Bồ công anh là một loại thảo mộc bản xứ ở châu Âu, nó phát triển mạnh mẽ ở những vùng có khí hậu ôn hòa tại Bắc bán cầu. Một số người cho rằng bồ công anh chỉ là một loại hoa cỏ dại phiền phức, nhưng nó rất giàu vitamin A, B, C, D cùng các khoáng chất như sắt, kali, kẽm… Lá, hoa và rễ cây bồ công anh đều có thể được được sử dụng để chữa bệnh, nhưng vẫn còn khá ít nghiên cứu khoa học về loài cây này.
Trước khi tìm hiểu tác hại của cây bồ công anh, hãy xem bồ công anh ăn được không và có mấy loại nhé!
Cây bồ công anh có mấy loại?
Có hơn 250 loại cây bồ công anh đã được khám phá, nhưng nếu bạn không phải chuyên gia thực vật thì bạn sẽ rất khó nhìn ra sự khác biệt giữa chúng. Dưới đây là một số loại tiêu biểu:
1. Bồ công anh phổ thông (Taraxacum officinale)
Là loại phổ biến nhất, có màu vàng tươi, thường mọc ven đường, trên đồng cỏ, ven bờ sông. Dù bị xem là một loại cỏ xâm lấn nhưng đây là một thảo mộc hữu ích.
2. Bồ công anh hạt đỏ (Taraxacum erythrospermum)
Thường bị nhầm lẫn với bồ công anh phổ thông, nhưng thân của nó có màu đỏ. Cây này là loại bản xứ ở châu Âu và cũng xuất hiện ở Bắc Mỹ. Nó có họ hàng với bồ công anh đá (Taraxacum laevigatum).
3. Bồ công anh Nga (Taraxacum kok-saghyz)
Là loài bản xứ ở các vùng núi Uzbekistan và Kazakhstan. Lá cây này dày hơn loại thông thường và có màu xám. Rễ cây chứa nhiều cao su, là nguồn tiềm năng cung cấp cao su chất lượng cao.
4. Bồ công anh Nhật Bản trắng (Taraxacum albidum)
Là loài bản xứ ở miền Nam Nhật Bản. Nó mọc bên vệ đường và trên đồng cỏ. Những bông hoa trắng thu hút bươm bướm và các loài côn trùng thụ phấn khác.
5. Bồ công anh California (Taraxacum californicum)
Là một loài hoa dại trên những cánh đồng cỏ thuộc vùng núi San Bernardino, California. Tán lá cây có màu xanh nhạt và hoa có màu vàng nhạt. Loài hoa này có nguy cơ tuyệt chủng do biến đổi khí hậu và đô thị hóa.
6. Bồ công anh hồng (Taraxacum pseudoroseum)
Cánh hoa có màu hồng, nhụy màu vàng. Đây là loài bồ công anh hiếm nhất, xuất hiện ở vùng cao nguyên trung Á.
>>> Đọc thêm: CÔNG DỤNG VÀ TÁC HẠI ÍT AI BIẾT CỦA HOA ATISO ĐỎ
Tác dụng của bồ công anh
Không có nhiều nghiên cứu khoa học về công dụng của cây bồ công anh, nhưng trong y học cổ truyền, bồ công anh được dùng để trị viêm khớp, bệnh gan, tiểu đường, béo phì, thậm chí ung thư. Dưới đây là 14 tác dụng tiềm năng của bồ công anh bên cạnh các tác hại của cây bồ công anh:
1. Cung cấp các dưỡng chất thiết yếu
Từ rễ cho tới hoa, cây bồ công anh rất giàu các vitamin, khoáng chất và chất xơ. Lá bồ công anh có thể đem nấu chính hoặc ăn sống, cung cấp các vitamin A, C, K, E, folate (B9) và một lượng nhỏ các vitamin nhóm B khác.
Ngoài ra, bồ công anh còn giúp cơ thể bổ sung sắt, canxi, magie, kali. Rễ cây giàu inulin, một chất xơ hòa tan giúp gia tăng các lợi khuẩn trong đường tiêu hóa.
Rễ cây bồ công anh cũng thường được phơi khô để dùng làm trà, nhưng bạn cũng có thể ăn như các loại rau khác.
