Máy ép trái cây bỗng dưng không ép ra nước hoặc dừng đột ngột, gây khó khăn cho bạn trong quá trình sử dụng. Cùng truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn tìm hiểu các lỗi thường gặp của máy ép trái cây và cách khắc phục chúng hiệu quả nhé!
1Những lỗi thường gặp khi sử dụng máy ép trái cây
Máy dừng đột ngột khi đang hoạt động
- Nguyên nhân:
Máy ép trái cây đang hoạt động nhưng tự ngừng đột ngột, có khả năng do lưỡi dao bị kẹt hoặc máy tự ngắt điện vì động cơ bị nóng và quá tải.
- Cách khắc phục:
Ngắt nguồn điện và kiểm tra xem lưỡi dao có bị kẹt thực phẩm hay không, nếu có bạn nên cắt nhỏ trái cây trước khi bỏ vào máy ép. Đối với trường hợp máy tự ngắt do động cơ quá nóng, bạn hãy rút phích cắm điện ra và ngưng sử dụng trong 15 – 20 phút để máy hoạt động bình thường trở lại.
Máy đã cắm điện nhưng không hoạt động
- Nguyên nhân:
Hầu hết các loại máy ép trái cây đều có chức năng khóa an toàn, khi các bộ phận được lắp không chính xác như quy định hoặc không đóng khóa an toàn thì máy sẽ không hoạt động dù bạn đã cắm điện.
- Cách khắc phục:
Trước khi bỏ trái cây vào máy, bạn nên kiểm tra các bộ phận của máy được lắp chính xác, đúng khớp hay không. Sau đó, đóng khít thanh khóa vào thân máy trước khi nhấn nút khởi động.
Máy ép trái cây không cho ra nước ép
- Nguyên nhân:
Cho quá nhiều trái cây vào máy ép cùng lúc dẫn đến phần bã thải không kịp thoát ra, bộ phận lọc bị nghẽn nên không ép ra nước hoặc rất ít nước. Các loại trái cây mềm như chuối, xoài, mít,… có phần bã dễ gây bít các lỗ nhỏ li ti trên lưới lọc.
- Cách khắc phục:
Bạn nên tắt máy, kiểm tra bộ phận lọc và vệ sinh máy cẩn thận. Ngoài ra, bạn có thể dùng cọ rửa máy sau mỗi lần sử dụng để các loại hoa quả không bám chặt vào các chi tiết máy.
Máy có tốc độ chậm và hiệu suất thấp
- Nguyên nhân:
Nếu bạn sử dụng máy không đúng cách và không bảo dưỡng máy cẩn thận dẫn đến hiệu suất làm việc của máy kém, ép ít nước nhưng tốn nhiều thời gian hoạt động.
- Cách khắc phục:
Sử dụng máy theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất như thái nhỏ hoa quả, bỏ hạt cứng, đối với các loại máy công suất thấp nên lột vỏ rau củ trước khi ép. Chỉ nên cho 1 lượng trái cây vừa phải trong mỗi lần ép để máy không bị quá tải khi hoạt động.
Máy ép bị gỉ sét
- Nguyên nhân:
Lưỡi xay là bộ phận sẽ tiếp xúc trực tiếp với trái cây vì thế nếu phần lưỡi xay cũng như vỏ ngoài bị gỉ sét, sẽ chứa các chất độc hại ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng gỉ sét do trong quá trình sử dụng bạn chưa biết cách bảo quản hoặc chất liệu máy không tốt.
- Cách khắc phục:
Nhằm khắc phục tình trạng gỉ sét trên máy, bạn nên vệ sinh và bảo quản máy épnơi khô ráosau khi sử dụng. Đặc biệt, trước khi mua bạn nên kiểm tra chất liệu làm máy, nguồn gốc của sản phẩm và lựa chọn hãng uy tín, đáng tin cậy.
2Mẹo sử dụng máy ép trái cây hiệu quả
Việc sử dụng máy ép trái cây đúng cách sẽ giúp máy hoạt động tốt hơn, tăng tuổi thọ và độ bền của máy. Dưới đây, truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn giới thiệu cho bạn các mẹo sử dụng máy ép trái cây hiệu quả như sau:
- Trước khi sử dụng, bạn cần kiểm tra máy ép, đảm bảo rằng cốc đựng nước ép được đặt đúng vị trí.
- Lựa chọn trái cây phù hợp với máy, không nên chọn các loại trái cây quá mềm hay quá cứng.
- Trước khi cho trái cây vào máy, bạn nên cắt nhỏ ra nhằm giảm được tình trạng máy ép bị kẹt và giúp trái cây dễ lấy nước hơn.
- Không nên sử dụng máy liên tục trong thời gian dài. Hãy cho máy nghỉ ngơi giữa mỗi lần xay nếu nhu cầu ép của bạn cao, việc này giúp máy hoạt động mượt mà và mô tơ không bị nóng.
- Vệ sinh thật sạch lưới lọc, lưỡi dao, khay chứa bã sau mỗi lần dùng giúp tăng tuổi thọ của máy.
- Mẹo sử dụng máy ép trái cây hiệu quả, bạn không nên bỏ qua
- Xử lý tình trạng máy ép trái cây và máy ép chậm bị kẹt
- Sở hữu ngay máy ép trái cây chất lượng với 6 bước chọn mua đơn giản
Chỉ cần áp dụng các mẹo nhỏ trên đây, các bạn sẽ dễ dàng khắc phục các lỗi thường gặp trên máy ép trái cây một cách dễ dàng tại nhà. Ngoài ra, việc sử dụng và bảo dưỡng máy đúng cách còn góp phần nâng cao tuổi thọ và độ bền của sản phẩm nữa đấy!
Siêu thị truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn