Rhodamine B là gì? Tìm hiểu về rhodamin B trong thực phẩm

Rhodamine B là gì? Tìm hiểu về rhodamin B trong thực phẩm

Màu công nghiệp đang bị lạm dụng trong nhiều thực phẩm, nổi bật là rhodamine B. Hôm nay hãy cùng Bách hóa XANH tìm hiểu về chất này nhé!

Để có thể bảo vệ sức khỏe gia đình, chúng ta cần phải biết chọn lựa những thực phẩm an toàn và biết cách nhận biết thực phẩm có hại cho sức khỏe. Vì vậy, hôm nay hãy cùng Bách hóa XANH tìm hiểu về chất rhodamine B có trong thực phẩm nhé!

Rhodamine B là gì?

Rhodamine B là gì? Tìm hiểu về rhodamin B trong thực phẩmRhodamine B dạng bột

Trong sinh học, rhodamine B được sử dụng như 1 phẩm nhuộm chất huỳnh quang. Rhodamine B thường được kết hợp với auramine O để trở thành phép nhuộm rhodamin-auramin để phát hiện ra kháng cồn toan (sinh vật kháng acid).

Trong công nghiệp, rhodamine B là 1 loại chất nhuộm vải, không có trong danh mục phụ gia thực phẩm và không được phép sử dụng. Chất này tạo màu đỏ, thường rất đều màu nên hay được sử dụng để nhuộm màu thức ăn để chúng trở nên hấp dẫn, bắt mắt hơn.

Các loại thực phẩm sử dụng rhodamine B

Một số thực phẩm bị “ướp” màu rhodamine BMột số thực phẩm bị “ướp” màu rhodamine B

Như đã đề cập ở trên, rhodamine B thực chất là thuộc nhuộm vải. Tuy nhiên, hiện nay người ta bày bán và sử dụng rhodamine B tràn lan trên thị trường nhằm để nhuộm màu thức ăn như mắm tôm, hạt dưa, tương ớt, gà quay, vịt quay,… Thậm chí còn dùng để nhuộm thuốc đông y.

Tác hại của Rhodamine B trong thực phẩm

Tác hại của Rhodamine B trong thực phẩmTác hại của Rhodamine B trong thực phẩm

Theo Phó Giáo sư Nguyễn Duy Thịnh – Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm (Đại học Bách hóa Hà Nội) cho rằng, rhodamine B là chất độc cấp và mãn tính. Nếu ăn phải thực phẩm có chứa chất này sẽ gây ảnh hưởng đến các cơ quan nội tạng, đặc biệt là gan, thận.

Nhiễm độc rhodamine B ở mức nhẹ có thể gây nôn mửa, ngộ độc, nếu tích lũy rhodamine B vào cơ thể trong thời gian dài thậm chí có thể gây ung thư. Nếu tiếp xúc qua da sẽ cảm thấy mẩn ngứa, dị ứng. Còn nếu tiếp xúc qua đường hô hấp, cơ thể sẽ gặp phải triệu trứng như tức ngực, khó thở, ngứa cổ, ho, viêm họng.

Chuyên gia chỉ cách nhận diện thực phẩm có sử dụng rhodamine B

Theo Thạc sĩ Trần Quang Tùng, giảng viên Viện Kỹ thuật hóa học (Đại học Bách khoa Hà Nội) chia sẻ, để khẳng định một thực phẩm nào đó bị “ướp” màu công nghiệp nói chúng và rhodamine B nói riêng chỉ bằng cảm quan thông thường không phải là một điều đơn giản. Mặc dù vậy, vẫn có một vài dấu hiệu để chúng ta dựa vào cân nhắc có nên sử dụng sản phẩm đó hay không.

Màu sắc tự nhiên của thực phẩm thường không sặc sỡ, lòe loẹt mà lại hơi trong, tươi và khỏe khắn. Nếu để những loại thực phẩm ấy lâu ngày ở ngoài không khí, màu sắc của chúng sẽ nhạt đi, thậm chí chuyển sang màu khác. Bên cạnh đó, khi cầm những thực phẩm này lên, màu có thể bị vương ra tay, không bám chắc như màu công nghiệp.

Xôi gấc có màu đỏ cam tự nhiên, không quá chói, sặc sỡXôi gấc có màu đỏ cam tự nhiên, không quá chói, sặc sỡ

Giả sử bạn cầm xôi gấc lên sẽ thấy bị đỏ nhẹ ở tay. Đó là bởi vì xôi gấc có độ béo, chất béo, vitamins nên cảm giác xôi gấc có màu nhạt, bóng hơn và màu công nghiệp thì màu hề có độ bóng như vậy.

Màu công nghiệp không bị xỉn màu do cường độ cao, do đó nếu bạn thấy thực phẩm nào đó dù đã để rất lâu ở ngoài không khí nhưng vẫn có màu sắc sặc sỡ, hấp dẫn thì khá chắc rằng chúng đã bị lạm dụng “ướp” màu công nghiệp trong bảo quản.

Còn đối với rhodamine B, bạn có thể phát hiện bằng cách cho vào bóng tối bởi chất này có tính huỳnh quang và có thể phát sáng trong bóng tối. Tuy nhiên, nếu sử dụng ở hàm lượng ít thì cũng khó phát hiện. Nhưng đối với những gia đình có máy soi tiền là có thể chiếu vào thực phẩm có màu đỏ au như bò khô, hạt dưa để kiếm tra. Nếu có phát sáng thì chứng tỏ có chất này trong đó.

Ngoài ra, các loại hải sản cũng thường bị lạm dụng chất bảo quản, tẩy trắng và khử mùi. Chất thường được các chủ cơ sở kinh doanh lạm dụng là oxy già bởi vì tính không màu, không mùi nên khó phát hiện. Nếu sử dụng ở liều cao có thể gây chảy máu dạ dày cho người ăn.

Hải sản bị tẩy trắng có thể khiến người ăn bị chảy máu dạ dàyHải sản bị tẩy trắng có thể khiến người ăn bị chảy máu dạ dày

Những thực phẩm hải sản bị khử mùi, tẩy trắng sẽ không còn mùi tanh đặc trưng nữa, khi nhấn vào không cảm thấy sự đàn hồi vốn có của hải sản mà lại thấy bở, mủn thì có thể chúng đã bị các chất độc hại “phù phép” trở lại.

Rượu cũng là đối tượng dễ bị làm giả, pha trộnRượu cũng là đối tượng dễ bị làm giả, pha trộn

Ngoài ra, đề cập đến rượu bị pha hóa chất, theo Thạc sĩ Trần Quang Tùng, rượu được pha chế tự cồn công nghiệp, để lâu ngày sẽ mất đi mùi thơm của men rượu. Với những loại rượu có màu những rượu vang, bạn có thể thấy màu ở phía đáy chai đậm hơn màu bên trên, uống có vị nhạt rõ rệt hơn.

Nguồn: Báo Thanh Niên, báo Người Lao Động

Và đó là tất cả thông tin mà Bách hóa XANH đã cung cấp đến các bạn ngày hôm nay. Hy vọng những thông tin trên hữu ích giúp bạn bảo vệ sức khỏe những người thân yêu trong gia đình mình nhé!

Mua ngay nước màu tại truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn để chế biến các món ăn ngay nhé

truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *