10 cách khắc phục khi máy tính không bắt được WiFi

10 cách khắc phục khi máy tính không bắt được WiFi

Khi thường xuyên sử dụng máy tính, đôi lúc bạn sẽ gặp trường hợp máy tính không bắt được WiFi và không biết cách xử lý. Hãy tham khảo bài viết dưới đây để “bỏ túi” ngay những cách khắc phục lỗi máy tính không kết nối WiFi hiệu quả nhất nhé!

1 Nguyên nhân laptop không bắt được WiFi

Có nhiều nguyên nhân gây ra lỗi máy tính không kết nối được WiFi, đối với từng nguyên nhân ta sẽ có cách khắc phục khác nhau. Vì vậy, điều đầu tiên bạn nên làm khi máy tính không bắt được WiFi chính là xác định nguyên nhân. Các nguyên nhân thường gặp nhất là:

  • Nguyên nhân đến từ hệ thống mạng, Router WiFi, bộ phát WiFi
  • Công tắc của bộ phát WiFi chưa được bật
  • Chưa bật tính năng kết nối WiFi trên máy tính
  • Máy tính bị nhiễm virus nên không thể bắt được WiFi
  • Dùng phần mềm fake IP hoặc VPN để đổi địa chỉ IP khiến máy tính tưởng nhầm đó là lỗi
  • Máy tính chưa cài đặt Driver hoặc driver cũ không ổn định, bị virus xâm nhập hoặc xung đột với phần mềm.

10 cách khắc phục khi máy tính không bắt được WiFi

Router giảm giá siêu hot, xem ngay!

2 Cách sửa lỗi không bắt được wifi

Dùng tổ hợp phím tắt để kích hoạt lại WiFi

Các loại máy tính hiện nay thường có thiết kế nút bật tắt nhanh WiFi mà bạn có thể vô tình nhấn nhầm làm tắt tính năng kết nối WiFi. Để giải quyết trường hợp này, bạn hãy nhanh tay sử dụng tổ hợp phím phù hợp cho từng dòng máy dưới đây để bật WiFi nhé:

  • Laptop Dell: Fn + PrtScr
  • Laptop Asus: Fn + F2
  • Laptop Lenovo: Fn + F5 hoặc Fn + F7
  • Laptop Acer: Fn + F5 hoặc Fn + F2
  • Laptop HP: Fn + F12
  • Laptop Toshiba: Fn + F12

Dùng tổ hợp phím tắt để kích hoạt lại WiFi

Kiểm tra WiFi và chế độ máy bay

Một lỗi vô tình khác khiến cho máy tính không kết nối được WiFi đó chính là khi bạn bật chế độ máy bay. Bởi vì khi kích hoạt chế độ máy bay, tất cả các kết nối trên thiết bị sẽ bị ngắt hoàn toàn, bao gồm cả tính năng kết nối WiFi. Ở trường hợp này, bạn chỉ cần tắt chế độ máy bay là xong.

Kiểm tra Wifi và chế độ máy bay

Kiểm tra cài đặt mạng trong Control Panel

Bạn hãy thực hiện trình tự sau để kiểm tra cài đặt mạng trong Control Panel nhé:

Bước 1: Vào mục Control Panel.

Vào mục Control Panel

Bước 2: Nhấn chọn Network and Sharing Center.

Nhấn chọn Network and Sharing Center

Bước 3: Tiếp tục chọn mục Change adapter settings.

chọn mục Change adapter settings

Bước 4: Ở mục WiFi, nếu thấy biểu tượng máy tính màu xám thì bấm nhấn chuột phải, chọn Enable để bật WiFi.

chọn Enable để bật WiFi.

Quét virus toàn bộ máy tính

Máy tính bị nhiễm virus là một trong những nguyên nhân cơ bản gây ra lỗi không kết nối được WiFi. Có thể bạn đã vô tình truy cập trang web chứa virus hoặc tải về những file lạ có virus, khiến chúng xâm nhập máy tính. Để quét virus toàn bộ máy tính, bạn hãy cài đặt một phần mềm diệt virus ngay nhé!

Xem thêm các phần mềm diệt virus tốt nhất tại đây: Top 13 phần mềm diệt virus tốt nhất, mạnh nhất trên Windows 10

Điều chỉnh vị trí đặt WiFi

Vị trí đặt WiFi cũng có ảnh hưởng lớn đến độ mạnh/ yếu của WiFi hoặc có thể gây ra tình trạng máy tính không bắt được WiFi. Bên cạnh đó, điện thoại không dây và nhiều thiết bị khác cùng sử dụng WiFi có thể gây nhiễu, vì vậy bạn hãy điều chỉnh WiFi ở vị trí phù hợp đảm bảo sự kết nối.

Cài đặt lại Wireless Network Adapter Driver

Cài đặt lại Wireless Network Adapter Driver là một trong những cách khắc phục lỗi máy tính không bắt được WiFi hiệu quả. Bạn hãy thử cách này bằng các bước sau:

Bước 1: Mở Start và gõ tìm kiếm Device Manager.

Mở Start và gõ tìm kiếm Device Manager

Bước 2: Truy cập vào Device Manager và nhấp vào Network Adapters.

Truy cập vào Device Manager và nhấp vào Network Adapters

Bước 3: Các adapter sẽ xuất hiện, bạn chọn mục Wifi Adapter, nhấn chuột phải và chọn Uninstall.

nhấn chuột phải và chọn Uninstall

Bước 4: Khi cửa sổ Confirm Device Uninstall hiện ra, nhấn Uninstall.

Khi cửa sổ Confirm Device Uninstall hiện ra, nhấn Uninstall.

Bước 5: Trên cửa sổ Device Manager, nhấp vào Action và chọn Scan for hardware changes.

chọn Scan for hardware changes

Bước 6: Khởi động lại máy tính.

Cài đặt lại Driver WiFi

Driver Talent có thể giúp kiểm tra driver WiFi lỗi và sau đó cập nhật driver cũ bằng cách sửa hoặc tải driver mới nhất để phù hợp với adapter không dây. Để cài đặt lại Driver WiFi, bạn có thể thực hiện các bước sau:

Bước 1: Tải Driver Talent.

Bước 2: Cài đặt file vừa tải về > Nhấn Start để bắt đầu.

Cài đặt file vừa tải về > Nhấn Start để bắt đầu.

Bước 3: Khởi động phần mềm Driver Talent và chọn Scan.

Khởi động phần mềm Driver Talent và chọn Scan.

Bước 4: Chọn Download các driver cần cập nhật, ở đây mình sẽ chọn Driver mạng Wlan (Wifi).

Chọn Download các driver cần cập nhật, ở đây mình sẽ chọn Driver mạng Wlan (Wifi).

Bước 5: Sau khi download xong, chọn Install và khởi động lại máy tính để hoàn tất quá trình cập nhật driver

Làm mới địa chỉ TCP/ IP stack

Xung đột địa chỉ IP có thể là nguyên nhân gây ra trường hợp máy tính không kết nối được WiFi mà bạn đang gặp phải. Do đó, bạn có thể làm mới địa chỉ TCP/ IP stack trên máy tính của mình để khắc phục lỗi trên qua các bước sau:

Bước 1: Nhấn tổ hợp phím Windows (phím có hình cửa sổ) > Gõ CMD > Click chuột phải vào Command Prompt và chọn Run as administrator.

Nhấn Windows > CMD > Click chuột phải vào Command Prompt và chọn Run as administrator.

Bước 2: Nhập lệnh sau và nhấn Enter.

netsh int ip reset

Nhập lệnh: netsh int ip reset

Bước 3: Khởi động lại máy tính và tận hưởng thành quả.

Sử dụng Command Prompt

Lưu ý, khi thực hiện theo hướng dẫn dưới đây, hãy cẩn thận vì các vấn đề nghiêm trọng có thể xảy ra nếu bạn chỉnh sửa registry không chính xác. Trước khi chỉnh sửa, bạn nên sao lưu registry để khôi phục trong trường hợp có vấn đề xảy ra.

Bước 1: Nhấn tổ hợp phím Windows (phím có hình cửa sổ) > Gõ CMD > Click chuột phải vào Command Prompt và chọn Run as administrator.

Nhấn Windows > CMD > Click chuột phải vào Command Prompt và chọn Run as administrator.

Bước 2: Nhập lệnh sau và nhấn phím Enter:

reg delete HKCRCLSID{988248f3-a1ad-49bf-9170-676cbbc36ba3} /va /f

Nhập: reg delete HKCRCLSID{988248f3-a1ad-49bf-9170-676cbbc36ba3} /va /f

Bước 3: Nhập tiếp lệnh sau và nhấn phím Enter:

netcfg -v -u dni_dne

Nhập tiếp lệnh: netcfg -v -u dni_dne

Bước 4: Khởi động lại máy tính và kiểm tra cài đặt Wifi. Bây giờ sẽ có một danh sách tất cả các mạng có sẵn trong phạm vi của bạn.

Sử dụng công cụ Internet Connection Troubleshooter

Windows 10 đã cung cấp một công cụ được tích hợp sẵn là Internet Connection Troubleshooter nhằm khắc phục sự cố không kết nối WiFi sau khi cập nhật. Để có thể sử dụng công cụ này, bạn hãy thực hiện các bước sau:

Bước 1: Chọn Start > chọn Settings.

Chọn Start > Settings

Bước 2: Giao diện Settings xuất hiện, chọn Update & Security

Giao diện Settings xuất hiện, chọn Update & Security

Bước 3: Chọn Troubleshoot phía danh sách bên phải > Chọn Internet Connections phía danh sách trái

Troubleshoot  > Internet Connections

Bước 4: Chọn Run the troubleshooter. Sau khi quá trình sửa lỗi hoàn tất hãy khởi động lại máy tính

Chọn Run the troubleshooter

Cài lại Windows trên máy tính

Trong trường hợp các cách trên đều không có kết quả, bạn hãy cài lại Windows trên máy tính để xử lý lỗi này. Tuy nhiên, thao tác này có thể làm mất dữ liệu trên máy tính, vì vậy bạn nên cẩn thận sao chép dữ liệu quan trọng trước khi cài lại Windows.

Bạn có thể tham khảo cách làm tại đây: Hướng dẫn cách cài đặt Windows 10 bằng USB nhanh nhất

Xem thêm: 5 điều nên làm ngay sau khi cài lại Windows hay mua laptop mới
Xem thêm:

  • Hướng dẫn sửa lỗi laptop không lên nguồn, không lên màn hình đơn giản
  • Hướng dẫn sửa lỗi không gõ được số trên bàn phím laptop
  • Hướng dẫn khắc phục lỗi laptop bị xoay màn hình, cách xoay màn hình

Mua máy tính xách tay, laptop giá rẻ trả góp 0%, giao nhanh trong 1 giờ, hỗ trợ cà thẻ tại nhà| Xem ngayTư vấn mua máy tính xách tay, laptop cực chuẩn, ai cũng mua được | Xem ngay tại đây

Bài viết trên đã gợi ý cho bạn 10 cách khắc phục khi máy tính không bắt được WiFi, chúc bạn nhanh chóng xử lý được tình trạng này nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *