Veneer là gì chắc hẳn là điều mà mọi người quan tâm trong thiết kế nội thất. Vì nó sẽ được ứng dụng rất nhiều vào trong đời sống của chúng ta, từ không gian nội thất cho đến trang trí các không gian sống và nó đã trở thành xu hướng được đông đảo khách hàng ưa chuộng. Để hiểu rõ hơn về Veneer thì truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn mời bạn cùng theo dõi ngay bài viết dưới đây.
Veneer là gì?
Trước khi đi vào tìm hiểu gỗ Veneer là gì hay cách gọi khác là Wood Veneer là gì cũng như chất liệu Veneer thì chúng ta cũng cần biết Veneer là gì?
Đây là một loại gỗ tự nhiên được gia công làm mỏng để tạo ra những tấm có độ dày khoảng 0.6mm đến nhỏ hơn 3mm. Các tấm Veneer sẽ thường có độ dày khoảng 1/8 inch. Loại gỗ này xuất hiện trong trang trí nội thất tại các gia đình, nội thất của xe hơi và các nhạc cụ như piano, violin, guitar…
Nguồn gốc của Veneer
Veneer có nguồn gốc là gỗ tự nhiên nhưng sản phẩm nội thất được tạo ra từ gỗ veneer lại không phải dòng nội thất được làm từ gỗ tự nhiên. Vậy thực chất gỗ Veneer là gì? Đây là loại gỗ được cấu tạo nên từ gỗ công nghiệp, trên bề mặt được phủ một lớp gỗ tự nhiên.
Chính vì vậy, khi hỏi gỗ Veneer là gì và có phải là gỗ tự nhiên không thì câu trả lời là không. Đây là 2 loại hoàn toàn khác nhau. Việc được phủ trên bề mặt một lớp Veneer nên nếu chỉ nhìn vẻ bề ngoài thì khó có thể phân biệt giữa gỗ Veneer và gỗ tự nhiên.
Gỗ Veneer là gì?
Khi đã biết được nguồn gốc gỗ Veneer là gì chúng ta có thể dễ dàng hiểu được gỗ Veneer là gì. Đây chính là loại gỗ được làm từ gỗ tự nhiên được tiến hành dàn mỏng thành những tấm gỗ có độ dày khoảng từ 0.6mm cho đến nhỏ hơn 3mm tùy thuộc vào mục đích cũng như nhu cầu sử dụng của mỗi người.
Rất hiếm khi có tấm gỗ Veneer nào có độ dày vượt quá 3mm. Chỉ cần một cây gỗ tự nhiên, chúng ta có thể lạng mỏng để cho ra rất nhiều gỗ Veneer khác.
Sau khi đã được lạng mỏng, gỗ Veneer sẽ được mang đi gắn vào các loại gỗ công nghiệp. Nếu như bạn thắc mắc các loại gỗ như gỗ finger, gỗ ván dán, gỗ HDF, gỗ MDF Veneer là gì thì chúng chính là loại cốt gỗ dùng để phủ Veneer lên bề mặt để có thể tạo nên các sản phẩm nội thất hoặc các nhạc cụ như piano, violin, guitar…
Bản chất cấu tạo của gỗ Veneer là gì?
Đây chính là loại gỗ được cấu tạo từ các cốt gỗ công nghiệp như gỗ MDF, MFC, gỗ dăm, gỗ plywood được phủ lên bề mặt một lớp Veneer có chất lượng tốt tạo nên gỗ Veneer có bề ngoài giống hệt gỗ tự nhiên.
Một số quy cách sản xuất Veneer
Dưới đây là một số quy các sản xuất Veneer thường được sử dụng mà bạn có thể tìm hiểu.
Lạng tròn
Lạng tròn là phương pháp dùng 1 lưỡi dao thật sắc để bóc Veneer từ phía bên ngoài vào bên trong khúc gỗ cho đến khi hết.
Lạng phẳng
Phương pháp này gỗ sẽ được chia cắt làm đôi, lưỡi dao sẽ cắt thẳng xuống song song với lõi của gỗ đi từ phần ngoài vào để cho ra thành phẩm là những tấm Veneer có dạng như vân núi.
Lạng phần tư
Đây là phương pháp cắt khúc gỗ ra làm 4 phần, sau đó mới tiến hành Veneer. Phương pháp này sẽ tạo ra những tấm Veneer thẳng, sọc.
>>> Xem thêm: 50+ Mẫu Nhà Công Ten Nơ Đẹp Hiện Đại Và Tiết Kiệm Chi Phí Mới Nhất
Quy trình 7 bước sản xuất gỗ Veneer
Gỗ Veneer được sử dụng khá phổ biến, nhưng nhiều người vẫn chưa biết quy trình sản xuất gỗ Veneer là gì? Nó được sản xuất như thế nào? Theo dõi tiếp cùng truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn nhé
Bước 1 |
|
Bước 2 |
Tiến hành lạng gỗ sao cho thành các lát mỏng có độ dày từ 0.6mm đến dưới 3mm. |
Bước 3 |
|
Bước 4 |
|
Bước 5 |
|
Bước 6 | Sau khi lớp Veneer đã được ép và đặt nằm cố định trên cốt gỗ, sẽ sử dụng máy chà nhám để có thể xử lý bề mặt, đánh bóng lớp Veneer cho phẳng và mịn. |
Bước 7 | Cuối cùng là bước kiểm tra thật kỹ sản phẩm trước khi mang đi phân phối tại điểm bán. |
Đặc điểm của gỗ Veneer là gì?
Là một loại gỗ có vẻ ngoài nhìn giống hệt gỗ tự nhiên. Vậy các ưu, nhược điểm của gỗ Veneer là gì?
Đặc điểm chung
Tất cả các tấm gỗ Veneer đều có đặc điểm chung là có về mặt được làm từ gỗ tự nhiên. Qua đó, gỗ Veneer sẽ có được tất cả các tính chất của loại gỗ được dùng để tạo ra Veneer.
Ưu điểm
- Gỗ Veneer có được tính thẩm mỹ cao: Vì bề mặt được phủ Veneer có nguồn gốc từ các loại gỗ tự nhiên, vì vậy các sản phẩm được làm ra có màu sắc là đường vân đẹp không kém gỗ tự nhiên. Bảng lựa chọn màu cho gỗ Veneer cũng rất phong phú, đa dạng, đảm bảo đáp ứng được nhu cầu người tiêu dùng.
- Giá thành của gỗ Veneer rẻ hơn rất nhiều so với gỗ tự nhiên: Với những gỗ Veneer được làm từ gỗ óc chó có màu sắc và đường vân đẹp không kém gì gỗ óc chó nhưng giá lại rẻ hơn. Để có thể tiết kiệm chi phí nhưng vẫn tìm được mẫu nội thất đẹp, bạn có thể lựa chọn gỗ Veneer óc chó.
- Sử dụng gỗ Veneer sẽ luôn có bề mặt sáng bóng và hạn chế được các tình trạng như mối mọt, cong vênh.
- Gỗ Veneer có thể được điều chỉnh, sắp xếp hoặc ghép vân theo các chiều khác nhau từ đó tạo thành một sản phẩm có tính thẩm mỹ cao.
- Gỗ Veneer có thể làm ra được nhiều đồ dùng nội thất hoặc nhiều mặt hàng có giá trị khác nhau.
Nhược điểm
- Cốt gỗ của gỗ Veneer được làm từ gỗ công nghiệp nên thường khả năng chống nước sẽ bị hạn chế, dễ bị nứt hoặc hỏng. Loại gỗ Veneer chỉ nên sử dụng ở những nơi khô ráo và ít tiếp xúc trực tiếp với nước.
- Các sản phẩm nổi thất làm từ gỗ Veneer phải thường xuyên được lau khô, nếu để nước đọng sẽ dễ gây nấm mốc.
- Tấm Veneer thường có độ dày rất mỏng nên sản phẩm nội thất được làm từ gỗ Veneer sẽ dễ bị trầy xước.
>>> Xem thêm: Chuồng Cọp Là Gì? Các Mẫu Chuồng Cọp Ban Công Đẹp Và Hiện Đại Nhất
So sánh gỗ veneer với gỗ tự nhiên và gỗ Melamine (MFC)
Gỗ Veneer |
Gỗ Melamine |
|
Bề mặt phủ, cốt gỗ |
|
|
Chất lượng |
|
|
Tính thẩm mỹ |
|
|
Một vài loại gỗ Veneer phổ biến
Sau khi đã hiểu được gỗ Veneer là gì thì chúng ta cũng cần tìm hiểu thêm về một số loại gỗ Veneer phổ biến như sau:
Veneer sồi
Chúng ta thường thắc mắc Veneer sồi là gì thì đây chính là tấm gỗ được lạng mỏng từ một cây gỗ sồi tự nhiên, sau đó sẽ được phủ lên bề mặt một lớp cốt gỗ công nghiệp. Vì được áp dụng công nghệ xử lý cao nên Veneer sồi có nhiều ưu điểm như độ bền cao, chống cong vênh và phù hợp để làm đồ nội thất. Tuy nhiên, loại gỗ này lại có nhược điểm là chống nước kém và không thể tháo lắp nhiều lần.
Veneer óc chó
Veneer óc chó được lạng mỏng từ gỗ cây óc chó, có độ dày tầm 3 ly, loại này thường dùng dán lên cốt gỗ HDF, MDF. Veneer óc chó có ưu điểm là vân gỗ đẹp, sang trọng và chống cong vênh. Nhược điểm là cần tránh bị va đập mạnh và tránh nước.
Veneer xoan đào
Bên cạnh các loại Veneer óc chó, Veneer sồi thì chúng ta còn có một loại Veneer xoan đào. Vậy gỗ Veneer xoan đào là gì? Có giống với 2 loại gỗ kia không? Tương tự như cấu tạo của 2 loại gỗ kia, Veneer xoan đào được lạng ra từ gỗ của cây xoan đào và có độ dày 3 ly. Ưu điểm của gỗ xoan đào là có độ bền tốt, đẹp, sang trọng, hạn chế được cong vênh.
Ứng dụng của gỗ veneer trong nội thất
Gỗ Veneer được ứng dụng rất nhiều trong nội thất vì vừa dễ tạo hình vừa có được độ thẩm mỹ cao. Chính vì vậy, nếu hỏi dán Veneer là gì hay dán Veneer Walnut là gì thì câu trả lời chính là để mang đến cho người tiêu dùng một sản phẩm nội thất nhìn như gỗ tự nhiên, sang trọng mà lại tiết kiệm được chi phí.
- Bàn làm được từ gỗ Veneer có tone màu sáng hơn gỗ thật, được sơn một lớp sơn bóng chống xước, chống nước, chống oxi hóa và dễ vệ sinh hơn.
- Tủ bếp làm từ gỗ Veneer có vẻ đẹp tự nhiên, tạo được sự sang trong và độ bền bỉ theo thời gian.
- Cửa làm từ gỗ Veneer phù hợp với mọi không gian mà còn chống được cong vênh và mối mọt.
>>> Xem thêm: Gỗ MDF Là Gì? Tổng Hợp Đặc Điểm Và Ứng Dụng Nổi Bật Của Gỗ MDF 2023
Giải đáp một số thắc mắc liên quan đến Veneer
Vẫn còn có nhiều thắc mắc về Veneer. Vậy những thắc mắc về Veneer là gì và lời giải đáp ở đâu thì bạn có thể đọc thêm phần dưới đây.
Veneer có thể phủ lên những loại cốt gỗ nào?
Dưới đây là một số loại cốt gỗ Veneer có thể phủ lên:
- Veneer có thể phủ lên MDF là loại cốt gỗ ván sợ có mật độ trung bình và được làm ra từ gỗ tự nhiên. Gỗ sẽ được nghiền thành bột, trộn cùng keo và mang đi ép với áp suất cao. Có 2 loại cốt gỗ MDF là loại chống ẩm lõi xanh và loại thường lõi vàng.
- Veneer cũng có thể phủ lên HDF tạo ra một nguyên vật liêu với vân màu phong phú, kiểu dáng đẹp, với độ bền cao, chống ẩm và mối mọt. Loại gỗ này có giá thành hơi cao hơn so với gỗ công nghiệp nhưng lại rẻ hơn rất nhiều so với các loại gỗ tự nhiên.
- Nhựa PVC là một loại nhựa nhân tạo khi kết hợp với Veneer sẽ trở thành một chất liệu rất bền, có khả năng chống lại mối mọt. Vật liệu được ép và hút chân không theo công nghệ hiện đại nên không chỉ bền mà còn có tính thẩm mỹ cao.
Có nên sử dụng Eco Veneer không?
Để có thể đưa ra lời giải đáp có ên sử dụng Eco Veneer không thì chúng ta cần tìm hiểu để biết Eco Veneer là gì? Hiểu cách ngắn gọn thì Eco-Veneer chính là sản phẩm hỗn hợp gồm các sợi cellutose gỗ kết hợp cùng với nhựa để tạo thành tấm bề mặt có thể dùng để dán hoặc làm mới đồ nội thất. Eco Veneer có rất nhiều ưu điểm như:
- Có yếu tố thẩm mỹ cao và hiệu ứng vân gỗ nổi như thật
- Có công nghệ thoát khí hiện đại, có thể dễ dàng loại bỏ các không khí thừa ra các góc cạnh khi đang thi công.
- Việc tháo dỡ vô cùng dễ dàng nếu như trong lúc thi công không ưng ý
- Giá cả hợp lý
- Với nhiều sản phẩm đa dạng, phong phú.
Với những ưu điểm nêu trên thì việc lựa chọn sử dụng Eco Veneer là hoàn toàn hợp lý, bạn vừa có thể tiết kiệm được chi phí vừa có thể lựa chọn được nhiều mẫu ưng ý.
Giá gỗ Veneer đắt hay rẻ?
Việc nhận định về giá gỗ Veneer đắt hay rẻ còn phụ thuộc vào mục đích sử dụng của mỗi người. Nhìn chung, giá gỗ Veneer có thể chênh lệch nhau tùy từng chất liệu gỗ mà Veneer phủ lên nhưng nếu lựa chọn sử dụng gỗ Veneer thì một điều chắc chắn là giá thành sẽ rẻ hơn nhiều so với gỗ tự nhiên.
Như vậy, chúng ta đã biết được Veneer là gì cũng như những ứng dụng mà gỗ Veneer mang lại cho đời sống. Veneer không chỉ mang lại tính thẩm mỹ cao mà còn cung cấp cho người dùng đa dạng chủng loại, màu sắc. Theo dõi truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn để khám phá thêm nhiều những thông tin trong cuộc sống hàng ngày đặc biệt là nhà đất và phong thủy nhé.
>>> Xem thêm: