Kiến trúc Romanesque là gì và những nét nổi bật trong đặc điểm của kiến trúc Romanesque? Kiến trúc Romanesque và Gothic có giống nhau hay không? Hãy cùng truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn tìm hiểu ngay một số kiến trúc tiêu biểu cũng như các công trình có kiến trúc Romanesque nổi tiếng dưới đây
Giới thiệu về kiến trúc Romanesque
Để nắm rõ được các đặc điểm kiến trúc cũng như tìm hiểu về các công trình nổi tiếng, bạn hãy tham khảo một số thông tin cơ bản dưới đây về kiến trúc Romanesque
Kiến trúc Romanesque là gì?
Romanesque là gì? Romanesque là kiến trúc được hình thành từ sự kết hợp giữa 2 lối kiến trúc là La Mã cổ đại và Byzantine, thêm vào đó là những nét truyền thống ở địa phương. Điểm nổi bật nhất của phong cách Romanesque thể hiện ở các khối cột và mái vòm nửa hình tròn.
Romanesque là tên gọi được bắt nguồn từ tiếng La Tinh, do đó mà trong kiến trúc của nó có những nét tương đồng với kiến trúc La Mã xưa. Tuy nhiên, nó vẫn có những điểm riêng biệt cùng với lối thiết kế đặc trưng khó nhầm lẫn. Và nhìn tổng thể thì kiến trúc Romanesque đơn giản hơn so với những kiến trúc La Mã.
Lịch sử ra đời
Trong giai đoạn thế kỷ V đến thế kỷ IX, đế chế La Mã cổ đại sụp đổ và kinh tế của một số nước Đông Âu, Tây Âu rơi vào trì trệ. Kinh tế ảnh hưởng rất nhiều đến những công trình kiến trúc của nhiều nước trong thời điểm này. Vào thế kỷ X thì nền kinh tế dần được phục hồi lại, lúc này tôn giáo cũng có sự ảnh hưởng rất lớn đến kiến trúc. Đến thế kỷ XI, XII thì kiến trúc Romanesque ra đời và chủ yếu xuất hiện ở các khu vực Trung Âu và Tây Âu. Cụ thể là một số nước các nước như Anh, Pháp, Ý, Tây Ban Nha…
Quá trình phát triển
Kinh tế phát triển, các nhà thờ được khôi phục cũng như được xây dựng thêm nhiều nhà thờ mới hơn. Những công trình kiến trúc bắt đầu được xây dựng và nhộn nhịp trở lại hình thành nên những kiến trúc của thời kỳ hậu La Mã. Điều này đã giúp kiến trúc Romanesque được phát triển mạnh mẽ và tạo ra được những điểm nhấn đặc sắc.
Lối thiết kế của Romanesque chủ yếu tập trung nhiều nhất là ở các nhà thờ, các lâu đài, tu viện hoặc những công trình dân dụng thời phong kiến. Quá trình này đã giúp cho nền kiến trúc Roman tạo ra được những công trình tiêu biểu và nổi tiếng nhất cho đến bây giờ.
>>>Tìm hiểu thêm: Kiến trúc là gì? Vai trò của kiến trúc trong đời sống, xã hội
Đặc điểm kiến trúc Romanesque
Trong kiến trúc Romanesque thường có những đặc điểm gì nổi bật? Bạn hãy tham khảo ngay một số đặc điểm cụ thể dưới đây
Cấu tạo tường
Kỹ thuật xây cấu tạo tường được áp dụng theo lối xây có cuốn sống, các cột trụ được sắp xếp giúp cho công trình được gia cố chắc hơn. Tường của các công trình thường được xây dựng từ các vật liệu bằng đá kết hợp với các lớp vữa dày. Đá thường sử dụng như đá vôi, đá lửa hoặc đá granite, tùy theo từng địa phương xây dựng.
Cầu tàu
Cầu tàu là một trong những điểm đặc biệt và nổi bật nhất của kiến trúc Romanesque. Cầu tàu là bộ phận để các trụ của vòm lớn giao với nhau, có hình dạng chữ nhật và có tác dụng hỗ trợ lực nâng đỡ mái vòm. Cầu tàu thường được xây dựng từ gạch, rất vững chắc.
Đặc điểm cột
Cột trong kiến trúc Romanesque thường là những cột được xây nguyên khối từ những tảng đá lớn. Vòng cung của cột được cắt và ghép lại khá công phu nên vẫn đảm bảo được sự mềm mại cho tổng thể kiến trúc. Ở một số kiến trúc xây dựng tại Ý thì cột được tận dụng như vật trang trí nội thất và cột được tái sử dụng từ đá cẩm thạch có chất lượng rất bền.
Ngoài ra, cột lõi rỗng cũng được sử dụng khi phía ngoài được xây bằng gạch, trong lõi cột sẽ chứa đầy những gạch vụn. Đôi khi, cột lõi rỗng được trang trí bằng những đồ trang trí có khứa. Cột còn được sử dụng luân phiên với trụ để giúp công trình được rộng lớn và tinh tế hơn trong kiến trúc.
Vòm và cửa sổ
Trong kiến trúc Roman thì mái vòm và các mái vòm là đặc trưng không thể thiếu. Đa số những mái vòm đều có hình bán nguyệt, trừ những kiến trúc rộng lớn. Vòm thường có vòm nhọn, vòm tròn, vòm có gân – tùy thuộc vào từng loại công trình để lựa chọn loại vòm phù hợp. Các các sổ thường được đặt ngay dưới mái vòm và cửa sổ hướng về mặt tiền.
Hầm và mái nhà
Phần lớn mái vòm được xây bằng gỗ tại các vị trí lối đi như một hình thức trang trí cho các công trình. Ở mỗi vùng miền khác nhau thì các họa tiết trang trí hầm và mái nhà cũng sẽ có nét riêng biệt. Hầm thùng là hình dạng đơn giản nhất trong kiến trúc Roman, kéo dài từ bức tường này sang bức tường khác khá kiên cố và vững chắc. Hầm rãnh (mái vòm rãnh) có hình mặt bằng vuông, được xây dựng bằng hai hầm chứa cắt với nhau ở các góc vuông.
Buttresses
Đây là tên của một kiểu bệ trụ có hình vuông với công dụng giúp nâng đỡ các bức tường cạnh cột trụ lớn. Buttresses còn có công dụng để trưng bày và tạo điểm nhấn cho các công trình xây dựng.
Arcades
Đây là cách gọi của một hàng vòm được hỗ trợ nằm phía trên các cột hoặc trụ. Arcades chỉ thường xuất hiện tại các sảnh lớn của các công trình xây dựng lâu đài lớn.
Tháp
Tháp nhọn cũng là một trong những đặc điểm nổi bật và là đặc trưng không thể thiếu tại các kiến trúc nhà thờ, tu viện. Tùy thuộc vào các quy mô của từng công trình mà số lượng ngọn tháp có thể ít hay nhiều.
Trang trí hoạ tiết, điêu khắc
Các đường nét họa tiết, điêu khắc đa dạng và được biến hóa linh hoạt cũng là yếu tố không thể thiếu trong kiến trúc Romanesque. Đường nét chạm khắc với những đường nét chìm, nổi luân phiên nhau tạo nên sự sống động trong kiến trúc. Điêu khắc trong kiến trúc Roman thường được sử dụng vật liệu của vữa hoặc thạch cao. Tranh trang trí và các ô cửa kính cũng được sử dụng màu sắc sặc sỡ để tạo điểm nhấn trong kiến trúc Romanesque cánh Transept.
>>>Tìm hiểu thêm: Kiến trúc Pháp và những đặc trưng nổi bật bạn nhất định phải biết!
So sánh 2 kiểu kiến trúc Romanesque và Gothic
Nhiều người sẽ thắc mắc không rõ, kiến trúc Romanesque và Gothic có giống nhau hay không? truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn sẽ đưa bảng so sánh 2 kiểu kiến trúc dưới đây cho bạn tham khảo
Nội dung so sánh | Kiến trúc Romanesque | Kiến trúc Gothic |
Thời gian | Xuất hiện từ thế kỷ IX – thế kỷ XII | Xuất hiện từ giữa thế kỷ XII |
Công trình xây dựng chủ yếu | Được sử dụng đa dạng từ nhà thờ, tu viện, lâu đài, thành quách… | Chủ yếu sử dụng trong các công trình xây dựng ở nhà thờ |
Mái vòm | Mái vòm được thiết kế theo kiểu mái vòm tròn | Mái vòm được thế kế theo kiểu mái vòm nhọn |
Đường nét cấu trúc | Đường nét cấu trúc có phần thô và nặng nề | Cấu trúc có phần mảnh mai |
Cửa sổ | Cửa sổ nhỏ và không sử dụng nhiều màu sắc nên không gian bên trong tối | Cửa sổ lớn và sử dụng kính nhiều màu sắc khác nhau nên không gian bên trong sáng sủa |
Các kiểu kiến trúc Romanesque tiêu biểu
Bạn có thể tham khảo những công trình xây dựng tiêu biểu dưới đây, thể hiện rõ phong cách kiến trúc Romanesque
Nhà thờ
Nhà thờ là công trình thể hiện rõ nhất lối kiến trúc Roman thông qua mặt bằng hình chữ nhật tương đối ít gian và ngắn. Hoặc, thể hiện ở phía mặt trước nhà thờ có những phù điêu trang trí hình dáng độc đáo. Tuy nhiên, do kỹ thuật xây từ vật liệu đá còn hạn chế, do đó nhà thờ thời điểm đó chỉ có chiều cao khoảng dưới 20m.
Lâu đài
Lâu đài thường được xây dựng ở những khu vực trên đồi cao, nơi hiểm yếu với đường di chuyển vào hơi khó khăn. Dưới lâu đài có những hào nước rộng, sâu và thường chỉ có một cây cầu duy nhất bắc ngang qua hào. Cầu qua hào thường được thiết kế có khả năng nâng lên và hạ xuống.
Xung quanh lâu đài thường được xây thêm những bức tường thành cao, có tháp canh cùng những lỗ châu mai. Phần tường được xây từ những viên gạch đá dày, thô, nặng nề. Bên trong được thiết kế theo kiến trúc Roman và chia không gian làm 2 tầng – 3 tầng. Ánh sáng của những tầng dưới khá tối, càng dần lên cao thì sẽ càng sáng và thoáng hơn. Những khu vực tầng cao được sử dụng làm nơi sinh hoạt của vua chúa.
Thành quách và các dinh thự
Thành quách và dinh thự theo kiến trúc Romanesque thường được xây dựng chủ yếu với mục đích phục vụ cho việc phòng thủ khi có chiến tranh. Do đó, các công trình thành quách và dinh thự thì sẽ có những bức tường thành được xây dựng kiên cố, cao, dày từ nhiều vật liệu khác nhau. Mặt trên của thành được làm kiểu răng cưa để giúp nấp bắn. Tùy quy mô của thành để thiết kế thành 1 hoặc 2 lớp tường.
Phía bên ngoài thành cũng có hào sâu và cầu vào thành cũng được thiết kế để có thể nâng lên hạ xuống như lâu đài. Phía trên tòa thành có xây dựng các vọng lâu cao giúp người trong thành dễ quan sát bên ngoài. Bên trong thành có xây dựng lâu đài để cố thủ khi có chiến tranh hoặc có các cuộc đảo chính xảy ra. Bên cạnh đó, những bức tường tòa thành sẽ có cửa để thông ra phía biển hoặc sông để hỗ trợ cho việc chạy trốn khi thành bị tấn công.
Tu viện
Công trình tu viện thường gắn liền với nhà thờ và được xây dựng ở những vị trí tốt nhất. Lối thiết kế của tu viện rất đa dạng và mang theo nét đặc trưng của mỗi vùng và địa phương khác nhau.
Các tu viện được xây dựng với 4 mặt được vây quanh hành lang, hệ vòm và có 1 đến 2 cột. Hệ vòm của tu viện ban đầu được xây dựng hơi thô và trông khá nặng nề. Nhưng càng về sau, lối kiến trúc và kỹ thuật xây dựng giúp cho hệ vòm trở nên thanh thoát hơn. Bên trong tu viện thường bố trí thêm sân trong, giữa sân thường có tượng Chúa hoặc các đài phun nước.
>>>Tìm hiểu thêm: Kiến trúc Nhật Bản có nét đặc trưng gì? Vì sao được ưa chuộng?
Các công trình có kiến trúc Romanesque nổi tiếng
Hiện nay trên thế giới vẫn đang còn lưu giữ một số các công trình có kiến trúc Romanesque nổi tiếng, cụ thể như
Công trình kiến trúc Romanesque tại Việt Nam
- Nhà thờ Đức Bà (TP.Hồ Chí Minh): Đây được xem là một trong những tuyệt tác kiến trúc tại TP.Hồ Chí Minh. Nhà thờ được xây dựng với những mảng tường, chuông, cửa kính, tới bức tượng Đức Mẹ với nhiều đường nét tinh tế.
- Nhà thờ Tân Định (TP.Hồ Chí Minh): Tuy được thiết kế theo phong cách Gothic nhưng các chi tiết trang trí của nhà thờ lại đậm nét kiến trúc Romanesque và Baroque.
- Nhà thờ gỗ Kon Tum (TP.Kon Tum, Tỉnh Kon Tum): Nhà thờ gỗ Kon Tum còn được gọi là nhà thờ chánh tòa Kon Tum. Đây là công trình khép kín với các kiến trúc như giáo đường, nhà tiếp khách, khu trưng bày các sản phẩm tôn giáo và dân tộc…
Công trình kiến trúc Romanesque trên thế giới
- Tháp Luân Đôn (Anh): Tòa tháp được lấy cảm hứng từ kiến trúc Roman và được xây dựng từ năm 1080
- Nhà thờ Aachen (Đức): Nhà thờ thuộc Công giáo Roman được xây dựng bởi Charlemagne vĩ đại. Nhà thờ nằm ở khu vực miền Tây nước Đức và là một trong những nhà thờ có tuổi thọ lâu đời nhất tại châu Âu
- Tu viện Vezelay (Pháp): Được hoàn thiện vào khoảng năm 1150, tu viện có khá nhiều tượng cũng như các tác phẩm điêu khắc bằng đá quý. Mặt tiền tu viện nổi bật với mái vòm khá đồ sộ cũng các đường nét đặc trưng của kiến trúc Roman.
>>>Tìm hiểu thêm: 10 công trình kiến trúc cổ đại phương Đông nổi tiếng
Kỹ thuật xây dựng đặc trưng của kiến trúc Romanesque
Trong kiến trúc Romanesque thì kỹ thuật xây dựng là yếu tố vô cùng đặc biệt trong các công trình. Trong đó, cột trụ chính là yếu tố không thể thiếu và những cột trụ này phải được làm uốn sóng, phù hợp với kích thước của tường. Những họa tiết trên trụ cột chính không cần phải nhất quán. Chúng có thể đa dạng nhưng phải đảm bảo được yếu tố tinh xảo trong từng đường nét. Họa tiết có thể là các hình thú, hình đầu người hoặc hoa văn…
Phần tường của công trình được sử dụng từ vật liệu đá kết hợp với lớp vữa tạo nên sự kiên cố. Kỹ thuật xây dựng kiến trúc Romanesque được bắt nguồn từ những người thợ dân gian. Chính vì thế, các đường nét thường thiếu đi sự uyển chuyển. Tuy nhiên, càng về sau thì trình độ kỹ thuật của thợ ngày càng phát triển nên các đường nét cũng trở nên mềm mại, đẹp hơn.
Như vậy, bạn đã tìm hiểu xong về kiến trúc Romanesque cũng như các công trình kiến trúc Romanesque nổi tiếng. Hiện nay, các công trình xây dựng cũng áp dụng kiến trúc thiết kế từ nhiều phong cách khác nhau. Bạn có thể tham khảo những dự án bất động sản mới nhất trên truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn để tìm hiểu thêm về sự đa dạng trong phong cách thiết kế. Đừng quên chia sẻ ngay nếu bạn thấy các thông tin này hữu ích nhé!
>>>Xem thêm:
Ngọc Ánh – Chuyên viên phân tích thông tin Bất động sản