Có thể nói thói quen lạm dụng thuốc kháng sinh là một vấn đề vô cùng nghiêm trọng mà chúng ta cần phải quan tâm. Thuốc kháng sinh như một con dao hai lưỡi. Tốt nhất, mỗi người cần có cách dùng thuốc hợp lý và theo chỉ dẫn của bác sĩ. Dưới đây là mẫu bài nghị luận thuyết phục thói quen sử dụng thuốc kháng sinh hay và đặc sắc nhất.
1. Hướng dẫn viết dàn ý bài nghị luận thuyết phục từ bỏ thói quen lạm dụng kháng sinh:
1.1. Mở bài:
– Dẫn dắt và đặt vấn đề của bài viết:
Mọi người cần từ bỏ việc lạm dụng thuốc kháng sinh vì thói quen này mang đến nhiều rủi ro mà con người có thể gặp trong điều trị bệnh tật.
1.2. Thân bài:
– Sắp xếp từng ý theo thứ tự khác nhau, kết hợp với lập luận và dẫn chứng nhằm kêu gọi mọi người từ bỏ thói quen lạm dụng thuốc kháng sinh:
+ Giải thích thế nào là thuốc kháng sinh, lạm dụng thuốc kháng sinh và nêu thực trạng lạm dụng thuốc kháng sinh hiện nay trong cộng đồng.
+ Các lí do khiến mọi người cần từ bỏ thói quen lạm dụng thuốc kháng sinh:
• Lạm dụng thuốc kháng sinh gây lãng phí tiền bạc.
• Lạm dụng thuốc kháng sinh gây trở ngại cho việc phát hiện và điều trị bệnh.
• Lạm dụng thuốc kháng sinh dẫn đến tình trạng nhờn thuốc kháng sinh và gây nguy hại đến sức khoẻ.
+ Dự đoán lập luận của những người có thói quen lạm dụng thuốc kháng sinh (Ví dụ: căn cứ theo chỉ dẫn của người bán thuốc; đọc thông tin trên báo, không có điều kiện để đi khám bác sĩ, . ..). Từ đó, người viết có thể phản biện được. Chẳng hạn: Người bán thuốc không phải là bác sĩ khám bệnh nên họ không có khả năng khám và kê toa điều trị cho người bệnh.
+ Làm thế nào để từ bỏ thói quen lạm dụng thuốc kháng sinh (Ví dụ: biết hậu quả của việc lạm dụng thuốc kháng sinh, khi có bệnh cần phải khám bác sĩ, mua và dùng thuốc theo sự hướng dẫn của bác sĩ, . ..) ?
1.3. Kết bài:
Khẳng định lại thông điệp mọi người cần từ bỏ thói quen lạm dụng thuốc kháng sinh cho một cuộc sống khoẻ mạnh, hạnh phúc cho mình và xã hội.
Xem thêm: Bài nghị luận về tinh thần tự học siêu hay, đạt điểm cao
2. Nghị luận thuyết phục từ bỏ thói quen lạm dụng kháng sinh – Mẫu số 1:
Thuốc kháng sinh là công cụ hoàn hảo được con người sáng tạo ra nhằm chống lại những bệnh do lây nhiễm vi khuẩn, tuy nhiên hiện nay vi khuẩn ít có khả năng chống lại thuốc kháng sinh thường được dùng để diệt vi khuẩn. Kháng kháng sinh đang là mối nguy nghiêm trọng nhất với cả ngành y nói riêng và toàn thế giới nói chung.
Kháng sinh là thuốc ngăn chặn hoặc kiềm hãm quá trình tăng trưởng của vi khuẩn, qua đó giảm thiểu phản ứng viêm gây ra do vi khuẩn. Kháng sinh có tác dụng khác nhau trên các loại vi khuẩn, một số kháng sinh có tác dụng trên nhiều loại vi khuẩn được gọi là kháng sinh phổ rộng và một số loại khác tác dụng trên một số loại vi khuẩn khác được gọi là phổ hẹp.
Kháng sinh đang là mối nguy lớn nhất với cả hệ thống y tế nói riêng và sức khoẻ cộng đồng nói chung khi mà với bất kì tình trạng sức khoẻ nào người dân cũng tự ý mua và sử dụng thuốc kháng sinh. Ngày nay do việc mua và sử dụng kháng sinh rất dễ dàng cho nên chỉ cần có một vài triệu chứng khác thường trong sức khoẻ như sốt, ho, sổ mũi là nhiều người tự ý ra hiệu thuốc tìm mua kháng sinh, thậm chí các bậc phụ huynh tự ý mua kháng sinh cho con để sử dụng mà không cần biết con mình có nhiễm khuẩn hay không, trẻ em liệu có cần uống liều bằng người lớn không và uống trong thời gian bao lâu là đủ.
Bên cạnh đó, các hiệu thuốc có thể tự ý bán thuốc kháng sinh cho bệnh nhân mà không cần bệnh nhân có toa của bác sĩ hay không, hay như bệnh nhân chỉ cần lấy toa thuốc cũ hoặc toa thuốc của người khác, bác sĩ chỉ cần nói thích mua thuốc kháng sinh là được.
Có nhiều loại bệnh lý khác nhau từ viêm miễn dịch, nhiễm độc đến bệnh dị ứng, bệnh nhiễm khuẩn vv. .. Trong đó chỉ có bệnh nhiễm khuẩn là cần được sử dụng kháng sinh. Trong các bệnh lý khác, sử dụng kháng sinh chẳng những không giúp điều trị bệnh mà còn làm gia tăng tỷ lệ vi khuẩn kháng thuốc. Trong tất cả các trường hợp sốt, đau họng, sổ mũi đa số là do virus gây bệnh, còn kháng sinh hầu như chỉ có hiệu quả trên vi khuẩn. Theo Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế), kết quả điều tra việc bán thuốc kháng sinh ở các hiệu thuốc vùng nông thôn và thành thị cho biết, nhận thức sử dụng kháng sinh và đơn thuốc của người bán thuốc lẫn người dân còn khá thấp. Có đến 88% số dân ở thành phố và 91% số dân ở nông thôn sử dụng kháng sinh không có toa của bác sĩ “,. …
Lạm dụng thuốc kháng sinh không những lãng phí mà còn gây hại cho sức khoẻ, các bệnh do virut không điều trị được bằng kháng sinh mà vẫn dùng kháng sinh. Gây khó cho chẩn đoán: bệnh nhân mắc viêm ruột thừa cấp tính khi dùng kháng sinh sẽ làm cho xuất hiện các triệu chứng gây khó khăn điều trị. Có khi có tác dụng điều trị nhưng cũng có thể gây ra phản ứng dị ứng và mẫn cảm có thể đe doạ đến tính mạng. Sử dụng nhiều kháng sinh ở liều cao có nguy cơ gây suy thận, kể cả trường hợp sử dụng chloramphenicol nhiều. Một số kháng sinh như streptomycine và kanamycine dùng liều cao có thể gây điếc và suy thận. Lạm dụng kháng sinh làm cho vi khuẩn nhờn thuốc và kháng thuốc càng nhiều, khi đó việc điều trị bệnh ngày càng khó. Ngày nay số tụ cầu trùng kháng thuốc cephalosporin ngày càng nhiều. Một số vi khuẩn khác cũng kháng thuốc nên tác dụng điều trị của kháng sinh càng giảm. Nhiều người khi dùng thuốc kháng sinh họ cho rằng nó an toàn và giá thành cũng không quá cao nhưng người dân thì không biết được tác hại của kháng sinh rất nặng nề. Vậy nên mọi người cần làm gì để giảm hay bỏ việc lạm dụng thuốc kháng sinh? Nguyên tắc bạn cần biết khi dùng thuốc kháng sinh đó là để điều trị bệnh do vi khuẩn gây ra và dùng thuốc khi thực sự cần thiết và được bác sĩ cho phép. Đúng liều: khi được bác sĩ kê toa có thuốc kháng sinh, cần uống đúng liều lượng đã được chỉ định và không bỏ dở giữa chừng, ngay cả khi tình trạng bệnh đã thuyên giảm nhiều. Đúng cách: Không dùng thuốc kháng sinh dư từ lần sử dụng tiếp theo và không đưa thuốc kháng sinh trong toa thuốc đang dùng cho người khác uống, ngay cả khi đó là người thân của mình. Vì khi chia sẻ, sẽ thiếu liều thuốc cần uống và vô tình tạo điều kiện cho vi khuẩn mạnh hơn và kháng tất cả các thuốc điều trị. Điều này gây hại cho sức khoẻ cá nhân, cho gia đình và xã hội.
Có thể nói thói quen lạm dụng thuốc kháng sinh là một vấn đề rất nguy hiểm mà chúng ta không được coi thường. Tốt nhất, mỗi người cần có thói quen sử dụng thuốc hợp lý và theo chỉ dẫn của bác sĩ. Nếu sau một thời gian điều trị bạn không có hiệu quả thì nên đi tái khám và nhận lời khuyên từ bác sĩ “hãy dùng kháng sinh đúng cách cho tương lai của chính chúng ta”.
3. Nghị luận thuyết phục từ bỏ thói quen lạm dụng kháng sinh – Mẫu số 2:
Trong bối cảnh ngày càng xuất hiện nhiều loại bệnh dịch mới như hiện nay, nhiều người không khỏi hoang mang, lo sợ. Tâm lý lo sợ cùng hiểu biết không đúng và đầy đủ về bệnh khiến nhiều người dân tự kê đơn cho bản thân và người nhà. Điều này vô tình dẫn đến việc lạm dụng thuốc, đặc biệt là thuốc kháng sinh. Đây là thói quen mà nhiều người cần từ bỏ vì hành động này sẽ dẫn đến nhiều hậu quả khó lường trong quá trình điều trị.
Thuốc kháng sinh “là các thuốc diệt khuẩn (antibacterial substances) sinh ra từ các loại sinh vật (nấm men, vi khuẩn, Actinomycetes) có khả năng ngăn chặn sự tăng trưởng của những vi khuẩn khác”. Như vậy, thuốc kháng sinh có vai trò nhất định trong việc tiêu diệt hoặc ức chế khuẩn phát triển khi con người bị nhiễm khuẩn nên chỉ được sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ. Tuy nhiên, có người đã dùng thuốc kháng sinh như một biện pháp nhằm điều trị triệu chứng bệnh dẫn đến việc lạm dụng thuốc kháng sinh.
Chỉ cần bị ho, viêm phế quản hay dạ dày có vấn đề là nhiều người mua thuốc rồi đề nghị dược sĩ bán thuốc kháng sinh mà không cần kê đơn. Số khác lại cầm đơn thuốc cũ đi mua cho bệnh mới mà không ý thức được hậu quả của hành động trên. Mặc dù được phổ biến rất rõ ràng về hậu quả của việc tự ý sử dụng thuốc song nhiều quầy thuốc vẫn nhiệt tình giới thiệu và bán cho người dân. Ngoài ra, có một số trường hợp bệnh nhẹ không cần thiết phải sử dụng kháng sinh nhưng bác sĩ đã vội vàng kê đơn. Điều này phản ánh lỗ hổng lớn về mặt đạo đức cũng như sự dễ dãi trong việc mua bán và sử dụng thuốc kháng sinh.
Do vậy, chúng ta cần từ bỏ thói quen trên vì hành vi ấy không những làm tốn tiền mà còn gây khó cho việc phát hiện và điều trị bệnh. Đồng thời, việc lạm dụng thuốc kháng sinh gây ra tình trạng kháng kháng sinh sẽ mang tới nhiều hậu quả cho người bệnh cũng như ngành y. “Trong vài năm gần đây, Việt Nam liên tục đứng đầu danh sách các quốc gia có tỷ lệ kháng thuốc kháng sinh cao nhất trên toàn cầu.” Tình trạng kháng thuốc kháng khuẩn tại nước ta ngày càng nghiêm trọng và là mối đe doạ lớn khi mọi sáng chế trước đó bị phá huỷ do sự phát triển của vi khuẩn. Sử dụng thuốc kháng sinh không đúng tình trạng bệnh và liều lượng hạn chế hiệu quả trị bệnh cũng như khiến bệnh trầm trọng thêm. Từ năm 1983 – 1987, chỉ có 18 loại thuốc kháng sinh được cơ quan Quản lý Dược và Thực phẩm Mỹ (FDA) cấp giấy chứng nhận lưu hành. Từ năm 2008 cho đến nay, các nhà khoa học và công ty dược không tìm ra được vị thuốc kháng sinh mới. “Với tốc độ hiện nay, WHO dự tính vào năm 2050, mỗi 3 giây sẽ có một người chết vì những vi khuẩn kháng thuốc, tương ứng với khoảng 10 triệu người mỗi năm. Khi đó, những bệnh nhẹ như ho hay thậm chí một vết cắn cũng có thể gây tử vong. “Vì lý do trên, chúng ta nên từ bỏ thói quen lạm dụng thuốc kháng sinh, đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh đang lan tràn trên toàn thế giới.
Tôi biết rằng, nhiều người thường có tâm lý sử dụng thuốc kháng sinh mỗi khi ốm muốn mau khỏi bệnh nên nghe theo chỉ dẫn của người bán thuốc hoặc đọc thông tin trên internet nên không có điều kiện để vào các cơ sở y tế chữa bệnh. Nhưng chúng ta cần phải hiểu rằng: người bán thuốc và bản thân không phải là bác sĩ khám chữa bệnh. Chúng ta không đủ trình độ và kiến thức để khám, kê đơn điều trị. Cho nên, mỗi người cần có trách nhiệm và tự giác trong hành động của bản thân, không nên phó mặc sức khoẻ và sinh mạng của bản thân cho người không có chuyên môn và kinh nghiệm.
Dẫu biết việc thay đổi và từ bỏ một thói quen không phải dễ nhưng mỗi người cần hiểu biết rõ về hậu quả của việc lạm dụng thuốc kháng sinh. Khi có bệnh cần đi kiểm tra, mua và sử dụng thuốc theo số đơn đã kê. Mọi người hãy cùng nhau từ bỏ thói quen này vì một cuộc sống khoẻ mạnh, hạnh phúc cho bản thân và xã hội.
4. Nghị luận thuyết phục từ bỏ thói quen lạm dụng kháng sinh – Mẫu số 3:
Sự xuất hiện của thuốc kháng sinh được xem là bước tiến quan trọng của ngành y tế, chúng có thể điều trị được một số bệnh về sức khoẻ. Tuy nhiên, nhiều người không thật sự hiểu biết về loại thuốc kháng sinh và họ có xu hướng lạm dụng thuốc. Mọi người cần từ bỏ việc lạm dụng thuốc kháng sinh vì thói quen này mang đến nhiều rủi ro mà con người phải đối mặt để điều trị bệnh tật.
Vậy thế nào là thuốc kháng sinh, là làm dụng thuốc kháng sinh? Thuốc kháng sinh là những loại thuốc có tác dụng diệt những loại vi khuẩn gây nên những bệnh lý nhiễm khuẩn thường được sử dụng trong việc điều trị một số loại bệnh lý khác. Lạm dụng thuốc kháng sinh là sử dụng tuỳ tiện, cho dù bị bệnh, sốt, ho hay ngược lại cũng dùng thuốc kháng sinh mà không đúng liều lượng. Hiện nay tình trạng lạm dụng thuốc kháng sinh của nhiều nhiều người phố biến cụ thể như: “Tỷ lệ kháng erythromycin ở Việt Nam là 92,1%”, Có đến 88% số dân ở thành thị và 91% số dân ở nông thôn sử dụng kháng sinh không có đơn của bác sĩ “,. … Vậy lý do gì khiến người dân phải sử dụng thuốc kháng sinh nhiều như thế? Đầu tiên phải kể là do bệnh nhân: Nhiều người nghĩ rằng kháng sinh chữa được bệnh, cho nên cứ bị ốm là dùng kháng sinh, nhưng ở Việt Nam việc sử dụng kháng sinh còn tràn lan. Khuynh hướng tự mua thuốc và tự chữa bệnh ngày càng phổ biến – đó là nguyên nhân gây lạm dụng kháng sinh. Tiếp đến là từ thầy thuốc: Trong cuộc sống hằng ngày thì việc sử dụng kháng sinh cũng phổ biến. Ví dụ, khi không phân biệt được loại vi khuẩn nào và cần dùng loại kháng sinh nào là phù hợp, tuỳ theo nhu cầu của bệnh nhân thì một số thầy thuốc cũng dễ tự ý sử dụng kháng sinh. Biết là chưa thật sự hợp lý, song một số thầy thuốc vẫn kê đơn kháng sinh. Đó cũng là một cách lạm dụng kháng sinh. Lạm dụng thuốc kháng sinh không những lãng phí mà còn gây hại cho cơ thể, những bệnh do virut không chữa được bằng kháng sinh mà cũng dùng kháng sinh. Gây khó cho điều trị: bệnh nhân bị viêm ruột thừa cấp khi dùng kháng sinh sẽ làm cho mờ nhạt các triệu chứng gây khó khăn điều trị. Có khi có tác dụng chữa nhưng cũng có thể gây các triệu chứng dị ứng, mẫn cảm có thể hại cho sức khoẻ. Sử dụng nhiều kháng sinh và liều cao có nguy cơ gây suy thận, đặc biệt trường hợp sử dụng chloramphenicol nhiều. Một số kháng sinh như streptomycine và kanamycine dùng liều cao có thể gây điếc và suy thận. Lạm dụng kháng sinh làm cho vi khuẩn nhờn thuốc và kháng thuốc càng nhiều, khi đó việc chữa trị bệnh ngày càng khó. Ngày nay số tụ cầu trùng kháng thuốc cephalosporin ngày càng nhiều. Một số vi khuẩn khác cũng kháng thuốc nên tác dụng chữa trị của kháng sinh cũng có hạn. Nhiều người khi dùng thuốc kháng sinh đều cho biết nó tiện lợi, giá thành cũng không quá cao nhưng người dân thì không biết được tác hại của kháng sinh rất nặng nề. Vậy nên mọi người cần làm gì để giảm hay loại bỏ việc lạm dụng thuốc kháng sinh? Nguyên tắc bạn cần biết khi dùng thuốc kháng sinh đó là khi điều trị bệnh do vi khuẩn gây ra và dùng thuốc khi thực sự cần thiết và được bác sĩ cho phép. Đúng liều: khi được bác sĩ kê đơn có thuốc kháng sinh thì phải uống đúng liều lượng đã được kê và không bỏ giữa chừng, ngay cả khi thấy bệnh đã thuyên giảm nhiều. Đúng cách: Không dùng thuốc kháng sinh dư từ lần sử dụng đầu tiên và không đưa thuốc kháng sinh trong đơn thuốc đang dùng cho người khác uống, ngay cả khi đó là người thân của mình. Vì khi chia sẻ, sẽ thiếu liều thuốc cần uống và vô tình tạo điều kiện cho vi khuẩn mạnh hơn và kháng với các thuốc điều trị. Điều này gây hại cho sức khoẻ cá nhân, cho gia đình và xã hội.
Nâng cao ý thức ngay tại từng cá thể với việc khởi đầu là thói quen chấp hành đơn thuốc của bác sĩ, không tuỳ tiện mua kháng sinh để dùng cho bất kỳ ai hoặc dùng để phòng bệnh. Nhắc nhở với người xung quanh nếu phát hiện họ dùng kháng sinh tuỳ tiện.
Có thể nói thói quen lạm dụng thuốc kháng sinh là một vấn đề rất nguy hiểm mà chúng ta không được coi thường. Tốt nhất, mỗi người cần có cách sử dụng thuốc hợp lý và theo chỉ dẫn của bác sĩ. Nếu sau một thời gian điều trị bạn không có kết quả thì nên đi tái khám và xin tư vấn từ bác sĩ “hãy dùng kháng sinh đúng cách cho tương lai của bản thân chúng ta”.
5. Nghị luận thuyết phục từ bỏ thói quen lạm dụng kháng sinh – Mẫu số 4:
Thuốc kháng sinh là công cụ hoàn hảo được con người sáng tạo ra nhằm kháng lại những căn bệnh do lây nhiễm vi khuẩn, tuy nhiên hiện nay vi khuẩn vẫn có khả năng chống lại thuốc kháng sinh thường được sử dụng để tiêu diệt vi khuẩn. Kháng kháng sinh đang là mối đe doạ nghiêm trọng nhất với toàn bộ ngành y nói riêng và toàn thế giới nói chung.
Kháng sinh là thuốc tiêu diệt hoặc ức chế sự tăng trưởng của vi khuẩn, qua đó giảm thiểu phản ứng viêm xảy ra do vi khuẩn. Kháng sinh có tác dụng khác nhau trên các chủng vi khuẩn, một số kháng sinh có tác dụng trên từng loại vi khuẩn được gọi là kháng sinh phổ rộng và một vài loại có tác dụng trên một vài loại vi khuẩn khác được gọi là phổ hẹp.
Hiện tượng kháng kháng sinh xảy ra khi mầm bệnh hay vi khuẩn có khả năng tìm ra cơ chế chống lại thuốc kháng sinh làm cho kháng sinh không thể tiêu diệt hoặc ngăn cản được quá trình tăng trưởng của vi khuẩn.
Kháng kháng sinh đang là mối nguy lớn nhất của cả hệ thống y tế nói riêng và của cộng đồng nói chung khi mà trước bất kỳ tình trạng bệnh nào người dân cũng tự ý mua và sử dụng thuốc kháng sinh. Ngày nay do việc mua và sử dụng kháng sinh rất dễ dàng cho nên chỉ cần có một vài dấu hiệu khác thường trong cơ thể như sốt, ho, sổ mũi là nhiều người tự ý ra hiệu thuốc tìm mua kháng sinh, thậm chí các bậc phụ huynh tự ý mua kháng sinh cho con để sử dụng mà không cần quan tâm con mình có nhiễm khuẩn hay không, trẻ em liệu có cần dùng kháng sinh bằng người lớn không và dùng trong thời gian bao lâu là hợp lí.
Bên cạnh đó, các hiệu thuốc còn tự ý bán thuốc kháng sinh cho bệnh nhân mà không cần bệnh nhân có toa của bác sĩ hay không, hay như bệnh nhân chỉ cần lấy toa thuốc cũ hoặc toa thuốc của người khác và bác sĩ chỉ cần nói muốn mua thuốc kháng sinh là được.