- 1. Mission ( Sứ mệnh )
- 2. Message ( Thông điệp )
- 3. Money ( Ngân sách )
- 4. Media (Phương tiện truyền thông)
- 5. Measurement ( Đánh giá, đo lường )
Một ngành công nghiệp không khói với khả năng đem về hàng tỷ lợi nhuận cho doanh nghiệp, Quảng cáo đã và đang trở thành một ngành hái ra tiền với bất cứ ai làm trong ngành quảng cáo, marketing hay kinh doanh. Và chắc chắn bên trong ngành Quảng cáo, một chiến dịch quảng cáo cũng sẽ có những nguyên tắc bất di bất dịch cần phải tuân thủ để trở thành chiến dịch quảng cáo thành công, trong đó có nguyên tắc 5M. Vậy nguyên tắc 5M là gì? Cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết này nhé!
Khái niệm 5M là gì?
5M là danh từ viết tắt của 5 từ tiếng Anh Mission – sứ mệnh/nhiệm vụ, Message – thông điệp truyền tải, Media – phương tiện truyền thông, Money – ngân sách và Measurement – phản hồi. Mỗi một từ đại diện cho một yếu tố quyết định sự thành công của một chiến dịch quảng cáo và đem về nguồn lợi nhuận khủng cho doanh nghiệp của mình.
Khái niệm nguyên tắc 5M trong quảng cáo
Mô hình 5M đóng vai trò vô cùng quan trọng giúp doanh nghiệp tránh được những lãng phí không cần thiết do mục tiêu, thông tin đến khách hàng không rõ ràng và không để lại được ấn tượng thương hiệu trong lòng người tiêu dùng.
Giải thích ý nghĩa của 5M là gì?
1. Mission ( Sứ mệnh )
Bất cứ một hoạt động, một chiến dịch quảng cáo nào cũng phải có sứ mệnh hoặc nhiệm vụ nào đó. Trên thực tế một quảng cáo hiệu quả có thể có rất nhiều sứ mệnh. Tuy nhiên những sứ mệnh thường thấy nhất ở một quảng cáo đó là:
– Informative: Cung cấp thông tin chính thống cho khách hàng mục tiêu
– Persuasive: Thu hút, thuyết phục và thúc đẩy hành động mua sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp
– Reminder: Nhắc nhở sự hiện diện của doanh nghiệp trong thị trường.
Tùy vào từng sứ mệnh nhiệm vụ mà chiến dịch quảng cáo cũng sẽ có những hướng triển khai và phát động riêng.
Ví dụ doanh nghiệp của bạn mới ra một sản phẩm/dịch vụ mới. Đây là sản phẩm chưa có nhiều thông tin, chưa xuất hiện trên thị trường cũng như chưa có khách hàng họ biết đến. Lúc này doanh nghiệp cần có chiến lược quảng cáo mang mục tiêu quảng bá sản phẩm/dịch vụ tới thị trường mục tiêu, đem đến những thông tin cần thiết về sản phẩm/dịch vụ, về tính năng, công dụng, chương trình ưu đãi để “đánh động” tới khách hàng và thu hút họ đến với sản phẩm/dịch vụ của mình.
Việc quảng bá sản phẩm/dịch vụ mới cũng sẽ đi nối tiếp theo là hành động thuyết phục và điều hướng hành động mua hàng của doanh nghiệp. Trên thực tế đây là mục tiêu, là công đoạn có thể nói là khó khăn nhất đối với doanh nghiệp nói chung và hoạt động quảng cáo – tiếp thị nói riêng bởi việc thuyết phục khách hàng thay đổi hành vi và mua sản phẩm/dịch vụ là rất khó, không phải cứ ngày một ngày hai là có thể triển khai thành công được.
Còn đối với việc nhắc nhở sự hiện diện của thương hiệu, bạn có lẽ sẽ thấy nhiều nhất trên các kênh truyền hình như VTV, họ phát đi phát lại một “thương hiệu quốc dân” nào đó như Vinamilk, TH True Milk, FLC Group… dù cả nước hầu như ai cũng biết, thế nhưng tác dụng của việc lặp đi lặp lại một thương hiệu thật sự rất có tác dụng và hiệu quả đối với doanh nghiệp của mình.
2. Message ( Thông điệp )
5M là gì? Thông điệp truyền thông trong 5M
Trong chiến dịch quảng cáo của doanh nghiệp, nếu bạn là người đứng đầu bạn sẽ rất cần chú ý đến vấn đề thông điệp mà sản phẩm/dịch vụ đó đem đến cho khách hàng bởi chúng sẽ gắn liền với toàn bộ quá trình sản phẩm/dịch vụ được sản xuất cho đến tận tay người dùng, cho đến khi sản phẩm đó không còn được doanh nghiệp sản xuất nữa. Đôi khi thông điệp sản phẩm/dịch vụ còn gây ấn tượng mạnh tới khách hàng, mỗi khi nhắc đến thông điệp của sản phẩm/dịch vụ người ta sẽ ngay lập tức nhớ đến thương hiệu đó.
Ví dụ như: Just Do It của Nike, Connecting People của Nokia,…
Hoặc thông điệp còn có thể là hình ảnh như hình ảnh người đàn ông thành công, hình ảnh công nghiệp hóa…
3. Money ( Ngân sách )
5M là gì? Vấn đề ngân sách trong nguyên tắc 5M
Một trong những vấn đề gây nhức đầu nhất cho các nhà quản lý, lãnh đạo đó là TIỀN. Chính xác là vậy, một chiến dịch quảng cáo cho dù có hấp dẫn đến đâu, cho dù có thể đem về những kết quả tuyệt vời đánh gục mọi khách hàng mà không có ngân sách tương ứng thì chiến dịch đó cũng chỉ để vậy. Một kế hoạch chiến dịch của Agency tốn quá nhiều chi phí sẽ khiến lãnh đạo yêu cầu đội Agency đó phải làm sao hạ được chi phí tổn thất đó mà vẫn phải đảm bảo thành công của quảng cáo kia cho doanh nghiệp. Nói chung đây là vấn đề cần phải làm rõ giữa doanh nghiệp và đội Agency để có được một thống nhất quảng cáo hiệu quả nhất với ngân sách tối ưu nhất.
Để tối ưu chi phí cho mỗi chiến dịch quảng cáo thì bạn cần biết cách lên kế hoạch chi tiết, hiểu cặn kẽ các thông số bằng cách tìm hiểu thêm một số khoá học marketing nâng cao để có thêm nhiều kiến thức áp dụng vào chiến dịch quảng cáo của mình.
4. Media (Phương tiện truyền thông)
Hoàn thành công việc lên kế hoạch cho chiến dịch quảng cáo, xong cả cân đối ngân sách thì điều cần quan tâm nữa của doanh nghiệp lúc này đó là kênh truyền thông.
5M là gì? Truyền thông trong nguyên tắc 5M
Khi mà xã hội ngày càng phát triển, con người ngày càng được tiếp cận nhiều hơn tới các nền công nghệ tiên tiến thì việc lựa chọn phương tiện truyền thông đã trở thành yếu tố quyết định sự phổ biến của sản phẩm/dịch vụ thương hiệu doanh nghiệp tới khách hàng được bao nhiêu và khả năng đem về doanh thu tốt nhất cho doanh nghiệp của bạn.
Tùy vào từng mục tiêu, từng phân khúc khách hàng cụ thể mà bạn cũng sẽ có những kênh truyền thông phù hợp với những đối tượng đó như báo chí, mạng xã hội, TV, qua mail, radio, hoặc quảng cáo tĩnh ngoài trời,…
Ví dụ nếu doanh nghiệp của bạn cung cấp và phân phối sản phẩm nước hoa xa xỉ, bạn sẽ cần phải quan tâm đối tượng khách hàng của bạn nhắm đến là ai, từ đó sẽ có được những kênh truyền thông hiệu quả và tối ưu chi phí nhất. Trong trường hợp này bạn nên quảng cáo bằng các kênh mạng xã hội như Facebook, instagram, Google, Email và có một trang website chính chủ phù hợp.
5. Measurement ( Đánh giá, đo lường )
Có chiến dịch quảng cáo, có truyền thông và “mất tiền” thì cũng phải đem về được cho doanh nghiệp những bài học hoặc những đánh giá, ý kiến phản hồi của khách hàng, như họ có hài lòng không, sản phẩm của doanh nghiệp có cạnh tranh tốt với đối thủ không, doanh nghiệp có cần cải tiến gì không?… Điều này sẽ giúp doanh nghiệp có được những kinh nghiệm quý báu để đánh giá hiệu quả truyền thông và hiệu quả kinh tế, tạo bước đệm cho những chiến dịch quảng cáo về sau thành công hơn.
Trên đây là những thông tin về nguyên tắc 5M và giải nghĩa chi tiết từng yếu tố trong nguyên tắc trên. Xin cảm ơn bạn đã đón đọc bài viết “Trong quảng cáo 5M là gì?” của Unica.
Đăng bởi: Nhật Công
Từ khoá: 5M là gì? Tầm quan trọng của mô hình 5M trong quảng cáo