Khô miệng ảnh hưởng khá nhiều đến sức khỏe của bạn. Tham khảo qua nguyên nhân và cách phòng ngừa khô miệng kéo dài.
Nếu đang gặp phải tình trạng khô miệng kéo dài thì bạn hãy xem qua bài viết dưới đây. Khô miệng đến từ nhiều nguyên nhân, vì vậy bạn cần tìm ra nguồn gốc, lý do gây khô miệng để chữa tận gốc. Cùng truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn tìm hiểu nhé!
Nguyên nhân gây khô miệng
Theo Bác sĩ Trần Thị Kim Ngọc, Bệnh viện Đa khoa Medlatec, Trực thuộc Công ty TNHH Công nghệ và Xét nghiệm Y học cho biết một số nguyên nhân gây khô miệng có thể kể đến như:
- Tác dụng phụ của phương pháp trị ung thư: Những bệnh nhân dùng thuốc xạ trị hoặc hóa trị thì thường bị khô miệng. Sau một thời gian chứng khô miệng có thể biến mất do tuyến nước bọt hoạt động lại bình thường nhưng vẫn có trường hợp bệnh nhân bị ảnh hưởng kéo dai dẳng.
- Tác dụng phụ của thuốc: Sử dụng một vài loại thuốc giảm đau hoặc thuốc giãn cơ có thể để lại triệu chứng khô miệng.
- Do tổn thương thần kinh: Tuyến nước bọt có thể bị ảnh hưởng do tổn thương vùng đầu, cổ hay phẫu thuật vùng đầu cổ.
- Do lớn tuổi: Lão hóa là nguyên nhân hàng đầu khiến chức năng tuyến nước bọt suy giảm, gây ra khô miệng. Bên cạnh đó người già cũng dùng nhiều thuốc nên có thể bị khô miệng do tác dụng phụ của thuốc.
- Sử dụng thuốc lá: Hệ hô hấp bị suy giảm do sử dụng thuốc lá và dùng thuốc lá cũng dẫn đến khô miệng vào ban đêm. Hút thuốc lá, thuốc lá nhai đều sẽ gây ra khô miệng do tuyến nước bọt bị ảnh hưởng.
- Vấn đề sức khỏe khác: Nước bọt có vai trò vô cùng quan trọng với sức khỏe răng miệng, nó giúp trung hòa axit, hạn chế sự phát triển của vi khuẩn,… Một số vấn đề sức khỏe như đột quỵ, Alzheimer, thở bằng miệng,… có thể gây ra khô miệng.
Khô miệng khi nào cần điều trị?
Bạn nên điều trị khô miệng khi nó đi kèm với một số triệu chứng như:
- Rát miệng, nứt môi, vùng quanh góc miệng bị nứt
- Khô họng
- Hơi thở có mùi
- Lưỡi bị đỏ và khô
- Khô mũi, đau họng, giọng bị khàn
- Vị giác giảm, khó nuốt, khó nói
Cách khắc phục khô miệng tại nhà
Duy trì sức khỏe răng miệng
Sau mỗi bữa ăn, bạn có thể dùng tăm nước, chỉ nha khoa và đánh răng để làm sạch thức ăn thừa bám trong khoang miệng. Hoặc dùng son dưỡng, dưỡng ẩm môi để môi không bị nứt nẻ.
Tăng lượng chất lỏng
Bạn nên uống đủ 1.5 – 2 lít nước mỗi ngày, khi cơ thể được cung cấp đủ nước thì tuyến nước bọt sẽ duy trì và sản xuất nước bọt. Nếu bạn hoạt động thường xuyên hơn và cơ thể tiết nhiều mồ hôi thì có thể uống nhiều hơn lượng nước đó. Bạn cũng có thể bổ sung nước từ nước dừa, trà thảo dược, thức ăn lỏng, trái cây,…
Thở bằng mũi
Để giảm bị khô miệng thì bạn có thể thở bằng mũi. Việc này tưởng chừng đơn giản nhưng có một số người có thói quen thở bằng miệng do bị ngạt mũi, ngáy ngủ. Bạn có thể dùng máy làm ẩm hoặc chậu nước trong phòng để cân bằng độ ẩm.
Dùng thực phẩm hỗ trợ giảm khô miệng
- Cây lô hội: Bạn có thể súc miệng hoặc uống nước ép cây lô hội để vị giác được kích thích, góp phần bảo vệ niêm mạc miệng.
- Gừng: Gừng tươi và trà gừng có thể cải thiện khô miệng. Bạn có thể dùng mỗi ngày để thấy được hiệu quả rõ rệt.
- Nước chanh: Nước chanh giúp làm sạch răng miệng và đẩy nhanh quá trình sản xuất nước bọt. Vì vậy mà giúp giảm được tình trạng khô miệng. Bạn có thể uống nước chanh với mật ong để bảo vệ dạ dày.
- Nhai kẹo cao su không đường: Hoạt động nhai kẹo cao su sẽ kích thích tuyến nước bọt tiết ra nhiều hơn, nhờ đó mà giữ cho miệng ẩm và sạch. Bạn nên sử dụng kẹo cao su không đường để tránh việc bị sâu răng.
Cách phòng ngừa khô miệng kéo dài
Để có thể phòng ngừa tình trạng khô miệng kéo dài thì bạn nên:
- Đánh răng và làm sạch răng miệng sau mỗi bữa ăn
- Mát xa má bên ngoài hàm răng nhẹ nhàng.
- Nên hạn chế hoặc không dùng trà, cà phê.
- Dùng nước muối sinh lý hoặc nước súc miệng kháng khuẩn.
- Thăm khám răng định kỳ 6 tháng/lần.
- Nếu tình trạng khô miệng vẫn tiếp tục kéo dài và không thuyên giảm thì bạn nên đến gặp bác sĩ để điều trị và có hướng giải quyết phù hợp.
Trên đây là nguyên nhân và cách phòng ngừa khô miệng kéo dài mà truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn muốn đem đến với bạn. Bạn hãy chia sẻ cho nhiều người cùng tham khảo nhé. Mong bạn thấy những thông tin này hữu ích.
Nguồn: Medlatec.vn
Chọn mua nước súc miệng các loại tại truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn:
truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn