5 lí do tại sao MacBook lại an toàn, ít dính malware hơn Windows

5 lí do tại sao MacBook lại an toàn, ít dính malware hơn Windows

Macbook thường được cho là ít bị dính Malware hơn so với Windows. Vậy lý do nào mà MacBook lại chiếm ưu thế như vậy. Tìm hiểu bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé!

1Malware là gì?

Malware được định nghĩa là “một chương trình (program) được chèn một cách bí mật vào hệ thống với mục đích làm tổn hại đến tính bí mật, tính toàn vẹn hoặc tính sẵn sàng của hệ thống”.

5 lí do tại sao MacBook lại an toàn, ít dính malware hơn Windows

Các chương trình độc hại này có thể thực hiện nhiều chức năng, bao gồm ăn cắp, mã hóa hoặc xóa dữ liệu nhạy cảm, thay đổi hoặc chiếm đoạt các chức năng và giám sát hoạt động máy tính, điện thoại của người dùng mà không được sự cho phép của họ.

Như vậy, Malware mang khái niệm rộng hơn virus. Có thể nói, virus chỉ được coi là một nhóm malware chuyên biệt với khả năng nhân bản và phát tán nhanh (tương tự các virus sinh học).

Xem thêm: Malware là gì? Các loại Malware thường thấy và cách bảo vệ máy tính khỏi bị xâm hại.

2Điều gì khiến MacBook an toàn và khó dính mã độc hơn

1. Apple xây dựng macOS sử dụng nền tảng Unix

Nếu như Windows xây dựng một nền tảng hệ điều hành dựa trên MS-DOS đặc trưng và riêng biệt của mình thì Apple cũng phát triển một hệ điều hành macOS dựa trên trên Unix, hệ điều hành được phát triển vào thập kỷ 60.

Hệ điều hành này vốn luôn nổi bật với vận hành ổn định và tính năng bảo mật tốt, được cho là mang lại nhiều tính năng bảo mật vượt trội hơn so với MS-DOS.

Apple xây dựng macOS sử dụng nền tảng Unix

Nền tảng của Unix không chỉ được Apple đưa vào phát triển mà các hãng công nghệ lớn ứng dụng trên Linux, the PlayStation 4, Android, Chrome OS.

Cũng chính vì vậy mà nền tảng Unix này được loạt các ông lớn công nghệđầu tư và khắc phục những lỗ hổng tốt hơn mỗi ngày, trong khi đó, nền tảng Windows chỉ được Microsoft tập trung vào.

2. Tính năng bảo mật Gatekeeper

Ứng dụng Gatekeeper mang đến những tính năng hỗ trợ bảo mật tuyệt vời cho macOS, ứng dụng này hiện chỉ tương thích cho thiết bị này và đang là thế mạnh độc quyền của macOS.

Khi bạn tải một ứng dụng mới về máy, Gatekeeper ngay lập tức sẽ dùng XProtect để quét các phần mềm độc hại có trên ứng dụng đó. Nếu phát hiện ra malware, nó sẽ phát ra thông báo và ngừng lại việc tải xuống.

Ứng dụng bị chặn bởi bảo mật Gatekeeper

Thậm chí, XProtect còn hỗ trợ quét các ứng dụng bạn từng tải xuống trước đây, nếu phát hiện ra bất cứ ứng dụng nào được cung cấp bởi những nhà phát triển không tin cậy, Gatekeeper sẽ loại bỏ chúng.

Trong cài đặt mặc định, máy Mac chỉ cho phép bạn cài đặt những ứng dụng có trên App Store và từ nhà phát triển đã xác thực. Điều này cũng hỗ trợ các ứng dụng như Dropbox, Evernote, hay Microsoft Office chặn các phần mềm độc hại và không đáng tin cậy.

3. Cấp quyền truy cập cho từng ứng dụng

Với Sandbox, macOS mang đến tính năng cấp quyền truy cập cho từng ứng dụng.

Điều này tạo nên một lá chắn bảo vệ sự xâm nhập của các ứng dụng được cung cấp bởi bên thứ 3 trong việc tiếp cận và đánh cắp dữ liệu từ những ứng dụng khác trên máy hoặc các file trên hệ thống của máy Mac, ngăn cản phần mềm độc hại muốn xâm nhập và tấn công máy Mac.

Sandbox trên Macbook

Đây được xem là lớp bảo vệ thứ 2 nếu không may một malware nào đó vượt được lớp quét của Gatekeeper.

Từ hệ điều hành macOS Catalina, các ứng dụng của máy Mac cần phải được sự cho phép nếu tiếp cận bất cứdữ liệu nào trên hệ thống máy như Files and Folders, Screen Recording, Camera, Photos,…

Hãy vào System Preferences > Security & Privacy > Privacy để kiểm tra cài đặt bảo mật máy của bạn. Bạn có thể xem được những ứng dụng nào được cấp quyền truy cập gì ở đây.

4. Được trang bị bảo vệ hệ thống SIP

Một hệ thống trên máy Mac với tên gọi System Integrity Protection (SIP) cho phép người dùng ẩn đi một số file quan trọng của hệ thống trong một “hàng rào” bảo vệ ẩn.

File được bảo vệ trên hệ thống SIP

Điều này đảm bảo cho bất cứ ai kể cả bạn cũng không thể chỉnh sửa điều gì trên các file hệ thống này (tính năng này thường nhắm tới các phần mềm malware.

Với SIP, các mã malware sẽ khó có cơ hội để phá vỡ hệ thống máy Mac của bạn. Hiện tại các nhà phát triển ứng dụng tin cậy đều ra mắt những ứng dụng có thể đáp ứng được với lớp bảo vệ của máy Mac này.

5. Số lượng máy Mac ít phổ biến hơn Windows

Máy tính Windows được sử dụng phổ biến hơn so với máy Mac, chính vì vậy đây trở thành một miếng đất màu mỡ thu hút các tội phạm mạng.

Số lượng máy Mac ít phổ biến hơn Windows

Các loại malware được tạo ra nhằm nhắm vào máy tính Windows sẽ không gây được tổn hại với máy Mac. Và thông thường, máy tính Windows với lượng người dùng đông đảo hơn thường sẽ bị lựa chọn là mục tiêu.

Một số mẹo giúp sử dụng MacBook an toàn hơn

– Cập nhật những phiên bản điều hành mới nhất dành cho máy Mac của bạn để được hỗ trợ những tính năng bảo mật mới nhất của hãng.

– Tránh mở các tập tin từ những địa chỉ mail lạ.

– Đừng bỏ qua các cảnh báo an toàn của các phàn mềm mật trên máy Mac của bạn để cài đặt những ứng dụng kém tin cậy.

Xem thêm:

  • Cách tắt ứng dụng trong Mac OS
  • Cách gỡ bỏ hoàn toàn thanh tìm kiếm rác trên trình duyệt máy tính
  • Cách làm mờ ứng dụng có cửa sổ ẩn trên MAC OS

Trên đây là bài viết 5 lí do tại sao MacBook lại an toàn, ít dính malware hơn Windows. Mong rằng từ những thông tin trên, bạn hiểu hơn về các tính năng bảo mật của dòng máy này!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *