Bài văn “Cô Tô” của Nguyễn Tuân trong chương trình Ngữ văn 6 là phần cuối của bài kí Cô Tô. Tác phẩm ghi lại những ấn tượng về thiên nhiên, con người lao động ở vùng đảo Cô Tô mà nhà văn thu nhận được trong chuyến ra thăm đảo. Cảnh thiên nhiên và sinh hoạt của con người trên vùng đảo Cô Tô hiện lên thật trong sáng và tươi đẹp. Bài văn cho ta hiểu biết và yêu mến một vùng đất của Tổ quốc – quần đảo Cô Tô. Mời các bạn tham khảo một số bài soạn hay nhất mà chúng mình tổng hợp trong bài viết dưới đây để chuẩn bị tốt nhất nội dung tiết học.
- Bài soạn “Cô Tô” số 5
- Bài soạn “Cô Tô” số 1
- Bài soạn “Cô Tô” số 3
- Bài soạn “Cô Tô” số 6
- Bài soạn “Cô Tô” số 2
- Bài soạn “Cô Tô” số 4
Bài soạn “Cô Tô” số 5
1. Tác giả
– Nguyễn Tuân (1910 – 1987) sinh ra và trưởng thành trong một gia đình nhà Nho khi Hán học đã tàn.
– Nguyễn Tuân cầm bút từ khoảng đầu những năm 1935, nhưng nổi tiếng từ năm 1938 với các tác phẩm tùy bút, bút ký có phong cách độc đáo như Vang bóng một thời, Một chuyến đi… – Năm 1941, ông bị bắt giam và gặp gỡ, tiếp xúc với những người hoạt động chính trị.
– Năm 1945, Cách mạng tháng Tám thành công, Nguyễn Tuân nhiệt tình tham gia cách mạng và kháng chiến, trở thành một cây bút tiêu biểu của nền văn học mới với sở trường về tùy bút và ký
– Từ 1948 đến 1957, ông giữ chức Tổng thư ký Hội Văn nghệ Việt Nam.
– Các tác phẩm chính sau cách mạng của Nguyễn Tuân là tập tùy bút Sông Đà (1960) là kết quả chuyến đi thực tế vùng Tây Bắc, một số tập ký chống Mỹ (1965-1975) và nhiều bài tùy bút về cảnh sắc và hương vị đất nước. Ông chủ trương chủ nghĩa xê dịch không thích cuộc sống trầm lặng, bình ổn nên ông đi suốt chiều dài đất nước để tìm những điều mới mẻ, độc đáo.
– Năm 1996, ông được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.
– Tác phẩm của ông luôn thể hiện phong cách độc đáo, tài hoa, sự hiểu biết phong phú nhiều mặt và vốn ngôn ngữ, giàu có, điêu luyện, được xem là bậc thầy trong việc sáng tạo và sử dụng Tiếng Việt.
2. Tác phẩm
– Cô Tô được Nguyễn Tuân viết trong một chuyến đi thăm đảo cô Tô năm 1976. Thể loại : kí.
– Bài văn Cô Tô là phần cuối của bài kí Cô Tô ghi lại những ấn tượng về thiên nhiên và con người lao động ở vùng đảo Cô Tô mà nhà văn cảm nhận được khi có cơ hội đến thăm.
– Bố cục bài văn: 3 phần
+ Phần 1: (từ đầu đến “…theo mùa sóng ở đây”): Quang cảnh Cô Tô sau cơn bão.
+ Phần 2: (tiếp theo đến “…trong đất liền”): Cảnh mặt trời mọc trên biển đảo Cô Tô.
+ Phần 3: (còn lại): Cảnh sinh hoạt của con người trên đảo Cô Tô.
Đọc – hiểu văn bản
1 – Trang 91 SGK
Bài văn có thể chia làm mấy đoạn? Nội dung chính của mỗi đoạn là gì?
Trả lời:
Đoạn văn có thể chia thành 3 đoạn:
– Phần 1 (từ đầu đến theo mùa sóng ở đây): Cảnh đẹp Cô Tô sau khi bão đi qua
– Phần 2 (tiếp đến là là nhịp cánh…): Cảnh tráng lệ, hùng vĩ của Cô Tô buổi bình minh
– Phần 3 (còn lại): Cảnh sinh hoạt buổi sáng trên đảo Cô Tô.
2 – Trang 91 SGK
Vẻ đẹp trong sáng của đảo Cô Tô sau khi trận bão đi qua đã được miêu tả như thế nào? Em hãy tìm và nhận xét những từ ngữ (đặc biệt là tính từ), hình ảnh diễn tả vẻ đẹp ấy trong đoạn đầu của bài.
Những từ ngữ, chi tiết miêu tả vẻ đẹp của Cô Tô sau khi trận bão đi qua:
+ Một ngày trong trẻo, sáng sủa
+ Cây thêm xanh mượt
+ Nước biển lam biếc đậm đà hơn
+ Cát lại vàng giòn hơn
+ Lưới nặng mẻ cá giã đôi
– Các tính từ miêu tả màu sắc, ánh sáng: trong trẻo, xanh mượt, lam biếc, vàng giòn
– Nổi bật các hình ảnh: bầu trời, nước biển, cây trên núi đảo, bãi cát khiến khung cảnh Cô Tô hiện lên thật trong sáng, tinh khôi.
=> Tác giả cảm nhận vẻ đẹp Cô Tô sau ngày bão hoàn toàn tinh khiết, lắng đọng.
3 – Trang 91 SGK
Đoạn tả cảnh mặt trời mọc trên biển (từ Mặt trời lại rọi lên ngày thứ sáu đến Một con hải âu bay ngang, là là nhịp cánh) là một bức tranh rất đẹp. Em hãy tìm những từ ngữ chỉ hình dáng, màu sắc, những hình ảnh mà tác giả đã dùng để vẽ nên cảnh đẹp rực rỡ ấy. Nhận xét về những hình ảnh so sánh mà tác giả dùng ở đây.
Hình ảnh mặt trời mọc trên biển là bức tranh đẹp, được tác giả thể hiện qua từ ngữ chỉ hình dáng, màu sắc và hình ảnh so sánh:
+ Chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây bụi
+ Mặt trời nhú lên dần dần
+ Tròn trĩnh, phúc hậu như một quả trứng thiên nhiên đầy đặn
+ Quả trứng hồng hào… nước biển ửng hồng
+ Y như một mâm lễ phẩm
– Tác giả sử dụng từ ngữ chính xác, tinh tế, lối so sánh thật rực rỡ, tráng lệ.
=> Hình ảnh mặt trời trên biển huy hoàng, rực rỡ với tài quan sát tinh tế, cảnh mặt trời mọc ở Cô Tô được thể hiện trong sự giao thoa hân hoan giữa con người với thế giới.
4 – Trang 91 SGK
Cảnh sinh hoạt và lao động của người dân trên đảo đã được miêu tả qua những chi tiết, hình ảnh nào trong đoạn cuối bài văn? Em có cảm nghĩ gì về cảnh ấy?
Cảnh người dân sinh hoạt và lao động được miêu tả qua các chi tiết, hình ảnh:
– Quanh giếng nước ngọt: vui nhộn như một cái bến và đậm đà mát nhẹ
– Chỗ bãi đá: bao nhiêu là thuyền của hợp tác xã đang mở nắp sạp…
– Thùng, cong và gánh nối tiếp đi đi về về.
=> Cảnh lao động của người dân trên đảo khẩn trương, tấp nập.
– Đó là cuộc sống thanh bình: Trông chị Châu Hòa Mãn địu con… lũ con hiền lành.
=> Tác giả thể hiện sự đan quyện cảm xúc giữa người và cảnh, đồng thời thể hiện tình yêu Cô Tô của riêng Nguyễn Tuân.
Luyện tập
Em hãy viết một đoạn văn tả cảnh mặt trời mọc (trên biển, trên sông, trên núi hay ở đồng bằng) mà em đã quan sát được.
Đoạn văn tả cảnh mặt trời mọc:
Từ phía chân trời, ông mặt trời từ từ hiện lên làm bừng sáng lên cả một vùng trời tạo nên một khung cảnh bình minh trên biển đẹp không tả xiết. Từng tia nắng vàng nhạt e thẹn chui qua từng tán mây kia rồi chiếu xuống mặt nước biệt, trên cả những ngọt sóng dập dờn của buổi sáng sớm tinh mơ. Những ánh nắng lấp lánh phản chiếu như những viên ngọc trai đầy màu sắc báo hiệu một ngày mới lại bắt đầu, xa xa có thể nhìn thấy những chiếc thuyền đánh cá chuẩn bị về bờ. Một bức tranh thật là tuyệt vời biết bao.
Bài soạn “Cô Tô” số 5
Bài soạn “Cô Tô” số 1
Câu 1 (trang 91 sgk ngữ văn 6 tập 2):
– Phần 1 (từ đầu đến theo mùa sóng ở đây): Cảnh đẹp Cô Tô sau khi bão đi qua
– Phần 2 (tiếp đến là là nhịp cánh…): Cảnh tráng lệ, hùng vĩ của Cô Tô buổi bình minh
– Phần 3 (còn lại): Cảnh sinh hoạt buổi sáng trên đảo Cô Tô
Câu 2 (trang 91 sgk ngữ văn 6 tập 2):
– Các tính từ miêu tả màu sắc, ánh sáng: trong trẻo, xanh mượt, lam biếc, vàng giòn
– Nổi bật các hình ảnh: bầu trời, nước biển, cây trên núi đảo, bãi cát khiến khung cảnh Cô Tô hiện lên thật trong sáng, tinh khôi
→ Tác giả cảm nhận vẻ đẹp Cô Tô sau ngày bão hoàn toàn tinh khiết, lắng đọng
Câu 3 (trang 84 sgk ngữ văn 6 tập 2):
+ Qủa trứng hồng hào… nước biển ửng hồng
– Tác giả sử dụng từ ngữ chính xác, tinh tế, lối so sánh thật rực rỡ, tráng lệ.
→ Hình ảnh mặt trời trên biển huy hoàng, rực rỡ với tài quan sát tinh tế, cảnh mặt trời mọc ở Cô Tô được thể hiện trong sự giao thoa hân hoan giữa con người với thế giới.
Câu 4 (trang 91 sgk ngữ văn 6 tập 2):
– Quanh giếng nước ngọt: vui nhộn như một cái bến và đậm đà mát nhẹ
– Chỗ bãi đá: bao nhiêu là thuyền của hợp tác xã đang mở nắp sạp…
– Thùng và cong và gánh nối tiếp đi đi về về.
→ Cảnh lao động của người dân trên đảo khẩn trương, tấp nập.
– Đó là cuộc sống thanh bình: Trông chị Châu Hòa Mãn địu con… lũ con hiền lành.
→ Tác giả thể hiện sự đan quyện cảm xúc giữa người và cảnh, đồng thời thể hiện tình yêu Cô Tô của riêng Nguyễn Tuân.
LUYỆN TẬP
Bài 1 (trang 91 sgk ngữ văn 6 tập 2):
Bình minh trên biển mang trong mình tất cả vẻ đẹp của sự tinh khôi, trong trẻo của trời đất. Phóng tầm mắt ra xa, nước bốn bề mênh mông một màu xanh lục, những con sóng nhẹ nhàng vỗ vào bờ cát mơn man. Mặt trời tròn vành vạnh từ từ nhô mình lên khỏi mặt biển còn đang ngái ngủ, làm lóng lánh cả một vùng nước bạc. Trong ánh nắng dịu dàng buổi sớm mai, những làn hơi sương mỏng trên mặt biển dần tan ra, lộ rõ vẻ đẹp tinh khôi của biển. Xa xa thấp thoáng bóng những cánh chim hải âu nô đùa trên những con sóng biếc… Một bức tranh thiên nhiên mang trong mình vẻ đẹp trong trẻo của sự toàn mĩ.
Bài soạn “Cô Tô” số 1
Bài soạn “Cô Tô” số 3
I. Một vài nét về tác giả
– Nguyễn Tuân (1910-1987), quê ở Hà Nội
– Ông là nhà văn nổi tiếng, có sở trường về thể tùy bút và kí
– Ông được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học, nghệ thuật năm 1996
– Phong cách sáng tác: tác phẩm của ông luôn thể hiện phong cách độc đáo, tài hoa, sự hiểu biết phong phú về nhiều mặt và vốn ngôn ngữ giàu có, điêu luyện
II. Kiến thức cơ bản về tác phẩm
1. Hoàn cảnh sáng tác
Bài văn “Cô Tô” là phần cuối của bài kí Cô Tô – tác phẩm ghi lại những ấn tượng về thiên nhiên, con người lao động ở vùng đảo Cô Tô mà nhà văn thu nhận được trong chuyến ra thăm đảo
2. Bố cục
– Đoạn 1: Từ đầu đến “mùa sóng ở đây”: Cảnh đẹp Cô Tô sau trận bão đi qua
– Đoạn 2: Tiếp đến “là là nhịp”: Cảnh tượng tráng lệ và hùng vĩ khi mặt trời mọc trên biển.
– Đoạn 3: Còn lại: Cảnh hoạt buổi sáng trên đảo Cô Tô
3. Giá trị nghệ thuật
– Ngôn ngữ điêu luyện, độc đáo.
– Miêu tả tinh tế, chính xác, giàu hình ảnh và cảm xúc.
– Sử dụng nghệ thuật so sánh, nhân hóa, ẩn dụ,…
4. Giá trị nội dung:
Cảnh thiên nhiên và sinh hoạt của con người trên vùng đảo Cô Tô hiện lên thật trong sáng và tươi đẹp. Bài văn cho ta hiểu biết và yêu mến một vùng đất của Tổ quốc – quần đảo Cô Tô.
III. Trả lời câu hỏi trong sgk
Câu 1 (trang 91 sgk Ngữ văn 6 tập 2)
Bố cục: 3 phần
– Từ đầu đến “ở đây”: Toàn cảnh Cô Tô một ngày sau bão.
– Tiếp theo đến “nhịp cánh”: Cảnh mặt trời lên trên biển Cô Tô.
– Còn lại: Cảnh buổi sớm trên đảo Thanh Luân.
Câu 2 (trang 91 sgk Ngữ văn 6 tập 2)
Vẻ đẹp của đảo Cô Tô sau khi trận bão đi qua được tác giả thể hiện qua các từ ngữ (đặc biệt là tính từ), hình ảnh đáng chú ý sau:
– Một ngày trong trẻo, sáng sủa,
– Cây thêm xanh mượt,
– Nước biển lam biếc đặm đà hơn,
– Cát lại vàng giòn hơn,
– Lưới càng thêm nặng mẻ cá giã đôi.
Ở đây, các tính từ chỉ màu sắc và ánh sáng (trong trẻo, sáng sủa, xanh mượt, lam biếc, vàng giòn) trong kết cấu.
Câu 3 (trang 84 sgk Ngữ văn 6 tập 2)
Những từ ngữ chỉ hình dáng, màu sắc mà tác giả đã dùng để vẽ nên cảnh đẹp rực rỡ:
– “mặt trời tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên như một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển ửng hồng.”
– “y như một mâm lễ tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thuở biển Đông”.
– Màu sắc hài hòa rực rỡ “đỏ hồng, bạc, ngọc trai”.
=> Chi tiết hình ảnh độc đáo đã tạo nên vẻ đẹp hùng vĩ, tráng lệ của biển trời Cô Tô.
Câu 4 (trang 91 sgk Ngữ văn 6 tập 2)
II. Luyện tập
– Quang cảnh lúc mặt trời chưa lên: cả bầu trời là một màu trắng.
– Mặt trời nhú dần lên: bầu trời chuyển dần từ màu trắng sang màu đỏ hồng, “tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn”.
– Không gian cảnh vật lúc mặt trời lên: mặt biển bỗng sáng bừng lên, lấp lánh ánh vàng. Bầu trời trong xanh, gió thổi lồng lộng. Những con sóng nối tiếp nhau vào bờ. Xa xa, đoàn thuyền đánh cá đêm qua đang trở về cùng với bao nhiêu tôm, cá.
Bài soạn “Cô Tô” số 3
Bài soạn “Cô Tô” số 6
I. Tìm hiểu chung vè bài Cô Tô
Nguyễn Tuân là một nhà văn nổi tiếng trong nền văn học Việt Nam. Ông nổi tiếng với thẻ loại tùy bút và ký. Những tác phẩm của Nguyễn Tuân luôn thể hiện một phong cách độc đáo, tài hoa và am hiểu về nhiều lĩnh vực trong đời sống.
Chúng ta có thể biết tới những tác phẩm nổi tiếng của ông như: Ngọn đèn dầu lạc, Vang bóng một thời, Một chuyến đi, Tùy bút,…
Kí là một thể loại văn học trung gian,giao nhau giữa báo chí và văn học, chủ yếu là văn xuôi tự sự.
Cô Tô là một tác phẩm được trích trong bài Ký Cô Tô của tác giả Nguyễn Tuân.
II. Hướng dẫn soạn bài Cô Tô
1. Câu 1 trang 91 SGK Ngữ văn 6 tập 2
Bố cục của bài văn Cô Tô là:
Đoạn 1: Đoạn 1 từ đầu đến “theo mùa song ở đây”: Vẻ đẹp của Cô Tô sau cơn mưa bãoĐoạn 2: Tiếp theo …… “là là nhịp cánh”: Vẻ đẹp của Cô Tô lúc sáng sớm khi mặt trời mọc trên biển được tác giả quan sát
Đoạn 3: Còn lại. Tác giả miêu tả sinh hoạt của vùng đất Cô Tô vào lúc sáng sớm.
2. Câu 2 trang 91 SGK Ngữ văn 6 tập 2
Sau trận bão đi qua đi qua, vẻ đẹp trong sáng của Cô Tô được tác giả miêu tả qua những chi tiết như sau
Cả không gian trở nên trong trẻo, sáng sủaCây thêm xanh mượtNước biển Cô Tô lam biếc, đậm đàCát vàng giònLưới nặng mẻ cá giã đôi
Những từ ngữ, hình ảnh diễn tả vẻ đẹp ấy được tác giả sử dụng trong đoạn đầu bài là: trong trẻo, lam biếc, vàng giòn, xanh mượt
3. Câu 3 trang 91 SGK Ngữ văn 6 tập 2
Những từ chỉ hình dáng, mầu sắc, những hình ảnh mà tác giả đã dùng để vẽ nên cảnh đẹp rực rỡ lúc mặt trời mọc trên biển
Chân trời, ngấn bể, hết mây bụiMặt trời nhú lên dần dần, tròn trĩnh, phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn, quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời mầu ngọc trai nước biển hửng hồng, y như một mâm lễ phẩm.
Qua những hình ảnh so sánh mà tác giả sử dụng ta có thể nhận thấy vẻ đẹp hung vĩ, tươi sáng, tràn đầy sinh lực của Cô Tô
4. Câu 4 trang 91 SGK Ngữ văn 6 tập 2
Cảnh sinh hoạt và lao động của người dân trên đảo được tác giả miêu tả qua những chi tiết như sau:
Quanh cái giéng nước ngọt: Mọi hoạt động của người dân được tác giả miêu tả tập trung quanh cái giếng, gách, múc, để tắm, để uống.Chỗ bãi đá ba nhiêu thuyền của hợp tác xã đang mở nắp sạp. Thùng và cong và gánh nối tiếp đi đi về về.
Vẻ đẹp của con người nơi đây là vẻ đẹp lao động. Đó là khung cảnh sinh hoạt bình dị sau bão. Con người sống chan hòa với thiên nhiên.
III. Luyện tập bài Cô Tô
Đoạn văn tả cảnh mặt trời mọc trong tác phẩm Cô Tô
Bình minh trên biển mang trong mình tất cả vẻ đẹp của sự tinh khôi, trong trẻo của trời đất. Phóng tầm mắt ra xa, nước bốn bề mênh mông một màu xanh lục, những con sóng nhẹ nhàng vỗ vào bờ cát mơn man. Mặt trời tròn vành vạnh từ từ nhô mình lên khỏi mặt biển còn đang ngái ngủ, làm lóng lánh cả một vùng nước bạc. Trong ánh nắng dịu dàng buổi sớm mai, những làn hơi sương mỏng trên mặt biển dần tan ra, lộ rõ vẻ đẹp tinh khôi của biển. Xa xa thấp thoáng bóng những cánh chim hải âu nô đùa trên những con sóng biếc… Một bức tranh thiên nhiên mang trong mình vẻ đẹp trong trẻo của sự toàn mĩ.
2. Câu 2 trang 91 SGK lớp 6 tập 2
Học sinh chép và học thuộc lòng đoạn văn sau: “Mặt trời nhú lên dần dần” …… “ Một con hải âu bay ngang, là là nhịp cánh)
Bài soạn “Cô Tô” số 6
Bài soạn “Cô Tô” số 2
Trả lời câu 1 (trang 91 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
Bài văn Cô Tô có thể chia làm mấy đoạn? Nội dung cùa mỗi đoạn là gì?
Lời giải chi tiết:
Bài văn Cô Tô có thể chia làm ba đoạn:
– Đoạn một: từ đầu đến “theo mùa sóng ở đây”. Toàn cảnh Cô Tô với vẻ đẹp trong sáng sau khi trận bão đã đi qua.
– Đoạn hai: tiếp theo đến “là là nhịp cánh”: Cảnh mặt trời mọc trên biển quan sát được từ đảo Cô Tô – một cảnh tượng tráng lệ, hùng vĩ và tuyệt đẹp.
– Đoạn ba: từ “Khi mặt trời đã lên” đến hết: Cảnh sinh hoạt buổi sớm trên đảo bên một cái giếng nước ngọt và hình ảnh những người lao động chuẩn bị cho chuyến ra khơi.
Trả lời câu 2 (trang 91 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
Vẻ đẹp trong sáng của đảo Cô Tô sau khi trận bão qua đi đã được miêu tả như thế nào? Em hãy tìm và nhận xét những từ ngữ (đặc biệt là tính từ), hình ảnh diễn tả vẻ đẹp ấy trong đoạn đầu bài.
* Vẻ đẹp trong sáng của đảo Cô Tô sau trận bão:
– Không gian trong trẻo, sáng sủa.
– Cây cối trên đảo thêm xanh mượt.
– Nước biển lam biếc, đậm đà.
– Cát lại vàng giòn.
– Lưới càng thêm nặng mẻ cá.
* Các tính từ miêu tả màu sắc, ánh sáng: trong trẻo, xanh mượt, lam biếc, vàng giòn.
– Nổi bật các hình ảnh: bầu trời, nước biển, cây trên núi đảo, bãi cát khiến khung cảnh Cô Tô hiện lên thật trong sáng, tinh khôi.
⟶ Tác giả cảm nhận vẻ đẹp Cô Tô sau ngày bão hoàn toàn tinh khiết, lắng đọng.
Trả lời câu 3 (trang 91 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
Đoạn tả cảnh mặt trời mọc trên biển là một bức tranh rất đẹp. Em hãy tìm những từ chỉ hình dáng, màu sắc, những hình ảnh mà tác giả đã dùng để vẽ nên cảnh đẹp rực rỡ ấy. Nhận xét về những hình ảnh so sánh mà tác giả sử dụng ở đây.
⟶ Hình ảnh mặt trời trên biển huy hoàng, rực rỡ với tài quan sát tinh tế, cảnh mặt trời mọc ở Cô Tô được thể hiện trong sự giao thoa hân hoan giữa con người với thế giới.
Trả lời câu 4 (trang 91 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
⟶ Cảnh lao động của người dân trên đảo khẩn trương, tấp nập.
⟶ Tác giả thể hiện sự đan quyện cảm xúc giữa người và cảnh, đồng thời thể hiện tình yêu Cô Tô của riêng Nguyễn Tuân.
Viết một đoạn văn tả cảnh mặt trời mọc (trên biển, trên sông, trên núi hay ở đồng bằng) mà em quan sát được.
Khi miêu tả, cần tập trung vào các chi tiết sau (chú ý vào những nét riêng ở mỗi miền):
– Quang cảnh lúc mặt trời chưa lên – màu sắc của không gian.
– Mặt trời nhú dần lên như thế nào – lựa chọn được những hình ảnh so sánh độc đáo.
– Không gian cảnh vật lúc mặt trời lên.
Nhà em được bao quanh bởi triền đê dài tít tắp và mỗi khi thấy mặt trời lên, tâm hồn em luôn cảm thấy khoan khoái lạ thường. Ai có dịp đứng trước mẹ biển bao la khi ông Mặt Trời vừa thức giấc sẽ thấy bình minh trên biển vô cùng rực rỡ, tráng lệ. Phóng tầm mắt ra xa, nước bốn bề mênh mông một màu xanh lục, những con sóng nhẹ nhàng vỗ vào bờ cát mơn man. Mặt trời tròn vành vạnh từ từ nhô mình lên khỏi mặt biển còn đang ngái ngủ, làm lóng lánh cả một vùng nước bạc. Trong ánh nắng dịu dàng buổi sớm mai, những làn hơi sương mỏng trên mặt biển dần tan ra, lộ rõ vẻ đẹp tinh khôi của biển. Xa xa thấp thoáng bóng những cánh chim hải âu nô đùa trên những con sóng biếc… Cảnh vật khoác lên mình bộ quần áo non tơ, mỡ màng và trong trẻo đến kì lạ.
Nội dung chính
Cảnh thiên nhiên và sinh hoạt của con người trên vùng đảo Cô Tô hiện lên thật trong sáng và tươi đẹp. Bài văn cho ta hiểu biết và yêu mến một vùng đất của Tổ quốc – quần đảo Cô Tô.
Bài soạn “Cô Tô” số 2
Bài soạn “Cô Tô” số 4
A – KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
1.Tác giả:
Nguyễn Tuân (1910 – 1987) quê ở Hà NộiLà nhân văn nổi tiếng, sở trường về thể tùy bút và kíTừ những năm 30 của thế kỉ XX, Nguyễn Tuân bắt đầu viết văn và làm báo, chủ yếu đăng trên các báo, tạp chíTừ 1937, ông chuyên sống bằng nghề viết văn và nổi tiếng từ 1938, 1939 với Một chuyến đi, Vang bóng một thời,…Ông được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 1996Phong cách: độc đáo, tài hoa, sự hiểu biết phong phú nhiều mặt và vốn ngôn ngữ giàu có, điều luyện.
Những tác phẩm đã xuất bản: Ngọn đèn dầu lạc (phóng sự, 1939); Vang bóng một thời(truyện ngắn, 1940); Chiếc lư đồng mắt cua (tùy bút, 1941); Tóc chị Hoài (tuỳ bút, 1943);Tuỳ bút II (tuỳ bút, 1943),…
2. Tác phẩm:
Cô Tô là phần cuối của bài kí Cô Tô – tác phẩm ghi lại những ấn tượng về thiên nhiên, con người lao động ở vùng đảo Cô TôHòa cảnh sáng tác: nhà văn Nguyễn Tuân sáng tác trong chuyến ra thăm đảo.
Thể loại: kí – thể văn tự sự viết về người thật việc thật, có tính chất thời sự và trung thành với hiện thực.
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Câu 1: Trang 91 sgk ngữ văn 6 tập 2
Bài làm:Bài văn có thể chia làm ba đoạn:Đoạn 1: Từ đầu đến “theo mùa sóng ở đây”.=> Cảnh đẹp của Cô Tô sau trận bão đi qua.Đoạn 2: Từ “Mặt trời lại rọi lên” đến “là là nhịp cánh”.=> Cảnh tượng tráng lệ và hùng vĩ khi mặt trời mọc trên biển.Đoạn 3: Từ “Khi mặt trời đã lên” đến hết.
=> Cảnh sinh hoạt buổi sáng trên đảo Cô Tô.
Câu 2: Trang 91 sgk ngữ văn 6 tập 2Vẻ đẹp trong sáng của đảo Cô Tô sau khi trận bão qua đi đã được miêu tả như thế nào? Em hãy tìm và nhận xét những từ ngữ (đặc biệt là tính từ), hình ảnh diễn tả vẻ đẹp ấy trong đoạn đầu bài.Bài làm:Vẻ đẹp của đảo Cô Tô sau khi trận bão đi qua được tác giả miêu tả qua các từ ngữ, hình ảnh đáng chú ý là:Một ngày trong trẻo, sáng sủa;Cây thêm xanh mượt;Nước biển lam biếc đặm đà hơn;Cát lại vàng giòn hơn;Lưới càng thêm nặng mẻ cá giã đôi.
=> Những từ ngữ, hình ảnh gợi tả cho thấy màu sắc trong sáng, khung cảnh bao la, vẻ đẹp tươi ngời của đảo Cô Tô để lúc bước vào tác phẩm, ta bắt gặp sự sống trong dạng thể vừa rất quen vừa mới sinh nở, rất lạ.
Câu 3: Trang 91 sgk ngữ văn 6 tập 2Đoạn tả cảnh mặt trời mọc trên biển là một bức tranh rất đẹp. Em hãy tìm những từ chỉ hình dáng, màu sắc, những hình ảnh mà tác giả đã dùng để vẽ nên cảnh đẹp rực rỡ ấy. Nhận xét về những hình ảnh so sánh mà tác giả sử dụng ở đây.Bài làm:Đoạn tả cảnh mặt trời mọc trên biển là một bức tranh rất đẹp qua những từ ngữ chỉ hình dáng, màu sắc và những hình ảnh như:chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây bụi; mặt trời nhú lên dần dần, tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn; quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển hửng hồng; y như một mâm lễ phẩm…
Những từ ngữ, hình ảnh mà tác giả chọn lọc rất rực rỡ và tráng lệ thể hiện được rằng mặt trời mọc ở Cô Tô là một khung cảnh rộng lớn bao la và cùng với khung cảnh tráng lệ ấy là niềm giao cảm hân hoan giữa con người và vũ trụ.
Câu 4: Trang 91 sgk ngữ văn 6 tập 2Cảnh sinh hoạt và lao động của người dân trên đảo đã được miêu tả qua những chi tiết, hình ảnh nào trong đoạn cuối bài văn? Em có cảm nghĩ gì về cảnh ấy?Bài làm:Cảnh sinh hoạt và lao động của người dân trên đảo đã được miêu tả qua những chi tiết, hình ảnh là:Cái giếng nước ngọt … cái sinh hoạt của nó vui như một cái bến và đậm đà mát mẻ hơn mọi cái chợ trong đất liền.=> So sánh ngang bằng và không ngang bằng đã tạo nên một cảm nhận kỳ lạ. Giếng mà lại quan hệ tới bến và chợ ở đất liền!Không biết bao nhiêu là người đến gánh và múc.Từng đoàn thuyền, lũ con lành.=> Hàng loạt các so sánh đã cho ta thấy cuộc sống thật bình yên, giản dị và hạnh phúc.
Đây là những cảnh sinh hoạt và lao động khẩn trương, tấp nập và là khung cảnh của cuộc sống thanh bình sau bão. Những hình ảnh này thể hiện sự đan quyện trong cảm xúc giữa cảnh và người, đồng thời thể hiện đặc sắc tình yêu Cô Tô của riêng một Nguyễn Tuân – “người đi tìm cái đẹp” toàn bích và hài hoà.
Luyện tậpBài tập 1: trang 91 SGK Ngữ Văn 6 tập 2Em hãy viết một đoạn văn tả cảnh mặt trời mọc (trên biển, trên sông, trên núi hay ở đồng bằng) mà em đã quan sát được.Bài làm:
Trời tảng sáng. Tiếng gà gáy báo hiệu ngày mới đã đến. Xa xa, từng vệt năng màu đào đang dần dần hiện rõ. Ông mặt trời từ từ nhô lên phía cuối đường chân trời. Từng tia nắng sớm tỏa ra bốn phía. Làn sương mỏng bao quanh làng tan biến dần, thay vào đó là cái ấm áp của nắng. Nắng chiếu xuống cánh đồng lúa vàng ươm, trĩu bông khiến cho nó như được dát thêm một lớp mật vàng sánh đậm. Bầu trời trong, sáng hẳn lên. Tiếng chim hót râm ran trong khu vườn ven sông, tiếng ong bướm đuổi nhau trên những bông hoa chớm nở, tiếng mọi người xôn xao rủ nhau ra đồng tạo nên một bản nhạc bình yên của buổi sớm mùa hạ. Trên những luống rau xanh còn đọng lại hạt sương sớm, long lanh như hạt ngọc, đang phản chiếu màu của nắng, lấp lánh như sắc cầu vồng. Ông mặt trời đã thức giấc. Một ngày mới bắt đầu.
Phần tham khảo, mở rộngCâu 1: Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Cô tô của Nguyễn TuânBài làm:1. Giá trị nội dung” Cô Tô” là một trong những đoạn trích xuất sắc nhất của tập ký cùng tên. Qua ngòi bút uyên bác, tài hoa lối sử dụng từ ngữ điêu luyện, chính xác và tinh tế nhà văn Nguyễn Tuân đã tái hiện thật sinh động vẻ đẹp của thiên nhiên đảo Cô Tô và cảnh sinh hoạt lao động của những con người nơi đây.Bên cạnh đó, đoạn trích còn bộc lộ tấm lòng yêu thiên nhiên, tha thiết với những vẻ đẹp kỳ vĩ của đất nước, cũng như tấm lòng sâu nặng, ngợi ca của tác giả với vẻ đẹp của con người trong công cuộc lao động đổi mới và xây dựng đất nước.2. Giá trị nghệ thuậtMiêu tả tinh tế, chính xác, từ ngữ giàu hình ảnh và cảm xúc
Những trường liên tưởng độc đáo, bất ngờ kết hợp với việc sự dụng đa dạng các biện pháp so sánh, ẩn dụ, …
Bài soạn “Cô Tô” số 4
Hi vọng bài viết trên giúp các bạn chuẩn bị tốt kiến thức về bài học trước khi đến lớp. Chúc các bạn học tốt và tiếp tục theo dõi các bài soạn văn cũng như phân tích, phát biểu cảm nghĩ trên chúng mình.
Đăng bởi: Nguyễn Huyền
Từ khoá: 6 Bài soạn “Cô Tô” của Nguyễn Tuân lớp 6 hay nhất