6 mẹo và kỹ thuật giúp cha mẹ dạy trẻ cách “tự xoa dịu”

Bạn đang xem bài viết: 6 mẹo và kỹ thuật giúp cha mẹ dạy trẻ cách “tự xoa dịu” tại website Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Tự xoa dịu là khả năng trẻ tự ngủ mà không cần cha mẹ vỗ về, ôm ấp. Một số trẻ có thể ngủ một cách tự nhiên, nhưng cũng có những trẻ khác thì ngược lại. Có nhiều cách khác nhau mà bạn có thể làm để giúp bé tự xoa dịu bản thân. Dưới đây là những thông tin mà truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn cung cấp giúp bạn chăm bé tốt hơn.

Bé tự xoa dịu bản thân chính là kiểm soát và điều chỉnh cảm xúc. Trẻ sơ sinh học cách tự làm dịu bản thân trong khoảng thời gian từ 4 đến 12 tháng. Một số trẻ có thể cần nhiều thời gian hơn.

1 Bé tự xoa dịu bản thân là như thế nào?

Tự xoa dịu bản thân bao gồm các hành vi giúp trẻ sơ sinh có giấc ngủ tốt. Việc lựa chọn kỹ thuật hỗ trợ bé phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, trong đó có tính cách của bé. Mỗi bé sẽ cần cách xoa dịu khác nhau. Những điều thực hiện được với bé này chưa chắc phù hợp với bé khác.

Trẻ tự xoa dịu bản thân có giấc ngủ tốt hơn. Nguồn ảnh: canva

Trẻ tự xoa dịu bản thân có giấc ngủ tốt hơn. Nguồn ảnh: canva

Một số cách mà bố mẹ có thể thực hiện để giúp bé tự xoa dịu bao gồm:

Để bé tự vận động tay, miệng và mắt

  • Mút ngón tay cái
  • Ngậm núm ti giả
  • Nắm hai bàn tay vào nhau
  • Vuốt ve tai hoặc mũi
  • Dụi mắt
  • Bú bình
  • Ôm một chiếc chăn mềm hoặc thú bông

Chuyển động, chạm và rung

Việc này cần được người lớn thực hiện:

  • Đung đưa từ bên này sang bên kia để trẻ ngủ
  • Vuốt tóc bé
  • Ngân nga một giai điệu nhẹ nhàng
  • Vỗ nhẹ lên chăn đắp cho bé
Có thể bạn quan tâm: Góc giải đáp: Khủng hoảng xa cách là gì

Quấn trẻ

Quấn trẻ vừa khít bao quanh cơ thể sẽ mang lại sự ấm áp và thoải mái tương tự như khi còn trong bụng mẹ. Đây là cách phù hợp nhất để xoa dịu trẻ sơ sinh và giúp bé ngủ ngon hơn.

Lưu ý: Không quấn tã nếu em bé từ hai tháng tuổi trở lên vì bé tự lật và nằm sấp có thể gây nên nguy cơ đột tử.

Để trẻ tự khám phá bản thân

Tự khám phá bản thân là một cách đơn giản khác để giúp bé tự xoa dịu. Bố mẹ hãy để bé tự thực hiện những hành động mà bé thích. Hầu hết các bà mẹ có xu hướng rút ngón tay của trẻ ra khỏi miệng khi bé mút tay. Nhưng tốt nhất mẹ hãy để bé được thực hiện chúng.

Có thể bạn quan tâm: Gợi ý 7 cách dỗ trẻ hiệu quả mà không cần mở điện thoại hay tivi

2 Thời điểm nên dạy bé tự xoa dịu

Việc hướng dẫn và hỗ trợ trẻ tự làm dịu bản thân có thể bắt đầu ngay từ khi trẻ được ba tháng tuổi. Bên cạnh đó, nếu không chắc chắn, mẹ có thể tham khảo ý kiến ​​bác sĩ nhi khoa để lập kế hoạch phù hợp cho bé. Bạn có thể thử các kỹ thuật tự xoa dịu đơn giản khi bé được khoảng bốn tháng tuổi. Ở thời điểm quá sớm, bé có thể quấy khóc nhiều hơn. Tuy nhiên, nếu bạn làm đúng, bé sẽ học cách tự xoa dịu bản thân trong thời gian chưa đầy một tháng.

3 Cách dạy cho bé tự xoa dịu

Chuẩn bị cho bé học cách tự xoa dịu

Bước 1: Bạn cần chuẩn bị tinh thần sẵn sàng buông để bé học cách tự lập và xoa dịu bản thân.

Bước 2: Thay vì ôm và đung đưa thì bạn có thể đặt bé xuống sớm hơn bình thường một chút. Tốt nhất là trước khi bé chìm vào giấc ngủ sâu từ 1-2 phút

Bước 3: Chuyển dần giai đoạn bạn đặt trẻ nằm xuống. Đầu tiên là để bé ngủ say đến ngủ lơ mơ và cuối cùng là khi trẻ vẫn còn thức. Bạn nên kiên nhẫn và tiếp tục thử vài đêm cho đến khi bé quen dần. Cuối cùng, bé sẽ hiểu được ý định của bạn và tự chìm vào giấc ngủ!

Mẹ có thể tập cho bé tự xoa dịu bản thân. Nguồn ảnh: canva

Mẹ có thể tập cho bé tự xoa dịu bản thân. Nguồn ảnh: canva

Thử nghiệm trong vòng 8 ngày

  • Ngày 1-4: Bạn chọn một món đồ chơi hoặc một tấm chăn mà bé yêu thích, để chúng ngủ cùng với bé.
  • Ngày 5-7: Khi bé có mối liên kết với chăn hoặc đồ chơi, bạn có thể bắt đầu sử dụng những đồ vật này dể bé có thể tự chơi, ôm ấp và đi vào giấc ngủ. Bất cứ khi nào bé thức dậy và quấy khóc, bạn hãy cho con những món đồ tương tự thay vì vỗ về hoặc cho con bú. Đây là một bước khó khăn và đòi hỏi bạn phải có sự kiên nhẫn.
  • Ngày 8: Vào ngày này, nếu bé thức dậy vào ban đêm và quấy khóc, bạn đừng vội vào phòng. Hãy để trẻ một mình trong khoảng năm phút, trẻ sẽ tự tìm thấy những vật dụng, đồ chơi quen thuộc và chìm vào giấc ngủ.
Có thể bạn quan tâm: Góc giải đáp: Tại sao con không thể ngủ xuyên đêm?

4 Lợi ích của việc tự xoa dịu của trẻ

Bé bớt quấy khóc

Tự xoa dịu bản thân không chỉ giúp bé ngủ ngon hơn mà còn dạy bé tính tự chủ. Một em bé có thể tự xoa dịu bản thân sẽ ít quấy khóc và chơi ngoan hơn. Nếu tập ngủ độc lập vào ban đêm, bé sẽ năng động hơn rất nhiều và ít cáu kỉnh hơn vào ngày hôm sau.

Bé ngủ ngon hơn

Nếu bé không cần đung đưa hay hát ru mà vẫn có thể vào trạng thái ngủ nhẹ, bạn sẽ không cần can thiệp quá nhiều. Dần dần, bé sẽ học cách ngủ lâu hơn và không thức dậy hay quấy khóc ban đêm.

Bé phát triển tự tin

Khả năng tự xoa dịu của bé cũng ảnh hưởng đến cách bé kiểm soát cảm xúc. Khả năng này giúp bé điều chỉnh tâm trạng, tác động tích cực đến sự tập trung và tự tin học các kỹ năng mới.

Người mẹ được thư giãn

Nếu bạn có thể dạy bé tự làm dịu, bạn có thể thực hiện công việc hàng ngày mà vẫn đủ thời gian nghỉ ngơi. Trẻ tự ngủ sẽ dễ dàng chăm sóc hơn. Ban đêm, mẹ và bé có thể ngủ ngon để phục hồi năng lượng.

Có thể bạn quan tâm: Mẹo giúp trẻ ngủ ngon dù không có ba mẹ kề bên giường ngủ

5 Một số mẹo giúp bé tự xoa dịu

Sử dụng cũi có âm thanh

Các nghiên cứu cho thấy rằng tiếng ồn trắng có thể đưa trẻ vào giấc ngủ. Vì vậy, bạn nên chọn cũi có âm thanh hoặc những món đồ chơi gắn nhạc. Những món đồ có giai điệu giúp bé đi vào giấc ngủ ngon.

Sử dụng cũi có âm thanh giúp bé dễ ngủ. Nguồn ảnh: canva

Sử dụng cũi có âm thanh giúp bé dễ ngủ. Nguồn ảnh: canva

Giờ đi ngủ nhất quán

Việc thiết lập giờ đi ngủ đều đặn sẽ tạo nên thói quen cho đồng hồ sinh học của bé. Nhờ vậy, bé sẽ cảm thấy buồn ngủ khi gần đến thời điểm lên giường. Với trẻ nhỏ, bạn không nên để bé thức quá khuya vì ảnh hưởng đến sức khoẻ và khiến trẻ quấy khóc.

Duy trì một thói quen ban đêm

Một thói quen nhẹ nhàng vào ban đêm sẽ giúp trẻ hiểu rằng đã đến giờ đi ngủ. Thói quen có thể bao gồm các hoạt động như tắm, đọc sách, hát ru hoặc ôm ấp. khi trẻ lên giường, bạn hãy để đèn mờ và giảm nói chuyện, tiếng ồn để tránh làm phiền em bé ngủ. Ngay cả những xáo trộn nhỏ cũng có thể khiến bé quấy khóc.

Kiên nhẫn để bé tự xoa dịu và ru ngủ

Để dạy con tự ngủ mà không cần bạn can thiệp, bạn hãy đặt bé lên giường khi bé bắt đầu buồn ngủ. Việc tập cho bé tự ru ngủ chưa bao giờ là điều đơn giản, vì vậy hãy cho bé đủ thời gian để làm quen. Hãy kiên nhẫn và chú ý rằng mỗi trẻ khác nhau nên bạn đừng so sánh và quá lo lắng.

Chú ý đến mọi thay đổi của trẻ

Một số trẻ sơ sinh khá nhạy cảm. Dù là sự thay đổi nhỏ về nhiệt độ, ánh sáng hay tiếng ồn cũng có thể làm trẻ thức giấc. Nếu bé thức dậy quá thường xuyên vào ban đêm, hãy kiểm tra xem có điều khác đang làm phiền đến giấc ngủ của bé không.

Có mặt bên cạnh bé

Thay vì bế con và đặt vào cũi, bạn có thể ở gần nôi hoặc xuất hiện trong phòng để bé cảm thấy an tâm và tự ru nủ mình.

Có thể bạn quan tâm: Gợi ý cách dạy trẻ tự kỷ tốt nhất dành cho ba mẹ

6 Những điều nên và không nên khi dạy trẻ tự xoa dịu bản thân

Đồng hành cùng trẻ

Bạn hãy tự kiểm soát bản thân, không nên can thiệp quá nhiều vào việc tự xoa dịu của trẻ. Thông thường, trẻ sẽ khóc hoặc tỉnh dậy quẫy đạp một chút rồi lắng xuống. Trường hợp bé không khóc lớn nhưng vẫn khó ngủ, thì bạn đừng quên chú ý đến nhiệt độ, tã ướt hay các vấn đề xung quanh em bé.

Hãy kiên nhẫn và đồng hành cùng trẻ. Nguồn ảnh: canva

Hãy kiên nhẫn và đồng hành cùng trẻ. Nguồn ảnh: canva

Khi ngủ hãy ngừng cho bé ăn

Nếu bạn đang cho trẻ bú mẹ hoặc ngậm ti để ngủ thì rất khó để bé tự xoa dịu. Bạn cần bỏ thói quen này dần dần bắt đầu bằng cách rút ngắn thời gian bé ăn và thời điểm cho ăn không trùng với giờ đi ngủ của bé.

Đổi mới cách dỗ dành trẻ

Bạn hãy tránh việc đung đưa, vỗ nhẹ hoặc cho con bú khi bé đến giờ ngủ. Tốt nhất bạn nên tắt đèn và đi ra ngoài. Bạn có thể lắp thêm camera để theo dõi khi bé một mình trong phòng.

Một số thói quen cần bỏ

Dưới đây là một số thói quen bạn nên tránh khi dạy bé tự xoa dịu.

  • Đặt bé trong một chiếc xe đẩy hoặc nôi để giúp bé dễ ngủ.
  • Sử dụng ti giả để trẻ nín khóc và dễ ngủ.

Một khi bạn có thể phá vỡ những thói quen này, bạn sẽ giúp bé học cách tự xoa dịu nhanh chóng. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng điều này chỉ cần thiết cho trẻ sơ sinh trên sáu tháng.

Xem thêm:

  • Những cách đơn giản giúp trẻ rèn luyện thói quen ngủ nôi
  • 10 lời khuyên hữu ích để tăng cường phát triển tình cảm xã hội ở trẻ sơ sinh
  • Giấc ngủ của trẻ sơ sinh theo từng giai đoạn

7 Kết luận

Thực hiện các biện pháp đơn giản nêu trên có thể giúp bé học kỹ thuật tự xoa dịu bản thân một cách dễ dàng. Đó là một kỹ năng sẽ giúp bé sống độc lập, tự tin sau này.

Thu Phương tổng hợp từ momjunction

1. Infant Sleep

2. Insight Responsive Parenting Intervention and Infant Sleep

3. Sample text for Healthy sleep habits, happy child

4. Sleeping Through the Night: The Consolidation of Self-regulated Sleep Across the First Year of Life

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết 6 mẹo và kỹ thuật giúp cha mẹ dạy trẻ cách “tự xoa dịu” của Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *