp, đã có thể ngồi được hoặc những trẻ thường bị nôn trớ, sặc sữa, trào ngược dạ dày. Tuyệt đối không áp dụng cho những bé mới sinh vì có thể ảnh hưởng đến cột sống còn non yếu của trẻ

Cách thực hiện:

  • Đầu tiên, mẹ hãy tìm một chỗ thoải mái để tựa lưng vào trong khi cho bé bú.
  • Tiếp theo, mẹ hãy đặt phần lưng bé áp vào bụng mẹ, giữ đầu bé tựa vào vai hoặc ngực của mẹ, lưu ý nên đặt lệch sang một bên để mẹ dễ cho bú hơn.
  • Sau đó, mẹ hãy cố định vị trí bằng một tay vòng ôm lấy bé và một tay cầm bình sữa nghiêng một góc khoảng 45 độ để cho bé bú.
Cho bé ngồi vào lòng mẹ để bú bình

Cho bé ngồi vào lòng mẹ để bú bình

3.3. Tư thế dựa lưng vào đùi

Dựa lưng bé vào đùi mẹ để cho bé bú có thể là tư thế thoải mái và tiện lợi nhất cho mẹ vì vừa chủ động được việc cho bé bú, vừa hạn chế được tình trạng mỏi lưng của mẹ. Đồng thời cũng tạo cảm giác thích thú hơn cho bé trong lúc bú bình.

Cách thực hiện:

  • Tương tự như tư thế ngồi vào lòng, bố mẹ cũng nên tìm nơi tựa lưng thoải mái như thành giường, tường nhà,…
  • Sau đó, choãi chân ra sao cho đùi và phần lưng tạo thành một góc 90 độ, đặt lưng bé nằm lên đùi của bố hoặc mẹ sao cho thoải mái và thuận tiện nhất.
  • Cuối cùng, bố mẹ dùng tay một tay giữ cố định bé, tránh té ngã, tay còn lại cầm bình sữa và cho bé bú.
Tựa lưng của bé lên đùi của mẹ để cho bé bú

Tựa lưng của bé lên đùi của mẹ để cho bé bú

3.4. Tư thế nằm

Cho bé bú với tư thế nằm thực hiện khá đơn giản, nhưng điểm trừ là có thể khiến mẹ dễ mỏi lưng hơn so với những tư thế khác.

Cách thực hiện:

  • Trước tiên, mẹ hãy đặt trẻ nằm ngửa, một tay giữ phần đầu bé, nâng lên một ít để người bé dốc xuống, cao hơn thân mình để giúp bé dễ thở, bú và nuốt sữa. Với những bé từ 3 tháng tuổi, mẹ có thể kê gối mỏng hoặc khăn dưới đầu bé thay vì dùng tay mẹ để đỡ.
  • Sau đó, đặt bình sữa nghiêng một góc khoảng 45 độ và cho bé bú.
Cho bé bú bình với tư thế nằm ngửa trên giường

Cho bé bú bình với tư thế nằm ngửa trên giường

4Những lưu ý giúp bé bú bình hiệu quả, đúng cách, không bị sặc

4.1. Cho bé bú đúng tư thế

Khi cho bé bú bình, đảm bảo phần đầu của trẻ phải luôn cao hơn phần thân mình để giúp sữa chảy dốc xuống dạ dày tốt cho tiêu hóa, tránh tình trạng bị sặc và hạn chế được nguy cơ viêm tai giữa cho bé.

Bố mẹ hãy đặt nghiêng bình sữa với miệng bé để lượng sữa chảy ra đều với lực không quá mạnh, hỗ trợ bé ti dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, không nên cầm bình sữa vuông góc hoặc song song với miệng bé, để tránh bé bị mất sức hơn và có thể bị sặc.

Sau khi cho bé bú xong, bạn hãy giữ bé ở tư thế thẳng đứng, vỗ ợ để giúp bé dễ chịu và tiêu hóa tốt hơn. Tuyệt đối không cho bé nằm liền sau khi vừa ti xong, cản trở việc ợ hơi cũng như khiến bé dễ bị nôn trớ. Tránh thay đổi tư thế liên tục trong lúc bé đang bú, hãy giữ cố định tư thế đến khi bé ti xong để con không bị nôn trớ và thoải mái ti đến cạn bình.

Lưu ý cho bé bú với một tư thế trong suốt quá trình bú để hạn chế sặc sữa

Lưu ý cho bé bú với một tư thế trong suốt quá trình bú để hạn chế sặc sữa hoặc trào ngược

4.2 Giữ bình sữa khi bé bú và theo dõi bé

Trong quá trình con ti, bố mẹ hãy giữ bình sữa và theo dõi bé. Vì một số trường hợp, lúc bé đang ti, bố mẹ lấy khăn hoặc dụng cụ nào đó để kê chiếc bình lên thay vì dùng tay để cầm, để bé tự bú sữa, điều này dễ dẫn đến con bị sặc sữa và gây hậu quả nghiêm trọng.

Đồng thời, khi bé đã ngưng bú nhưng dòng sữa trong bình vẫn chảy vào miệng khiến bé không phản ứng kịp, dễ bị nôn trớ, nặng hơn là sặc sữa. Chính vì vậy, việc quan sát và cầm bình sữa cho bé bú sẽ an toàn hơn. Bên cạnh đó, thời điểm khi bé có thể tự cầm bình được, bố mẹ vẫn phải theo dõi cho đến khi bé bú hết sữa trong bình.

Giữ bình sữa và theo dõi bé trong suốt quá trình bú

Giữ bình sữa và theo dõi bé trong suốt quá trình bú

5Địa điểm mua bình sữa, núm ti cho bé chính hãng

Hiện nay, các loại bình sữa và núm ti của những thương hiệu nổi tiếng và uy tín đã được phân phối chính thức tại truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn, mẹ có thể dễ dàng mua trực tiếp tại hệ thống cửa hàng truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn trên toàn quốc hoặc đặt hàng online qua website avakids.com để được hưởng nhiều ưu đãi hấp dẫn. truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn cam kết luôn mang đến những sản phẩm chất lượng nhất cho mẹ và bé.

Khi mua các sản phẩm bình sữa, núm ti tại truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn, bạn sẽ được hưởng các chính sách như sau:

  • Cam kết 100% sản phẩm chính hãng.
  • Hoàn tiền, đổi trả trong 7 ngày nếu lỗi do nhà sản xuất/nhà bán lẻ.
  • Giao hàng thu tiền, thanh toán online nhiều phương thức.
  • Hỗ trợ hướng dẫn, tư vấn qua tổng đài miễn phí 1900.866.874 (7:30 – 22:00).

(Chính sách trên được cập nhật vào tháng 04/2023 và có thể thay đổi theo thời gian. Bạn có thể xem thông tin mới nhất tại đây.)

Xem thêm

  • Có nên cho trẻ bú bình không có sữa? 11 lưu ý khi cho bé bú bình
  • Cách tăng lượng sữa cho bé bú bình giúp bé ăn ngon, ngủ ngoan, bụ bẫm
  • 8 cách tập cho bé bú bình hiệu quả, không quấy giúp mẹ nhàn, con khỏe

Hy vọng với những thông tin trong bài viết trên có thể giúp bố mẹ cho bé bú bình đúng cách, đảm bảo hấp thu tốt dưỡng chất trong sữa và an toàn cho sức khoẻ của bé. Nhanh tay truy cập website avakids.com hoặc hotline 1900.866.874 để được hỗ trợ hướng dẫn, tư vấn và đặt hàng bình sữa cùng núm ti cho bé ngay nhé!

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết 4 tư thế cho bé bú bình đúng cách, không sặc sữa hiệu quả của Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *