Dù là loài vật vô cùng thân thiện với con người, nhưng chó hay mèo vẫn có nguy cơ truyền bệnh nguy hiểm cho con người – bệnh dại. Vậy đâu là dấu hiệu của người bị chó dại cắn? Cùng tìm hiểu nhé!
Dại là bệnh truyền nhiễm do các loài vật như chó, mèo, lợn, bò,… lây cho người thông qua những vết cắn, cào hay liếm vào vết thương hở. Vậy làm thế nào để nhận biết người đã bị bệnh dại? Cùng Bách hoá XANH tìm hiểu nhé!
Những triệu chứng của bệnh dại
Hầu hết người đã mắc bệnh dại sẽ có các triệu chứng dưới đây:
– Đau hoặc ngứa ở chỗ bị cắn.
– Sốt, mệt mỏi, đau đầu kéo dài từ 2-4 ngày.
– Sợ nước và sợ ánh sáng.
– Tỏ ra khó chịu với tiếng ồn xung quanh.
– Trở nên dễ giận, trầm cảm và có phần tăng động.
Tham khảo thêm: Bị chó cắn có sao không, cần kiêng ăn gì và những lưu ý khi bị chó cắn.
Cách nhận biết dấu hiệu bệnh dại theo từng thời kỳ
Người mắc bệnh dại sẽ trải qua 3 thời kỳ:
Thời kỳ ủ bệnh: Là thời gian được tính từ khi bị chó (hoặc động vật mắc bệnh dại) cắn đến khi phát bệnh và cũng là khoảng thời gian vàng để cứu sống người bệnh. Dấu hiệu của thời kỳ này chỉ là vết cắn. Vì thế người bị chó cắn phải lập tức đi khám và tiêm phòng bệnh dại.
Thời kỳ tiền triệu: Là thời kỳ biểu hiện các dấu hiệu ban đầu của bệnh dại trước khi phát bệnh. Lúc này bệnh nhân sẽ có cảm giác ngứa hay đau ở nơi bị cắn, có biểu hiện lo lắng và thay đổi tính tình đột ngột. Khi đến giai đoạn này, đa phần bệnh nhân sẽ quên đi việc bị chó (hoặc động vật khác) cắn.
Thời kỳ toàn phát: Bệnh dại thường có 2 thể bệnh là thể hung dữ và thể liệt.
– Triệu chứng của bệnh dại ở người thể hung dữ: Bệnh nhân sẽ trở nên dữ tợn, đập phá lung tung và nhanh chóng rơi vào trạng thái hôn mê và cuối cùng dẫn đến tử vong.
– Triệu chứng của bệnh dại ở người thể liệt: Trường hợp này xảy ra ở người bị chó dại cắn nhưng tiêm vacxin trễ khiến cho virus xâm nhập vào não. Ngoài ra, bệnh nhân thường không có biểu hiện sợ nước.
Làm gì khi bị động vật cắn?
Có 2 việc bạn cần làm ngay khi bị chó hay mèo (hoặc động vật) cắn là điều trị vết cắn và tiêm thuốc phòng bệnh dại:
Điều trị vết cắn: Sau khi bị cắn, người bệnh phải lập tức rửa vết thương thật kỹ bằng nước xà phòng, sau đó tiếp tục rửa lại với nước lọc và lau khô vết thương bằng các loại thuốc như: Cồn iod, nước oxy già, nước muối sinh lý.
Dùng thuốc phòng bệnh dại: Thuốc phòng bệnh dại gồm 2 loại là huyết thanh kháng dại và vacxin phòng bệnh dại.
Tiến hành tiêm huyết thanh phòng bệnh dại trong các trường hợp sau: Vết cắn rộng, sâu và bị nhiều vết; bị cắn ở đầu, mặt, cổ, tay bởi một con chó có biểu hiện bị dại.
Nếu con vật cắn đã chết hoặc đã mất tích thì cần tiêm vacxin cho bệnh nhân. Trường hợp con vật cắn vẫn khỏe mạnh, cần nhốt nó và theo dõi nó liên tục trong 10 ngày. Nếu trong thời gian đó nó bị ốm hoặc thay đổi tính tình thì người bệnh cần lập tức đi tiêm vacxin.
Điều trị khi đã lên cơn dại
Hiện nay, việc chữa trị cho bệnh nhân đã lên cơn dại là hoàn toàn bất khả thi. Nền Y học tại thời điểm này chỉ có thể điều trị triệu chứng như an thần và hỗ trợ bệnh nhân một chỗ nằm riêng biệt, yên tĩnh.
Chăm sóc người bị bệnh dại
Bệnh dại rất nguy hiểm nên khi săn sóc bệnh nhân, người nhà hoặc nhân viên y tế phải có đồ bảo hộ đầy đủ, sau khi săn sóc cần rửa tay kỹ với xà phòng và sát khuẩn bằng cồn.
Những đồ dùng của bệnh nhân không được giữ lại, phải mang đi đốt huỷ. Các vật dụng khác như giường, tủ, sàn nhà… cần được lau rửa bằng xà phòng và phun thuốc khử khuẩn.
Trên đây là những dấu hiệu nhận biết người bị chó dại cắn mà truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn đã tổng hợp được. Hy vọng những thông tin này hữu ích với bạn. Chúc bạn nhiều sức khoẻ!
Xem thêm:
>> Bệnh dại ở chó: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng tránh
>> Chó mèo bị bệnh dại sống được bao lâu?
>> Chó cắn không chảy máu có sao không, có cần phải tiêm phòng dại không?
Kinh nghiệm hay Bách Hóa XANH