Để gia tăng tính bảo mật và mang đến những chức năng mới thân thiện hơn với người dùng, Microsoft định kì tung ra những bản cập nhật cho Windows 10. Bạn cần phải biết rõ cách thức cập nhật và vá lỗi khi cần thiết. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn làm điều đó.
1Hướng dẫn cách kiểm tra phiên bản hiện tại:
Việc biết rõ thông tin phiên bản cũng như những chức năng của phiên bản hiện tại giúp cho trải nghiệm của bạn khi sử dụng Windows được tăng lên. Đồng thời, giúp bạn dễ theo dõi khi Microsoft đưa ra một phiên bản cập nhật mới.
Để kiểm tra phiên bản hiện tại của bạn, hãy thực hiện theo các bước sau đây:
Bước 1: Đưa con trỏ chuột vào khung tìm kiếm của Cortana vànhập “Windows version“.
Bước 2: Chọn System Information trong danh sách kết quả.
Bước 3: Trong cửa sổ hiện ra, bạn sẽ thấy đầy đủ thông tin của hệ thống. Thông tin phiên bản Version nằm ngay dưới mục OS Name.
2Cập nhật thủ công:
Thông thường, Windows 10 sẽ tự động cập nhật trong nền để đảm bảo máy tính của bạn đang ở phiên bản mới nhất.
Bước 1: Ấn tổ hợp phím Windows + R và nhập từ khoá “gpedit.msc” vào hộp thoại Run.
Bước 2: Chọn Local group policy.
Bước 3: Trong giao diện Local Group Policy Editor, tìm kiếm theo địa chỉ Computer Configuration > Administrative Templates > Windows Components > Windows Update.
Bước 4: Nháy đúp chuột vào Configure Automatic Updates trong ô State bên phải.
Bước 5: Trong cửa sổ hiện ra, chọn Disable > Apply. Chọn Ok để kết thúc cài đặt.
Nếu bạn muốn theo dõi chặt chẽ hơn quá trình cập nhật thì hãy tiến hành theo 2 cách sau đây:
Sử dụng Windows Update
Windows Update là công cụ có sẵn trong hệ điều hành Windows, giúp cho việc cập nhật diễn ra dễ dàng, đồng thời người dùng cũng có thể xem lại lịch sử cập nhật để tiến hành vá lỗi khi cần thiết.
Những bước thực hiện:
Bước 1: Mở cửa sổ Start và nhấp vào biểu tượng “răng cưa” Settings (Cài đặt) ở góc dưới bên trái màn hình.
Bước 2: Trong cửa sổ Settings, chọn Update & Security (Cập nhật & Bảo mật).
Bước 3: Cửa sổ Windows Update được mở ra. Nhấn vào nút Check for Updates (Kiểm tra bản cập nhật). Khi đó, hệ thống sẽ kiểm tra phiên bản hiện tại mà Microsoft đưa ra với phiên bản hiện tại trên máy tính của bạn, đồng thời tự động tải về bản cập nhật cần thiết.
Khi bạn đang làm việc hoặc chơi game và không muốn Windows cập nhật ngay bây giờ, bạn có thể chủ động thay đổi giờ cập nhật theo ý muốn. Khi đó, bạn chọn khung giờ hoạt động của mình (tối đa 18 tiếng) và Windows sẽ tự động cập nhật bên ngoài khoảng thời gian đó, đảm bảo quá trình sử dụng máy tính của bạn không bị gián đoạn.
Advanced options
Ngoài ra bạn cũng có thể tiến hành cài đặt nâng cao để tạm hoãn việc cập nhật (tối đa 35 ngày), hoặc tuỳ chọn nhận thông báo khởi động lại máy để hoàn tất cập nhật.
Sử dụng Window Assistant
Windows Assistant là công cụ thủ công do Microsoft cung cấp để giúp người dùng tự lựa chọn phiên bản Windows để cập nhật. Windows Assistant khá thân thiện với người dùng bởi giao diện trực quan, dễ sử dụng, đồng thời thực hiện luôn quá trình kiểm tra phiên bản Windows trước khi cập nhật.
Để cập nhật bằng Windows Assistant, bạn hãy thực hiện theo những bước đơn giản dưới đây:
Bước 1: Download Windows Assistant về máy.
Bước 2: Mở file vừa tải về để vào giao diện Windows 10 Update Assistant.
Nếu phiên bản hiện tại đã là phiên bản mới nhất, thì bạn sẽ nhận được thông báo là “Thank you for updating to lastest version of Windows 10” (Cảm ơn bạn đã cập nhật phiên bản mới nhất của Windows 10).
Bước 3: Nếu chưa phải phiên bản mới nhất, bạn hãy theo dõi thông tin phiên bản mà Windows Assistant đưa ra và lựa chọn Update now để tiến hành cập nhật.
Quá trình cập nhật sẽ diễn ra trong nền, hoàn toàn không ảnh hưởng đến quá trình làm việc của bạn trên máy tính.
Bước 4: Sau khi cập nhật xong sẽ nhận được thông báo Restart (Khởi động lại). Lúc này bạn hãy lưu tất cả công việc của mình và Restart, hoặc có thể tuỳ chọn Restart later.
3Sửa lỗi cập nhật
Quá trình cập nhật không phải lúc nào cũng diễn ra suôn sẻ. Một số bản cập nhật không tương thích với phiên bản Windows hiện tại hoặc sự cố phát sinh trong quá trình cài đặt sẽ để lại một số lỗi ảnh hưởng đến người dùng.
Để sửa lỗi cập nhật, các bạn có thể thực hiện bằng những cách dưới đây:
Uninstall updates
Sau khi cập nhật đầy đủ, trong quá trình sử dụng nếu phát sinh sự cố, bạn có thể gỡ cài đặt các cập nhật gây lỗi bằng các bước sau đây:
Bước 1: Mở Start và chọn biểu tượng “răng cưa” Settings (Cài đặt).
Bước 2: Trong cửa sổ Settings, chọn Update & Security (Cập nhật & Bảo mật).
Bước 3: Cửa sổ Windows Update được mở ra. Nhấn vào nút View update history (Xem lịch sử cập nhật).
Chọn Uninstall updates (Gỡ cài đặt cập nhật) trong cửa sổ vừa hiện ra.
Bước 4: Chọn phiên bản cập nhật gần đây đã gây ra lỗi để tiến hành gỡ cài đặt. Hãy chắc chắn rằng bạn đã tìm hiểu kĩ về phiên bản đó trước khi gỡ.
Reset your PC
Một phương pháp khác là “Reset your PC“, dễ hiểu hơn, nó sẽ giúp bạn quay về trạng thái cài đặt mặc định ban đầu. Phương pháp này cho phép bạn xoá hoặc giữ lại dữ liệu cá nhân trên máy của bạn, cũng như drivers và phần mềm hệ thống.
Bước 1: Mở Start và chọn biểu tượng Settings (Cài đặt).
Bước 2: Chọn Update & Security (Cập nhật & Bảo mật) khi cửa sổ Settings hiện ra.
Bước 3: Chọn mục Recovery (Khôi phục) ở danh mục bên trái.
Chọn nút Get started ở dưới mục Reset this PC.
Bước 4: Tuỳ chọn Keep my files (giữ lại dữ liệu cá nhân) hoặc Remove everything (xoá mọi thứ). Sau khi chọn xong, quá trình Reset sẽ tự động diễn ra.
Fresh start
Hiện nay, với Creators Update, bạn sẽ có thêm một lựa chọn nữa cho việc sửa lỗi Windows, đó chính là Fresh start. Fresh start sẽ giúp người dùng xoá những phần mềm được cài đặt và giữ lại những dữ liệu cá nhân, khá giống với “Reset your PC“, nhưng đơn giản và nhanh gọn hơn.
Các bước thực hiện:
Bước 1: Nhấp chuột phải vào biểu tượng Windows Defender Security Center (Trung tâm Bảo mật của Bộ bảo vệ Windows) ở thanh Taskbar và chọn Open. Bạn cũng có thể gõ vào thanh tìm kiếm của Cortana với từ khoá Windows Security và mở nó lên.
Bước 2: Tại giao diện Windows Defender Security, chọn “Device perfomance & health” (Hiệu năng và Sức khoẻ của thiết bị).
Trong Device performance & health, tìm đến phần Fresh start và chọn Additional information.
Bước 3: Cửa sổ này sẽ giải thích rõ ràng những gì sẽ xảy ra sau khi khởi chạy tính năng Fresh start.
Cụ thể, Windows 10 sẽ được cài đặt lại và cập nhật lên phiên bản mới nhất. Các dữ liệu cá nhân và một số các cài đặt hệ thống, cũng như phần mềm và các ứng dụng đi kèm sẽ bị xóa bỏ. Khi đã xem xong, hãy nhấn Get Started.
Bước 4: Cửa sổ Fresh start sẽ xuất hiện, nhấn Next để bắt đầu quá trình kiểm tra phiên bản.
Sau khi kiểm tra, danh sách ứng dụng và phần mềm bị xoá sẽ xuất hiện. Danh sách này sẽ được lưu lại vào Desktop sau khi Fresh start hoàn tất. Bạn có thể dựa vào danh sách này để tiến hành cài đặt lại một số ứng dụng cần thiết.
Khi đã chuẩn bị sẵn sàng mọi thứ, nhấn Next > Start để bắt đầu.
Bước 1: Truy cập vào link sau để download Refresh Windows Tools.
Bước 2: Mở ứng dụng lên, sau khi đã đọc kĩ điều khoản sử dụng, nhấn vào Accept để xác nhận.
Bước 3: Ở giao diện tiếp theo, bạn sẽ có tuỳ chọn Keep personal files only (chỉ giữ lại dữ liệu cá nhân) hoặc Nothing (xoá toàn bộ dữ liệu). Chọn mục cần thiết và sau đó nhấn Start để bắt đầu.
Nếu PC sắp hết dung lượng trống, bạn sẽ không thể tiến hành quá trình cập nhật bình thường và có thể gây ra lỗi do cập nhật bị gián đoạn. Khi đó sẽ có một thông báo trong cửa sổ bật lên để nhắc nhở bạn rằng hệ thống đang cần thêm dung lượng để cài đặt bản cập nhật.
Bạn sẽ có tuỳ chọn Free up space (giải phóng dung lượng) trên ổ đĩa C: hoặc Connect an external storage device (kết nối thiết bị lưu trữ ngoài).
Nếu bạn chọn giải phóng dung lượng, hãy nhẫn vào nút Free Up Space, thao tác này sẽ dẫn bạn đến cửa sổ Storage của Settings và cho biết mức độ trống của ổ địa của bạn.
Chọn ổ C: và Clean now để xoá bớt các file không cần thiết.
Nếu ổ đĩa của bạn thực sự không đủ dung lượng để cập nhật mặc dù đã giải phóng bớt file rác, thì bạn có thể lựa chọn kết nối thiết bị lưu trữ ngoài.
Lúc này bạn cần một thiết bị chẳng hạn như USB, thẻ SD, hoặc ổ cứng di động,… và kết nối với máy tính. Sau đó, 1 danh sách sẽ hiện ra, chọn thiết bị lưu trữ phù hợp và chọn Continue để tiếp tục quá trình cập nhật.
Chú ý, thiết bị lưu trữ ngoài phải có ít nhất 4 GB (khuyến khích 16 GB) trống để sẵn sàng cho việc tải và cài đặt cập nhật.
- Root Android là gì? Hướng dẫn cách root điện thoại Android bằng Windows 10
- Khắc phục lỗi Windows 10 không nhận đủ RAM
- 6 cách tắt update win 10, chặn cập nhật trên win 10 hiệu quả
Hi vọng với bài viết này, bạn sẽ biết cách cập nhật Windows 10 cũng như khắc phục các sự cố sau khi cập nhật nhé!