Chụp CT là một thành tựu vượt bậc trong việc chẩn đoán hình ảnh và là công cụ cực kì hữu dụng cho các bác sĩ trong việc chẩn đoán và tiên lượng bệnh…
Chụp CT là phương pháp chẩn đoán hình ảnh chất lượng cao nhằm giải phẫu cấu trúc bên trong cơ thể với kết quả nhanh và chính xác. Vậy chụp CT là gì? Ứng dụng của chụp CT như thế nào? Ngay bây giờ, truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc trên thông quay bài viết dưới đây.
Chụp cắt lớp vi tính (CT) là gì?
Chụp CT hay còn được gọi là CT-scanner là kĩ thuật sử dụng nhiều tia X chiếu lên một bộ phận nào đó trên cơ thể theo lát cắt ngang, kết hợp với xử lý bằng máy vi tính để thu được hình ảnh hai chiều hoặc ba chiều của bộ phận vừa chụp.
Đối tượng chỉ định và chống chỉ định chụp CT
Đối tượng chỉ định chụp CT
- Người bệnh có dấu hiệu bệnh lý chấn thương: Nếu như nghi vấn bệnh nhân có những dấu hiệu của bệnh lý chấn thương thì bác sĩ sẽ tiến hành chụp CT ngay để xác định chính xác những chấn thương đó. Các chấn thương có thể ở bất kỳ đâu trên cơ thể, nhưng chủ yếu ở các vị trí quan trọng như: sọ não, lồng ngực, cột sống,…
- Tầm soát bệnh ung thư: Khi bác sĩ phát hiện bệnh nhân có khối u não hoặc người bệnh được chẩn đoán mắc bệnh ung thư phổi, thận, gan,…Tiến hành chụp CT giúp hỗ trợ chẩn đoán, tầm soát và đưa ra những phương pháp xử lý phù hợp với tình trạng bệnh của bệnh nhân khi gặp phải trường hợp tiên lượng xấu.
- Tầm soát bệnh lý động mạch: Các bệnh lý như động mạch vành, động mạch não,.. đều là những căn bệnh nguy hiểm và có nguy cơ tử vong cao. Việc tiên lượng và chụp CT lúc này là rất cần thiết để sớm phát hiện và đưa ra phác đồ điều trị bệnh phù hợp.
Đối tượng chống chỉ định chụp CT
- Không có chống chỉ định tuyệt đối cho việc chụp CT.
- Bệnh nhân đang mang thai đặc biệt trong 3 tháng đầu của thai kỳ, trong giai đoạn này, tế bào thai chưa hình thành hoàn toàn và nhạy cảm với tia X. Vì thế, nếu tiếp xúc với tia X có thể gây dị tật thai nhi.
Ưu nhược điểm của chụp cắt lớp vi tính (CT)
Ưu điểm
- Khả năng phân giải hình ảnh mô mềm cao hơn chụp X-quang.
- Hình ảnh rõ nét, không có tình trạng hình bị chồng lên nhau.
- Thời gian chụp nhanh, phù hợp khảo sát các bộ phận di động như tim, gan, ruột,… và cần thiết trong đánh giá các bệnh cấp cứu.
- Rất lý tưởng để khảo sát các bệnh về xương nhờ vào độ phân giải không gian với xương cao.
- Chụp CT có thể dùng cho các bệnh nhân chống chỉ định chụp cộng hưởng từ (MRI): người đang đặt máy tạo nhịp, van tim kim loại, máy trợ thính hoặc có dị vật trong cơ thể.
Nhược điểm
- Chụp CT khó phát hiện được các chấn thương sụn khớp, dây chằng và tủy sống.
- Khó phát hiện và phân biệt đối với những cơ quan và tổn thương có cùng đậm độ.
- Chụp CT hạn chế hơn MRI trong phát hiện các tổn thương phần mềm.
- Khó phát hiện các tổn thương có kích thước nhỏ.
- Chụp CT sử dụng tia X nên có thể gây nhiễm xạ. Tuy nhiên, mức độ nhiễm xạ đều được giới hạn ở mức độ cho phép, vì thể bệnh nhân không cần quá lo lắng.
Chụp cắt lớp vi tính có tiêm thuốc cản quang khi nào?
Thuốc cản quang dùng trong chụp cắt lớp vi tính chính là dung dịch chứa i-ốt. Khi tiêm thuốc cản quang vào cơ thể, những vùng bị tổn thương so với xung quanh sẽ dễ dàng được phân biệt bởi những tổn thương hay cấu trúc bắt thuốc sẽ tạo ra màu trắng trên màn hình chụp CT. Điều này sẽ giúp cho quá trình chẩn đoán của bác sĩ được chính xác và thuận tiện hơn.
Các chất cản quang đều chứa i-ốt, nên không tránh khỏi nếu một vài người dị ứng với i-ốt sẽ có phản ứng không tốt khi dùng. Khi gặp phải tình trạng này bạn nên thông báo và liên hệ với bác sĩ để có biện pháp xử lý kịp thời, họ có thể cho bạn dùng steroid hoặc thuốc dị ứng để chống lại các tác dụng phụ.
5. Quy trình chụp cắt lớp vi tính (CT)
Trước khi chụp CT
Một số bộ phận khi chụp CT sẽ cần đến chất cản quang nên bạn sẽ được tiêm theo chỉ định của bác sĩ. Nếu cần dùng đến chất cản quang, bạn sẽ được bác sĩ yêu cầu nhịn ăn từ 4 – 6 giờ và chất lỏng cản quang sẽ được tiêm vào cánh tay hay trực tràng cùng với thuốc xổ.
Sau đó, để kết quả chụp được độ chính xác cao, bạn sẽ được yêu cầu thay quần áo của bệnh viện, tháo trang sức hay phụ kiện có chất liệu kim loại (cả kính và răng giả) để tiến hành chụp CT.
Trong khi chụp CT
Kỹ thuật viên sẽ yêu cầu bạn nằm ngửa lên máy chụp CT và sau đó họ sẽ đến phòng điều khiển – nơi bạn sẽ được họ nhìn và quan sát qua hệ thống liên lạc nội bộ. Bạn sẽ được đưa từ từ vào sâu trong máy nhờ hệ thống và do kỹ thuật viên vận hành.
Lúc này, hệ thống X-quang sẽ quay xung quanh bạn, tạo ra những hình ảnh là những lát cắt mỏng từ cơ thể của bạn từ mỗi vòng xoay. Tuy nhiên, bạn có thể nghe thấy tiếng lách cách, ồn ào, vo ve trong quá trình vận hành của máy quét chụp.
Sau khi chụp CT
Hình ảnh sẽ được gửi đến bác sĩ và đọc kết quả sau khi quá trình chụp CT kết thúc. Có xuất hiện những bất thường hay triệu chứng gì thì bác sĩ sẽ chẩn đoán và đưa ra hướng điều trị phù hợp, kịp thời.
Thời gian có kết quả chụp CT
Diễn ra từ khoảng 20 phút đến 1 tiếng, quá trình chụp CT sẽ kết thúc. Những dấu hiệu bất thường như có cục máu đông, khối u, gãy xương,…trong hình ảnh thì bác sĩ sẽ yêu cầu xét nghiệm thêm để xem xét và tiến hành điều trị tùy thuộc vào bệnh lý mà bạn gặp phải.
Một số câu hỏi liên quan
Chụp CT scan ở đâu?
Các địa điểm chụp CT scan là những bệnh viện lớn có cung cấp trang bị hệ thống chụp CT scan. Bạn cần tìm hiểu một bệnh viện uy tín và bác sĩ có chuyên môn để đọc kết quả và chẩn đoán qua hình ảnh cho chính xác.
Bên cạnh đó, trang thiết bị, kỹ thuật hiện đại, chế độ bảo hiểm của bản thân cũng chính là một trong những điều bạn cần lưu ý khi chọn nơi để thực hiện chụp CT.
Chụp CT bao nhiêu tiền?
Giá chụp CT dao động từ khoảng 900.000 – 5.000.000 đồng cho mỗi lần chụp tùy theo từng bệnh viện với trang thiết bị, kỹ thuật và bộ phận chụp khác nhau.
Khi nào nên chụp CT?
Những đối tượng cần chụp CT là những người nghi ngờ gặp vấn đề về ung thư, xương và khớp, bệnh tim, khí phế thũng, tổn thương bên trong, khối u,…để xác định vị trí khối u hay máu đông giúp điều trị và chụp theo chỉ định của bác sĩ.
Trên đây là những thông tin về chụp cắt lớp vi tính (chụp CT) là gì? Ứng dụng của chụp CT mà Bách Hóa XANH tổng hợp. Hy vọng có thể giúp ích cho bạn.
Nguồn: Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec
truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn