Bạn đã chán những cách gói quà thông dụng, những gói quà thường thấy và muốn có điều đặc biệt dành tặng cho người thân của mình thì hãy tham khảo nghệ thuật gói quà Furoshiki Nhật Bản.
Những ngày đặc biệt, ngày lễ Tết bạn sẽ thấy những món quà được gói cẩn thận trong giỏ quà, những dịch vụ gói quà bằng giấy gói trở nên thịnh hành hơn thế nhưng những cách gói này lại quá tầm thường và bạn chỉ muốn dành tặng điều đặc biệt đến người thân của mình. Furoshiki chính là nghệ thuật gói quà bằng vải của người Nhật rất ý nghĩa bạn có thể tham khảo.
Furoshiki là gì?
Furoshiki với Furo nghĩa là tắm rửa. Tầng lớp quý tộc xã hội cổ đại Nhật coi việc tắm rửa là hành động cao sang nhằm “thanh lọc cơ thể và tâm hồn”. Và để cơ thể không bị lộ khi vào nhà tắm, các quý tộc thường mang một khăn vải có hoa văn, màu sắc khác nhau để ngồi lên đó thay quần áo, sau khi tắm xong họ sử dụng khăn vải để gói đồ ướt mang về.
Dần thói quen này trở nên phổ biến hơn không chỉ trong việc tắm rửa mà còn cả gói những đồ vật thường ngày. Với người Nhật khi nhìn thấy vải gói đồ là có cảm giác “gói trọn cả thế giới”, gói trọn cả những tấm lòng của mình vào món đồ đó.
Thế nên ngoài mục đích gói gém đồ đạc ra, vải còn được dùng để gói lấy những món quà với mong muốn thể hiện tấm lòng của người tặng. Theo tập tục của Nhật Bản, tặng quà mà không gói quà, trực tiếp tặng là thất lễ. Món quà sẽ chứa đựng nhiều ý nghĩa và toát lên tấm lòng của người tặng nếu được bọc cẩn thật, đẹp mắt bởi một miếng vải.
Ý nghĩa hoa văn trên vải gói quà
Hiện nay người Nhật thường sử dụng vải gói đồ hình vuông có kích thước khoảng 70 – 90 cm. Theo văn hóa trang trí của xứ hoa anh đào, người lớn tuổi thường thích hoa văn đời Đường, tao nhã, đơn giản. Những hoa văn ấy vừa phóng khoáng, lại chứa đựng hàm ý cát tường phồn vinh.
Những hoa văn như hoa, chim, gió, trăng hay thậm chí là những hình tượng được người Nhật yêu thích như Pikachu dành cho đối tượng trẻ tuổi, năng động.
Bên cạnh hoa văn, màu sắc cũng có ý nghĩa rất quan trọng. Màu đỏ thể hiện thành ý chúc mừng tin vui, mang đến niềm vui cho người nhận. Để thể hiện sự kính trọng, người Nhật sẽ chọn màu tím.
Một số cách gói quà theo phong cách Furoshiki
Tham khảo hai phần trên bạn cũng đã hiểu được phần nào về Furoshiki và cách chọn vải cho mục đích gói quà của mình rồi đúng không nào. Sau đây mình sẽ giới thiệu đến các bạn một số cách gói quà thông dụng và dễ làm nhất giúp bạn có thể tự tay gói lấy những món quà ý nghĩa cho người thân ngày lễ Tết hay bất kì dịp đặc biệt nào.
Gói chai rượu
Rượu được xem như là món quà rất ưa chuộng để dành tặng bởi rượu đặc biệt là rượu vang đỏ có ý nghĩa mang đến sự phồn vinh, thịnh vượng, một lời chúc may mắn đến người nhận.
Cách thực hiện như sau:
Bước 1: Bạn đặt chai rượu vào giữa và buộc túm hai góc khăn đối nhau, thắt một nút phía trên nút chai.
Bước 2: Buộc túm hai góc khăn còn lại về đằng trước, tạo thành hình chiếc nơ.
Bước 3: Còn 2 đoạn khăn thừa phía trên đầu, bạn thắt thêm một nút nữa để tạo thành hình nơ trông xinh xắn đẹp mắt.
Gói quà hình hộp
Những món quà như hộp bánh, hộp trà với ý nghĩa chúc cho nhau lời chúc sức khỏe được gói cẩn thận và đẹp mắt trong chiếc vải sẽ khiến cho người nhận không thể nào quên tấm lòng của bạn.
Bước 1: Đặt quà vào giữa và dọc theo chiều miếng vải.
Bước 2: Lần lượt gấp 2 mép vải theo chiều ngang, trùm lên hộp quà.
Bước 3: Kéo hai phần vải thừa 2 bên lên và thắt lại thành hình chiếc nơ.
Tham khảo thêm: Hướng dẫn 3 cách gói quà Giáng sinh đẹp, đơn giản mùa Noel
Fukoshiki dần trở nên phổ biến không chỉ tại Nhật mà ngay tại Việt Nam người người vẫn thường dùng cách này để trao cho nhau những món quà ý nghĩa. Đặc biệt là vào những ngày lễ Tết cách gói quà đặc biệt không cần giỏ chỉ cần một chiếc vải như vậy sẽ thật là độc đáo.
Bạn sẽ quan tâm:
- KonMari – Phương pháp dọn dẹp nhà cửa của người Nhật
- Cận Tết nhiều mẫu quà tặng độc đáo và thú vị cho người thân và gia đình
- Cách gói quà Tết đơn giản, đẹp mắt dành tặng người thân
truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn