Nước hoa rẻ tiền được chế tạo từ các mùi hương tổng hợp từ phòng thí nghiệm, hay nói chính xác là mùi hóa chất. Hoặc cùng lắm là các loại nguyên liệu quen thuộc dễ tìm. Trong khi nước hoa cao cấp lại tập hợp những cánh hoa hiếm hoặc tinh chất của các loại rễ cây quý, chẳng hạn như hoa nhài, hoa huệ tây, thậm chí là mùi xạ hương của con nai đực, hay các loại hoa chỉ nở một lần trong năm.
Một số loại nước hoa đắt tiền nhất có thể kể tới:
• Nước hoa từ hương hoa nhài: Để tạo ra 30ml tinh dầu cần 240.000 bông hoa nhài, hái thủ công.
• Hoa hồng Bulgari: Loài hoa này được thu hoạch vào tháng Năm tại một thung lũng ở Bulgari. Hoạt động này đã được tiến hành hàng bao thế kỷ nay.
• Nước hoa oud: Được chưng cất từ tâm gỗ cây trầm hương, nhưng phải là loại gỗ đã bị một dòng nấm mốc ký sinh.
• Long diên hương: Đây là nước hoa làm từ hợp chất sáp lấy từ ruột của loài cá voi tinh trùng (cá nhà táng).
• Đăng ten: Đây được xem là một trong những loại nguyên liệu làm nước hoa hiếm nhất, được chuyển hóa từ rễ cây hoa diên vĩ (iris).
Tuy nhiên, nếu bạn không tiếp cận được các loại nguyên liệu quý giá này, thì việc tự chế nước hoa thiên nhiên chất lượng cao tại nhà cũng không phải là điều quá khó. Xung quanh chúng ta có rất nhiều nguyên liệu cho mùi thơm tao nhã mà bạn có thể sử dụng để tạo một lọ nước hoa DIY (do it yourself) cho riêng mình. Mách bạn cách làm nước hoa tại nhà như sau. Song trước tiên, bạn cần tìm hiểu về cấu trúc nước hoa.
Cấu trúc của nước hoa
Về cơ bản, nước hoa được tạo thành từ 3 tầng mùi hương với thời gian lưu hương khác nhau:
• Tầng hương đầu (Top Notes): Đây là mùi hương bạn ngửi thấy đầu tiên khi xịt nước hoa, tạo ấn tượng ban đầu về loại nước hoa đó. Tầng hương này không tồn tại lâu, chỉ 10-15 phút sau sẽ bay hơi hết. Hương đầu phổ biến có thể sử dụng là hương húng quế, bưởi, hoa oải hương, chanh, bạc hà, hương thảo, cam.
• Tầng hương giữa (Middle Notes): Đây là tầng hương quan trọng nhất của nước hoa, sẽ ở lại trên da từ 3-6 tiếng. Do đó khi mua hàng, để biết được mùi hương thực sự của một lọ nước hoa, bạn nên chờ hương đầu bay hết và cảm nhận tầng hương giữa. Hương giữa chính là thể hiện cá tính của bạn trong nhận thức của người đối diện. Các loại hương thảo quả, nguyệt quế, thì là, hoa phong lữ, hoa cúc, nhục đậu khấu, thậm chí tiêu đen đều có thể tạo ra tầng hương giữa dịu êm hoặc nồng nàn.
• Tầng hương cuối (Base Notes): giúp kéo dài tuổi thọ của tầng hương giữa. Tầng hương này có mùi đậm, nồng và lưu hương thoang thoảng tới 24 giờ, tuy nhiên chỉ những ai tiếp xúc gần mới ngửi được. Để tạo nên tầng hương cuối mê đắm, bạn có thể chọn hương gỗ tùng bách, gừng, gỗ thông, vani hay gỗ đàn hương. Khi xịt nước hoa lên da, bạn phải chờ từ 30-60 phút mới ngửi được tầng hương này.
>>> Bạn có thể quan tâm: NHẬN BIẾT NƯỚC HOA ĐÃ HẾT HẠN SỬ DỤNG
Đặc điểm của các loại mùi hương
Nước hoa ngoài việc lưu giữ hương thơm còn có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, tinh thần và trí não. Bạn có thể học cách pha chế nước hoa từ tinh dầu hoặc hoa lá yêu thích để tạo ra lọ nước hoa đáp ứng được nhu cầu của mình.
• Mùi hương đem lại công dụng thư giãn: hoa oải hương, xạ hương, hoa cam, tuyết tùng.
• Mùi hương giúp tái tạo năng lượng: cam, chanh, sả, nho, gừng.
• Mùi hương lãng mạn: hoa hồng, chanh, oải hương.
• Mùi hương đem lại khoái lạc: cam ngọt, gỗ đàn hương.
• Mùi hương ngọt ngào: oải hương, hoa cúc, thảo quả, phong lữ.
• Mùi hương nhẹ nhàng: bạc hà, hương thảo, chanh, lá xô thơm.
• Mùi hương hoang dại: tuyết tùng, bách xù (juniper), cam bergamot.
• Mùi hương tạo cảm giác phú quý: oải hương, đinh hương, nhục đậu khấu.
>>> Bạn có thể quan tâm: CÁCH CHỌN NƯỚC HOA THEO ĐỘ TUỔI
Cách điều chế nước hoa tại nhà: sử dụng tinh dầu
Dưới đây, Harper’s Bazaar Vietnam chia sẻ đến bạn cách làm nước hoa thơm lâu tại nhà đơn giản nhất, sử dụng tinh dầu.
Nguyên liệu
• 2 thìa canh (30ml) dầu nền, chẳng hạn dầu hạnh nhân, dầu dừa, dầu jojoba
• 6 thìa canh (90ml) vodka 50 độ
• 2,5 thìa canh (37ml) nước đóng chai
• 30 giọt tinh dầu theo tỷ lệ: 9 giọt tầng hương đầu (chọn 1 loại, ví dụ như húng bưởi, quế, hoa oải hương, bạc hà, hương thảo, chanh và cam) : 15 giọt tầng hương giữa (nguyệt quế, thảo quả, hoa phong lữ, thì là, nhục đậu khấu, hoa cúc và tiêu đen): 6 giọt tầng hương cuối (ví dụ như gỗ tùng bách, gỗ thông, gừng, vani hay gỗ đàn hương). Để dễ nhớ thì bạn cứ căn cứ tỷ lệ chuẩn: 30% tầng hương đầu: 50% tầng hương giữa: 20% tầng hương cuối.
• Giấy lọc cà phê
• Một cái phễu nhỏ
• 2 lọ thủy tinh tối màu với nắp đậy có vòi xịt
Cách làm nước hoa thơm lâu tại nhà
• Cho dầu nền vào 1 lọ thủy tinh, sau đó lần lượt thêm tinh dầu thuộc tầng hương cuối, tầng hương giữa rồi đến tầng hương đầu vào. Cuối cùng bạn đổ rượu vào lọ.
• Đậy kín nắp lại, để trong 48 giờ. Càng để lâu thì nước hoa càng đượm mùi. Bạn có thể để đến 6 tuần, đó là lúc mùi nước hoa đạt mạnh nhất.
• Khi đã hài lòng với mùi nước hoa, bạn đổ 37ml nước đóng chai vào lọ. Đậy nắp và lắc đều trong 1 phút.
• Sau đó bạn dùng giấy lọc cà phê và lọc nước hoa vào một lọ thủy tinh khác. Vậy là bạn đã có lọ nước hoa hoàn hảo cho riêng mình.
• Nếu muốn biến nước hoa dạng lỏng thành nước hoa khô, bạn đun chảy sáp ong rồi sử dụng thay cho rượu và nước.
Cách làm nước hoa thơm lâu tại nhà sử dụng cánh hoa, lá hoặc thảo mộc
Nguyên liệu
• 1 chiếc hộp thủy tinh tối màu có nắp đậy kín. Ưu tiên hộp thủy tinh sạch chưa từng sử dụng để bảo quản các loại thực phẩm khác.
• Dầu nền không mùi, chẳng hạn dầu jojoba, dầu hạnh nhân hoặc dầu hạt nho.
• Các loại hoa, lá và thảo mộc có mùi hương yêu thích. Nên chọn nguyên liệu có mùi mạnh và rửa sạch, để khô ráo hoàn toàn.
Cách làm nước hoa tại nhà
• Nếu sử dụng hoa hồng thì bạn chỉ dùng cánh hoa, còn lại đài hoa, nhụy hoa bạn nên bỏ. Nếu dùng thảo mộc thì cũng nên loại bỏ các cành nhánh rườm rà để không làm giảm mùi thành phẩm mong muốn.
• Bạn cho hoa lá và thảo mộc vào hộp thủy tinh, dùng thìa gỗ đè giập cho tinh dầu chảy ra.
• Cho tinh dầu nền vào vừa ngập nguyên liệu trong hộp.
• Đậy nắp lại và bảo quản ở nơi thoáng mát, tránh ánh sáng trong 1-2 tuần.
• Sau đó bạn mở nắp, nếu vẫn chưa ưng mùi nước hoa này thì bạn lọc bỏ những hoa lá cũ và thêm nguyên liệu mới vào hộp thủy tinh. Bạn có thể tiếp tục như vậy trong vài tuần hoặc vài tháng cho đến khi đạt được mùi hương yêu thích.
• Sau khi đã hài lòng với nước hoa thu được, bạn nhỏ vào hộp 1-2 giọt tinh chất bảo quản tự nhiên, chẳng hạn vitamin E hoặc chiết xuất hạt bưởi để kéo dài tuổi thọ của nước hoa.
• Nếu muốn biến nước hoa dạng lỏng thành nước hoa khô, bạn đun chảy sáp ong rồi cho vào khuấy đều với nước hoa, sau đó để nguội chờ nước hoa đông cứng lại thành dạng sáp.
Cách làm nước hoa từ vỏ cam
Nếu bạn thích mùi hương vỏ cam thơm, tươi mới, sảng khoái, tạo năng lượng thì hãy làm nước hoa từ loại vỏ này.
Nguyên liệu
• 1 lọ thủy tinh tối màu tiệt trùng sạch, có nắp đậy. Chọn loại chưa từng sử dụng để đựng các loại thực phẩm khác sẽ tốt hơn.
• 1 vỏ quả cam tươi (chọn cam vàng hay xanh tùy ý bạn) và tinh dầu cam; 1 nắm bạc hà tươi cùng tinh dầu bạc hà nguyên chất, rượu vodka. Vỏ cam và bạc hà rửa sạch, để khô ráo.
Cách làm nước hoa vỏ cam tại nhà
• Thái nhỏ vỏ cam. Cho vỏ cam vào lọ thủy tinh cùng lá bạc hà.
• Dùng thìa gỗ gõ giập vỏ cam và lá bạc hà để tinh dầu chảy ra.
• Đổ rượu vodka vào ngập lọ khoảng chừng 2cm.
• Bạn đậy chặt nắp lọ, để nơi thoáng mát khoảng 4-6 tuần. Mỗi ngày bạn lắc đều lọ để tinh dầu hòa quyện với rượu.
• Sau thời gian 6 tuần, bạn đổ tinh dầu ra, lọc xác bỏ đi. Sau đó bạn cho thêm 1 giọt tinh dầu bạc hà + 5 giọt tinh dầu cam và lắc đều.
Cách làm nước hoa nhài (lài)
Nguyên liệu
• 2 thìa súp rượu vodka
• 1 thìa súp nước cất hoặc nước hoa hương cam
• Tinh dầu: 30 giọt hoa nhài, 5 giọt oải hương và 5 giọt vani
• Lọ thủy tinh
• Vải thưa
Cách làm nước hoa nhài
• Đổ hỗn hợp các loại tinh dầu với rượu vodka vào lọ thủy tinh, lắc đều.
• Để chai vào chỗ mát trong 2 ngày.
• Sau đó thêm nước cất hoặc nước hoa hương cam vào lọ và lắc nhẹ.
• Tiếp tục để khoảng bốn tuần ở nơi thoáng mát và tối.
• Nếu bạn thấy cặn lắng, hãy lọc qua vải thưa và đổ nước hoa vào bình xịt rồi dùng.
Công thức làm nước hoa dạng rắn bằng dầu dừa
Nguyên liệu
• 2 thìa súp sáp ong
• 2 thìa súp dầu dừa phân đoạn (dầu dừa bão hòa đã bỏ hết các axit béo dài)
• 20 giọt tinh dầu bạn thích
• Lọ thủy tinh sạch
Cách làm nước hoa dầu dừa
• Cho dầu dừa cùng sáp ong vào lọ thủy tinh.
• Đặt lọ vào nồi, đổ nước ngập khoảng 5cm, đun sôi nước.
• Dùng đũa sạch khuấy cho hỗn hợp hòa quyện.
• Sau đó lấy lọ thủy tinh ra khỏi nồi, để khoảng 3-4 phút.
• Thêm tinh dầu vào khuấy đều.
• Đổ hỗn hợp này vào một hộp đựng. Khi sử dụng, bạn thoa một lượng nhỏ lên da của bạn.
Tự làm nước hoa hoắc hương tại nhà
Nguyên liệu
• 2 thìa súp rượu vodka
• 1 thìa súp nước cất
• Một chai thủy tinh sẫm màu
• Tinh dầu gồm: 10 giọt dầu hoắc hương, 20 giọt dầu cam ngọt, 5 giọt dầu oải hương, 10 giọt dầu gỗ tuyết tùng, 5 giọt dầu ylang ylang, 5 giọt dầu cam bergamot
Cách làm nước hoa hoắc hương
• Cho rượu và nước cất vào chai thủy tinh sẫm màu.
• Thêm một giọt tinh dầu bất kỳ, khuấy đều giọt đó vào hỗn hợp. Mục đích khuấy từ từ từng giọt vào rượu để tinh dầu phân tán hoàn toàn trong đó.
• Sau khi hoàn thành, để lọ vào chỗ kín trong 2 ngày.
• Sau đó bạn có thể lấy ra dùng. Lắc nhẹ trước khi sử dụng.
Như vậy là đã xong 6 cách làm nước hoa tại nhà rồi đó bạn.
Lưu ý khi điều chế nước hoa
• Nên chọn rượu càng mạnh càng tốt, rượu mạnh có thể lên tới 80 độ.
• Trong số các loại tinh dầu, nếu tinh dầu nào quá mạnh thì bạn nên bớt liều lượng để nó không lấn át các mùi còn lại.
• Dùng lọ thủy tinh tối màu để đựng nước hoa vì sẽ giúp nước hoa để được lâu hơn và bảo vệ sản phẩm trước tác động của ánh sáng.
• Nếu làm nước hoa từ cánh hoa, bạn nên thu hái hoa vào thời điểm mùi hương của chúng mạnh nhất.
• Không chế biến nước hoa ở nhà bếp đầy mùi thức ăn vì sẽ ảnh hưởng đến mùi hương của n
Người đàn ông có thể không nhớ gì về bộ quần áo đắt tiền bạn mặc hay chiếc túi xách bạn đeo, nhưng anh ấy ắt hẳn sẽ nhớ mãi mùi hương vương vấn từ cái chạm nhẹ. Đừng để bản thân bị hòa lẫn, hãy tạo phong vị của riêng mình với cách làm nước hoa thơm lâu tại nhà nhé.
>>> Xem thêm: MẸO GIỮ HƯƠNG THƠM LÂU PHAI
truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn