Những chiếc loa kéo ngày nay rất tiện dụng, vừa có thể hát karaoke, vừa có thể di chuyển mọi nơi. Cùng tham khảo cách chỉnh âm thanh loa kéo để hát karaoke hay nhất trong vài nốt nhạc mà truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn chia sẻ nhé!
1Lợi ích từ việc thiết lập âm thanh loa kéo
Việc thiết lập âm thanh loa kéo sẽ mang lại những lợi ích sau:
- Giúp sản phẩm loa kéo của bạn phát ra những âm thanh sống động và phù hợp với nhu cầu hát karaoke.
- Kiểm soát tốt hơn âm thanh giọng hát của mình qua micro.
- Giúp âm thanh không bị hú khi hát, không bị rè nếu chỉnh âm lượng lớn.
- Chỉ cần chỉnh một lần và sử dụng cho những lần sau.
2Cách chỉnh âm thanh loa kéo để hát karaoke hay nhất trong vài nốt nhạc
Tùy thuộc vào nhà sản xuất mà loa sẽ có các nút điều chỉnh khác nhau nhưng vẫn có 3 phần điều chỉnh cơ bản: Điều chỉnh âm thanh hệ thống, điều chỉnh âm thanh mic, điều chỉnh nhạc.
Bước 1:Cài đặt lại bảng điều khiển âm thanh loa
Bạn đặt lại toàn bộ các nút điều chỉnh về 0. Sau đó bắt đầu điều chỉnh từng phần theo thứ tự như sau: Chỉnh âm thanh micro, chỉnh âm thanh nhạc, chỉnh âm thanh hệ thống.
Tùy vào từng dòng sản phẩm mà các nút chỉnh có thể khác nhau về hình dáng hay vị trí trên loa.
Bước 2: Chỉnh âm thanh micro
– Chỉnh âm lượng mic (MIC VOL/VOL.MIC)
Bạn vặn theo chiều kim đồng hồ nút chỉnh âm lượng đến hướng 9h, thử nói vào mic và nghe âm thanh phát ra từ loa, âm thanh nghe ổn định, to, rõ là được.
Sau đó, bạn tùy chỉnh âm lượng (không vặn quá hướng 1h) sao cho phù hợp với không gian phát loa và số lượng người nghe.
Nếu mic không bắt tiếng hay âm thanh nghe chập chờn, rè hãy kiểm tra lại kết nối giữa loa và mic (bluetooth hay jack cắm) hoặc nguồn điện loa (phích cắm hoặc pin).
– Chỉnh âm thanh cho micro
Chỉnh âm treble cho micro (MIC TREBLE/HI.MIC): Đối với treble (âm bổng) của micro, bạn vặn từ từ sao cho âm thanh nghe rõ và trong nhất, thường vặn đến hướng 1 h.
Chỉnh âm bass cho micro (MIC BASS/LOW.MIC): Về âm bass (âm trầm) của mic, bạn vặn cho đến khi nghe tiếng của mình ấm nhất, thường là hướng h.
Lưu ý khi chỉnh Treble/Bass:
- Nếu bạn sở hữu chất giọng trầm ấm hãy chỉnh đồng thời treble cao hơn một chút và âm bass thì thấp lại để khi hát nghe trong hơn.
- Nếu bạn có giọng hát thánh thót hãy chỉnh treble thấp hơn và âm bass cao hơn để nghe ấm hơn.
- Không nên để treble quá cao vì sẽ nghe rất chói tai, còn bass quá cao sẽ gây ồn ào.
- Chỉnh treble trước khi chỉnh bass.
Chỉnh âm MID: Với âm mid (âm trung) thì bạn chỉ nên chỉnh ở hướng 9h đế đảm bảo nghe rõ âm trầm và âm bổng hơn. Một số loa còn có 2 nút mid: MID HI bạn chỉnh hướng 1h và MID LOW bạn chỉnh hướng 11h.
Chỉnh ECHO: Thông thường khi chỉnh echo (độ lớn tiếng vang), bạn sẽ đếm 1, 2, 3, 4; đồng thời chỉnh đến hướng trong khoảng từ 9h đến 12h để âm thanh giọng hát có thể hài hòa với nhạc nhất. Trong lúc chỉnh bạn chỉ quan tâm đến độ lớn tiếng vang và theo quy luật tiếng vang bằng 8/10 tiếng chính.
Chỉnh REPEAT: Chỉnh repeat (tiếng vang), bạn đếm 1 và nghe số lần lặp lại, sau đó đếm tiếp 2 ,3 ,4; chọn sao cho tiếng lặp lại nghe hợp lý nhất, thường sẽ chỉnh theo hướng h.
Chỉnh DELAY: Delay là độ trễ của âm thanh, đây là phần chỉnh khó nhất. Bạn chỉnh sao cho tiếng vang của âm đầu tiên phải dứt trước khi tiếng chính âm thứ 2 phát ra. Điều này sẽ khiến bài hát của bạn không bị chồng âm, lời hát diễn ra rõ ràng và rành mạch hơn.
Lưu ý khi chỉnh Delay:
- Nếu bạn hát những bài nhạc remix thì nên chỉnh độ trễ ngắn lại vì nhạc remix có nhịp và tiếc tấu nhanh.
- Tỷ lệ delay và echo là 5/6. Delay và echo cách nhau quá nhiều sẽ gây khó chịu cho người nghe.
- Chỉnh nút delay và repeat tỷ lệ thuận với nhau. Mặt khác, tránh nhầm lẫn 2 nút này nếu chỉnh repeat quá lớn sẽ gây tiếng hú cho micro.
Bước 3: Chỉnh âm lượng nhạc
– Chỉnh nhạc sẽ đơn giản hơn nhiều so với chỉnh micro, bạn chỉ cần tuân theo quy luật chữ “V”.
– Nghĩa là, âm bass sẽ luôn thấp hơn âm mid và thấp hơn âm treble; để nhạc khi phát ra sẽ giữ được sự cân bằng trầm – bổng, cho bạn trải nghiệm nghe hay nhất.
– Đối với loa không có nút MID, bạn vẫn chỉnh theo quy luật này: Âm bass thấp hơn âm treble.
Bước 4: Chỉnh âm lượng hệ thống loa
Để đảm bảo âm thanh được loa phát ra rõ ràng, rành mạch bạn hãy đảm bảo nút điều chỉnh âm thanh hệ thống phải lớn hơn 50% – 80% (từ hướng 12h đến 4h).
3Mẹo nhỏ khi sử dụng loa kéo
Mời bạn tham khảo một số mẹo nhỏ khi sử dụng loa kéo sau đây:
- Bạn lưu ý bật nút nguồn On/Off khi sử dụng, kiểm tra mức pin của micro, nguồn điện kết nối để đảm bảo loa đủ điều kiện hoạt động.
- Bạn hãy đảm bảo loa được kết nối đầy đủ để sẵn sàng phát nhạc. Kết nối thướng có 2 loại jack cắm và bluetooth.
- Bạn hãy hạn chế đặt loa nằm ngang để tránh trường hợp axít từ bình ắc-quy rò rỉ ra ngoài nhé.
- Bạn nên sử dụng loa trong môi trường khô thoáng, vệ sinh định kỳ thường xuyên để bảo quản loa được tốt hơn.
- Bạn nhớ tháo pin remote và micro để tránh tình trạng chảy pin khi không sử dụng loa trong thời gian dài.
- Bạn hãy cho loa hoạt động 1 – 2 lần/tháng để màng loa không bị rách do không hoạt động lâu.
- Loa kéo Suyang của nước nào? Có tốt không?
- Cách bảo quản và sử dụng loa kéo karaoke đúng cách, bền lâu
- Cách chỉnh tần số micro trên loa kéo tránh nhiễu sóng, bị hú
Qua bài viết trên, truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn đã mang đến bạn những bước chỉnh loa kéo để hát hay nhất trong vài nốt nhạc, hy vọng có thể cung cấp thông tin hữu ích trong quá trình sử dụng của bạn nhé.