>>> Đọc thêm: 12 TÁC HẠI CỦA WHEY PROTEIN KHI BỔ SUNG SAI CÁCH
2. Cây bồ công anh giàu các chất chống oxy hóa
Các chất chống oxy hóa chính là nguồn gốc đem lại đặc tính chữa bệnh cho cây bồ công anh. Chất chống oxy hóa giúp trung hòa các gốc tự do, ngăn chặn việc gốc tự do phát sinh quá nhiều trong cơ thể gây bệnh nan y.
Bồ công anh rất giàu chất chống oxy hóa beta carotene, giúp chống lại sự phá hủy tế bào và tình trạng stress oxy hóa.
Bồ công anh cũng rất giàu các chất chống oxy hóa polyphenol, nhiều nhất ở trong hoa, nhưng cũng có mặt ở rễ, lá và thân cây.
3. Có thể kiềm hãm tình trạng viêm nhiễm
Bạn sẽ muốn biết tác hại của cây bồ công anh nếu hay dùng cây này.
Song bồ công anh có thể giúp giảm viêm nhờ các hợp chất chống oxy hóa như polyphenol. Viêm nhiễm là phản ứng bình thường của hệ miễn dịch khi cơ thể gặp chấn thương hoặc nhiễm trùng. Nhưng viêm nhiễm kéo dài có thể khiến các mô và DNA bị tổn hại vĩnh viễn.
Một nghiên cứu trên chuột bị viêm phổi cho thấy tình trạng viêm đã thuyên giảm sau khi chuột được dùng bồ công anh.
4. Có thể giúp kiểm soát đường huyết
Axit chicoric và chlorogenic là hai hợp chất trong bồ công anh giúp giảm lượng đường trong máu. Nghiên cứu trên động vật cho thấy các hợp chất này có thể cải thiện việc cơ thể tiết insulin – đây là loại hóc-môn giúp điều hòa đường huyết đồng thời hấp thụ glucoso trong cơ bắp.
Quá trình này giúp cải thiện độ nhạy cảm insulin và giảm đường trong máu. Axit chicoric và chlorogenic cũng ngăn cản việc hấp thụ các thực phẩm giàu tinh bột, góp phần giảm đường huyết.
>>> Đọc thêm: 8 TÁC HẠI CỦA NƯỚC DỪA TƯƠI NẾU SỬ DỤNG KHÔNG ĐÚNG CÁCH
5. Giúp giảm cholesterol và triglyceride
Một số hợp chất trong bồ công anh có thể giúp giảm triglyceride và cholesterol, đây là hai nguyên nhân gây ra bệnh tim.
Nghiên cứu trong phòng thí nghiệm và trên động vật cho thấy chiết xuất lá và rễ bồ công anh giúp giảm sự gia tăng triglyceride trong tế bào chất béo, đồng thời giúp kiểm soát cholesterol.
6. Cây bồ công anh trị bệnh gì? Bồ công anh có thể giúp hạ huyết áp
Y học cổ truyền dùng bồ công anh như một biện pháp lợi tiểu vì họ tin rằng nó có thể lọc độc tố trong một số cơ quan, nhờ đó hạ huyết áp. Bồ công anh cũng chứa kali, một khoáng chất hỗ trợ hạ huyết áp.
7. Có thể cải thiện chức năng gan
Tác hại của cây bồ công anh là gì? Tác dụng của bồ công anh nhiều hơn tác hại.
Một nghiên cứu trên động vật cho thấy bồ công anh ngăn chặn quá trình tổn thương gan ở những con chuột bị phơi nhiễm natri dichromat – một chất gây tổn thương gan.
Các nghiên cứu trên động vật khác cho thấy chiết xuất hoa bồ công anh có thể làm giảm hàm lượng chất béo dư thừa tích trữ trong gan, bảo vệ chúng khỏi triệu chứng stress oxy hóa.
>>> Đọc thêm: AI KHÔNG NÊN UỐNG NHỤY HOA NGHỆ TÂY? 7 ĐỐI TƯỢNG SAU CẦN CẨN THẬN
8. Bồ công anh có thể giúp giảm cân
Bồ công anh tăng cường quá trình trao đổi tinh bột, giảm hấp thụ chất béo. Axit chlorogenic trong bồ công anh giúp thay đổi hàm lượng của một số protein trong cơ thể, giúp cân nặng được kiểm soát.
9. Có thể góp phần chống ung thư
Một nghiên cứu 4 tuần trên chuột cho thấy chiếc xuất rễ cây bồ công anh giúp kiềm hãm sự di căn của tế bào ung thư vú.
Một nghiên cứu ống nghiệm khác cho thấy chiết xuất rễ cây bồ công anh có thể làm chậm sự sinh sôi của tế bào ung thư trong gan, đại tràng và mô dạ dày.
10. Hỗ trợ tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón
Rễ bồ công anh giàu chất xơ tiền sinh học inulin, giúp ngăn ngừa táo bón, kích thích thức ăn di chuyển qua đường tiêu hóa. 105g bồ công anh nấu chín sẽ cung cấp 3g chất xơ, giúp kích thích nhu động ruột, ngăn ngừa bệnh trĩ và viêm túi thừa.
>>> Đọc thêm: TÁC HẠI CỦA ĐÔNG TRÙNG HẠ THẢO VÀ CÁCH PHÒNG TRÁNH
11. Bồ công anh có thể hỗ trợ hệ miễn dịch
Bên cạnh việc tìm hiểu tác hại của cây bồ công anh, thì một số nghiên cứu cho thấy bồ công anh có đặc tính kháng khuẩn và kháng virus, giúp cơ thể chống lại viêm nhiễm. Nghiên cứu trong ống nghiệm cho thấy chiếc xuất bồ công anh làm giảm đáng kể quá trình nhân đôi của virus.
12. Có thể hỗ trợ điều trị một số bệnh ngoài da
Nghiên cứu trên động vật và ống nghiệm cho thấy chiết xuất bồ công anh có thể bảo vệ da khỏi những tổn thương do ánh nắng mặt trời, mụn… gây ra. Chiết xuất rễ bồ công anh giúp tái tạo tế bào mới, cho làn da trẻ trung hơn.
13. Tốt cho xương
Lá bồ công anh rất giàu vitamin K và canxi, là những dưỡng chất thiết yếu cho sự phát triển của xương.
Một nghiên cứu cho thấy việc bổ sung các loại rau lá xanh giàu vitamin K giúp làm giảm sự thất thoát protein osteocalcin trong xương. Nghĩa là ăn nhiều rau lá xanh, chẳng hạn bồ công anh, sẽ ngăn ngừa loãng xương.
Chất xơ inulin trong rễ cây bồ công anh cũng tốt cho xương vì cải thiện tiêu hóa và sức khỏe đường ruột. Các chất chống oxy hóa trong bồ công anh cũng giúp bảo vệ xương khỏi thất thoát nhờ giảm triệu chứng stress oxy hóa.
14. Bồ công anh có thể trị viêm khớp dạng thấp
Viêm khớp dạng thấp là một căn bệnh tự miễn, trong đó hệ miễn dịch sẽ tấn công các khớp, gây tổn thương sụn, dẫn đến khớp dị dạng và đau nhức kinh niên.
Nghiên cứu ở chuột cho thấy hợp chất taraxasterol trong bồ công anh có khả năng giảm viêm và bảo vệ khớp khỏi những thương tổn lâu dài do viêm khớp gây ra.
>>> Đọc thêm: 12 TÁC HẠI CỦA THỨC KHUYA VỚI PHỤ NỮ. ĐỌC NGAY ĐỂ TRÁNH!
Bồ công anh ăn được không?
Lá, cành và hoa bồ công anh có thể ăn sống hoặc nấu chín. Rễ có thể phơi khô, nghiền nát để dùng như trà hoặc thay thế cho cà phê.
Bồ công anh cũng được sản xuất dưới dạng viên nén, chiết xuất hoặc cồn thuốc (rượu thuốc).
Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào hướng dẫn liều dùng của bồ công anh, vì chưa có nghiên cứu cụ thể trên người. Nhưng dữ liệu hiện tại cho thấy bồ công anh có thể được sử dụng như sau:
• Lá tươi: 4-10g/ngày
• Lá khô: 4-10g/ngày
• Lá ngâm rượu: 0.4 – 1 thìa cà phê (2-5ml), dùng 3 lần mỗi ngày
• Nước ép lá tươi: 1 thìa cà phê (5ml), 2 lần mỗi ngày
• Chiết xuất: 1-2 thìa cà phê (5-10ml) mỗi ngày
• Rễ tươi: 2-8g/ngày
• Bột khô: 250 – 1.000mg, 4 lẫn mỗi ngày
>>> Đọc thêm: UỐNG THUỐC GIẢM CÂN CÓ HẠI KHÔNG? 10 TÁC HẠI CẦN BIẾT
Tác dụng phụ của bồ công anh
Bên cạnh các ông dụng, cây bồ công anh cũng có tác hại với một số người. Nhìn chung, bồ công anh tương đối an toàn với hầu hết mọi người khi ăn như một loại thực phẩm bình thường. Nó vẫn an toàn nếu bạn ăn với lượng lớn hơn. Tuy nhiên, bồ công anh có thể gây dị ứng, đau bụng, tiêu chảy và ợ nóng ở các đối tượng dưới đây.
• Đối với phụ nữ mang thai và cho con bú: Chưa có nghiên cứu đáng tin cậy nào khẳng định bồ công anh an toàn với nhóm đối tượng này. Vì vậy, bạn không nên bổ sung bồ công anh nếu đang mang thai hoặc cho con bú.
• Bệnh chàm eczema: Người bị bệnh chàm eczema có nguy cơ dị ứng với bồ công anh. Do đó hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về tác hại của cây bồ công anh trước khi bổ sung thực phẩm này.
• Rối loạn đông máu: Bồ công anh có thể làm chậm quá trình đông máu. Về mặt lý thuyết, bồ công anh có thể làm tăng nguy cơ bị bầm tím và chảy máu ở những người mắc chứng rối loạn đông máu.
• Dị ứng ragweed (cỏ phấn hương): Người có tiền sử dị ứng với ragweed và các loại cây tương tự (cây hoa cúc, cúc họa mi, cúc vạn thọ…) cũng có thể bị dị ứng với bồ công anh.
• Phẫu thuật: Bồ công anh có thể làm chậm quá trình đông máu và hạ đường huyết. Do đó nó khiến cơ thể chảy máu dữ dội và bị tụt đường huyết trong quá trình mổ và hậu phẫu. Vì vậy bạn nên ngừng bổ sung bồ công anh 2 tuần trước khi tiến hành phẫu thuật để tránh tác hại của cây bồ công anh.
• Suy giảm chức năng thận: Oxalate là một hóa chất sinh sôi và tích tụ trong thận. Nhờ đặc tính lợi tiểu, bồ công anh có thể làm giảm tích tụ oxalate. Tuy nhiên trên lý thuyết, việc lợi tiểu có thể gây biến chứng đối với người đã mắc bệnh thận.
>>> Đọc thêm: ĂN NGỌT NHIỀU CÓ TỐT KHÔNG? 17 TÁC HẠI CỦA ĐƯỜNG BẠN NÊN BIẾT
Tác hại của cây bồ công anh: làm giảm tác dụng của thuốc
• Bồ công anh có thể làm giảm số lượng axit dạ dày, từ đó giảm luôn công dụng của thuốc kháng axit.
• Tác hại của cây bồ công anh là cũng có thể làm giảm tác dụng của thuốc kháng sinh.
• Một số thuốc do gan phân giải. Bồ công anh có thể làm thay đổi tốc độ phân giải thuốc của gan. Do đo nó có thể thay đổi hiệu quả của thuốc và gây ra các phản ứng phụ.
• Bồ công anh chứa nhiều kali, thuốc lợi tiểu cũng chứa kali. Do đó không nên bổ sung bồ công anh cùng lúc với thuốc lợi tiểu vì sẽ khiến cơ thể bị dư thừa kali.
• Tác hại của cây bồ công anh có thể làm giảm công dụng của thuốc điều trị lưỡng cực lithium.
• Không bổ sung bồ công anh khi đang uống thuốc chống đông máu, vì sẽ làm cơ thể chảy máu nhiều hơn và hay bị bầm.
• Bồ công anh có khả năng hạ đường huyết. Do đó người đang uống thuốc trị tiểu đường nên tham khảo bác sĩ trước khi bổ sung bồ công anh, vì có thể khiến cho đường huyết tụt quá thấp.
Trên đây là những tác dụng cũng như tác hại của cây bồ công anh. Dù bồ công anh được cho là có rất nhiều lợi ích, nhưng vẫn hiếm có nghiên cứu nào trên người chứng minh điều đó. Bồ công anh nguyên chất và thực phẩm chức năng cũng không thể thay thế cho chế độ ăn uống cân bằng và lối sống khỏe mạnh. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể hấp thụ dưỡng chất của bồ công anh bằng cách bổ sung vào các món salad, làm bánh, ăn vặt…
>>> Đọc thêm: 6 HẬU QUẢ CỦA NÂNG MŨI KHI VỀ GIÀ BẠN CẦN CÂN NHẮC
truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn