5 cách luyện tập chánh niệm cho thanh thiếu niên của bạn

Bạn đang xem bài viết: 5 cách luyện tập chánh niệm cho thanh thiếu niên của bạn tại website Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Lịch trình dày đặc và thêm thói quen sử dụng các thiết bị di động cũng như mạng xã hội đang ngày một phát triển, “tuổi ô mai” của thời điểm hiện tại đang diễn ra rất nhiều vấn đề. Ở một khía cạnh nào đó, các bạn trẻ hầu hết luôn trong tình trạng mất tập trung.

“Càng tương tác với màn hình nhiều bao nhiêu, thời gian chúng tập trung vào bản thân và những gì đang diễn ra xung quanh sẽ ít bấy nhiêu” – Christopher Willard, PsyD, nhà trị liệu tâm lý và tác giả của cuốn sách “Tâm trí trưởng thành”.

Càng tương tác với màn hình nhiều bao nhiêu, thời gian chúng tập trung vào bản thân và những gì đang diễn ra xung quanh sẽ ít bấy nhiêu. Nguồn ảnh: Synergy Mobile - Google

Càng tương tác với màn hình nhiều bao nhiêu, thời gian chúng tập trung vào bản thân và những gì đang diễn ra xung quanh sẽ ít bấy nhiêu. Nguồn ảnh: Synergy Mobile – Google

Willard nói thêm rằng màn hình điện tử không phải là vấn đề, nhưng nếu lạm dụng việc sử dụng điện thoại chính là “chúng đang bỏ lỡ những gì chúng thực sự cảm thấy: một ngày đẹp trời, những gì giáo viên đang nói, hay là việc trò chuyện với một bạn đồng trang lứa trên hành lang.”

Nhà giáo dục chánh niệm Gloria Shepard phân tích rằng, trẻ nhỏ có xu hướng tập trung vào thực tại nhưng khi đến tuổi dậy thì, con bạn sẽ có nhiều ưu tư và nhiều suy nghĩ hơn. Vào tuổi này, suy nghĩ của con bạn sẽ khá giống người lớn, chúng tập trung vào suy nghĩ nhiều hơn là vào những việc đang xảy ra ở thực tại.

Một tin tốt: Chánh niệm có thể giúp các bạn thanh thiếu niên đối phó với những thay đổi này và kiểm soát được những việc xung quanh. Thực hành chánh niệm bằng cách sống chậm lại, ý thức về bản thân và các hành động của mình đối với người khác, từ đó sẽ có những hành vi tích cực hơn.

Chánh niệm có thể giúp các bạn thanh thiếu niên đối phó với những thay đổi và kiểm soát được những việc xung quanh. Nguồn ảnh: ADDitude - Google

Chánh niệm có thể giúp các bạn thanh thiếu niên đối phó với những thay đổi và kiểm soát được những việc xung quanh. Nguồn ảnh: ADDitude – Google

Dưới đây là một số cách giúp con của bạn thực hành chánh niệm.

1Tự làm mẫu

Những đứa con của chúng ta cũng có những suy nghĩ nội tâm về hành động của mình giống như người lớn. Willard nói rằng cách tốt nhất để dạy con lưu tâm là chính mình phải thực hành. Ông nói: “Cha mẹ có thể tránh nghe điện thoại vào giờ ăn tối hoặc xoa dịu tâm hồn bằng cách hít thở khi chúng ta căng thẳng hay chỉ là thể hiện sự quan tâm không phân biệt đối với con cái, thì chúng cũng sẽ có hành động tương tự”.

Thay vì nói với con không nên làm việc gì đó, Willard khuyến khích việc cởi mở và trung thực về những gì cha mẹ muốn con làm. “Thay vì nói ‘Tắt điện thoại ngay!’, hãy nói ‘Này con, ba đã đặt điện thoại xuống rồi. Hãy cùng ba ra ngoài và chơi trò tìm kho báu, vẽ phấn trên vỉa hè hoặc chơi ở công viên’ ”.

Cách tốt nhất để dạy con lưu tâm là chính mình phải thực hành. Nguồn ảnh: Google

Cách tốt nhất để dạy con lưu tâm là chính mình phải thực hành. Nguồn ảnh: Google

2Tập trung vào hơi thở

Hít thở sâu kích hoạt hệ thống thần kinh phó giao cảm, chúng có nhiệm vụ giúp ta bình tĩnh lại. Shepard khuyên rằng nên giải thích với các đứa con đang tuổi thanh thiếu niên của bạn rằng não của chúng phản ứng tự nhiên với nhịp thở – vì vậy thở thực sự là một cách để “hack” não đấy!

Ví dụ nếu con cảm thấy bị kích động, hãy yêu cầu con thực hiện một bài tập đơn giản: hít thở thật sâu 5 lần liên tiếp. Sau đó, để ý xem con cảm thấy như thế nào. Shepard đã chứng minh được việc này có thể giảm căng thẳng từ 7 xuống còn 5 trên thang điểm 10 và cảm thấy dễ kiểm soát các hành vi của mình hơn.

Một phương pháp khác là thực hành việc đếm nhịp thở: hít vào trong 4 nhịp, giữ nó trong 4 nhịp, sau đó thở ra trong 4 nhịp. Ưu điểm của nhịp thở đếm là nó khiến tâm trí tập trung vào việc đếm, từ đó có thể thoát khỏi những suy nghĩ dai dẳng mà bản thân đang bị mắc kẹt.

Thực hành các kỹ thuật thở có thể được áp dụng trước khi làm bài tập về nhà, bài kiểm tra hoặc các buổi biểu diễn như trò chơi và độc tấu.

Willard cho biết một phương pháp thở khác dễ hiểu hơn: Hãy hít vào bằng mũi và thở ra bằng cách thổi qua miệng. Đây là một cách tập trung vào hơi thở dễ dàng áp dụng mà không cần phải gọi tên.

Tập trung vào hơi thở là một cách lấy lại bình tĩnh nhanh nhất từ đó kiểm soát tốt hành động của bản thân. Nguồn ảnh: ADDitude

Tập trung vào hơi thở là một cách lấy lại bình tĩnh nhanh nhất từ đó kiểm soát tốt hành động của bản thân. Nguồn ảnh: ADDitude

3Chạm vào giác quan của con

Willard cho biết: Khoảng thời gian trước khi làm bài tập về nhà, trước bữa tối hoặc trước khi đi ngủ là thời điểm tốt để tiếp xúc với các giác quan và thoát khỏi những suy nghĩ bận rộn. Ông gợi ý hãy yêu cầu con bạn đếm xem chúng nhận thấy bao nhiêu âm thanh trong một phút hoặc yêu cầu chúng nhìn ra cửa sổ và chỉ ra các màu xanh khác nhau mà chúng nhìn thấy. Bước ra ngoài để chú ý xem chúng có mùi gì cũng là một cách hiệu quả.

Shepard nói rằng nhận thức về cơ thể cũng rất hữu ích. Bà gợi ý một cách thực hành là yêu cầu các bạn trẻ chú ý đến cảm giác ở bàn chân, sau đó là cẳng chân, tay và lên các phần còn lại của cơ thể. Khi con bạn cảm thấy thoải mái thực hiện động tác này, hãy bắt đầu yêu cầu chúng siết chặt chân khi hít vào, sau đó thả lỏng khi thở ra.

Lâu dần, chúng sẽ học cách tự làm việc này khi cần mà không cần bạn nhắc.

Bài viết liên quan: Bật mí 7 kiểu nuôi dạy con cái dành cho cha mẹ thông minh

4Tỏ lòng biết ơn

Dừng lại để nghĩ và học cách trân trọng những điều tốt đẹp trong cuộc sống thực sự có kết nối đến chánh niệm.

Thời điểm tốt để thực hành lòng biết ơn là trong bữa tối. Mỗi thành viên có thể chia sẻ một vài điều mà họ cảm thấy biết ơn, một việc tích cực hoặc một người tốt mà họ gặp trong ngày. Một cách khác để bắt đầu cuộc trò chuyện là hỏi con bạn xem có điều gì vui vẻ hoặc tích cực xảy ra trong ngày không hoặc con có nhận thấy điều gì đẹp đẽ, đầy cảm hứng không.

Yêu cầu con tương tác khi còn nhỏ sẽ xây dựng phẩm chất nội tâm và hành vi bên ngoài mà các bạn muốn con mình có được khi chúng lớn lên, trở nên tự tin và bớt bốc đồng hơn.

Dừng lại để nghĩ và học cách trân trọng những điều tốt đẹp trong cuộc sống thực sự có kết nối đến chánh niệm. Nguồn ảnh: Google

Dừng lại để nghĩ và học cách trân trọng những điều tốt đẹp trong cuộc sống thực sự có kết nối đến chánh niệm. Nguồn ảnh: Google

5Giải thích về những gì đã đến với con

Shepard gặp nhiều thanh thiếu niên chia sẻ với bà rằng chúng đang căng thẳng hoặc khó tập trung. Bà nhận thấy việc kể cho chúng nghe một chút về bộ não và những thay đổi mà chúng trải qua trong thời kỳ thanh thiếu niên sẽ giúp giảm bớt lo lắng.

“Tôi đã giải thích rằng, bộ não cũng đang trong giai đoạn phát triển giống như cơ thể trong giai đoạn dậy thì này mà thôi. Chúng có thể đang bị thôi miên bằng chính suy nghĩ của mình. Giống như một vận động viên điền kinh, họ luôn có xu hướng đi nhanh hơn do đã quen chạy trên các đường đua.”

Bà cho biết thêm, hiểu rằng những thay đổi chỉ là tạm thời giúp hầu hết các bạn thanh thiếu niên này giảm đi những hành vi vượt tầm kiểm soát.

6Đôi lời từ truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn

Trải qua những năm tháng ở tuổi vị thành niên có thể rất khó khăn với con bạn. Có rất nhiều sự thay đổi ở cả trong tâm trí, tính cách và ngoại hình. Thời điểm này con bạn dễ cảm thấy lo lắng và căng thẳng hơn do tâm trí của chúng dễ bị cuốn vào những suy nghĩ mông lung. Những khuyến khích và tạo cơ hội cho thanh thiếu niên thực hành chánh niệm khi chúng trong giai đoạn khám phá bản thân và thế giới xung quanh sẽ tạo nên sự khác biệt. truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn trân trọng những tìm hiểu của bạn dành cho con, mong bạn sẽ áp dụng vào thực tế cuộc sống và đừng ngại chia sẻ với chúng tôi những thay đổi của con bạn sau khi thực hành chánh niệm nhé!

Xem thêm:

  • Trẻ hiếu động – Cha mẹ cần biết những phương pháp giữ an toàn cho con
  • Cho trẻ ăn dặm xay nhuyễn hay theo phương pháp BLW?
  • Trộn lẫn rau vào thức ăn của trẻ liệu có thật sự tốt?

Dạ Thắm tổng hợp từ Healthline

1. https://www.healthline.com/health/mental-health/mindfulness-for-kids?utm_source=ReadNext

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết 5 cách luyện tập chánh niệm cho thanh thiếu niên của bạn của Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *