Một số tác hại cho bé khi mẹ vừa cho con bú vừa xem tivi

Một số tác hại cho bé khi mẹ vừa cho con bú vừa xem tivi

Thói quen vừa cho con bú vừa xem ti vi sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến mẹ và bé như thế nào? Cùng truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn tìm hiểu ngay trong bài viết sau đây!

Nhiều mẹ bỉm giữ thói quen vừa cho trẻ bú vừa xem ti vi để giải trí hoặc chỉ để “giết” thời gian là việc khá phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, rất nhiều chị em không biết được rằng đây là một thói quen xấu, có khả năng ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất lẫn tinh thần của trẻ nhỏ.

Một số tác hại cho bé khi mẹ vừa cho con bú vừa xem tivi

Nguy cơ rối loạn giấc ngủ

Đối với trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh đang trong giai đoạn bú sữa mẹ đã có thể tiếp nhận âm thanh và hình ảnh từ xung quanh. Một số trẻ nhạy cảm hơn thường có thể phản ứng lại với những âm thanh và hình ảnh có tác động mạnh đến chúng.

Việc người mẹ khi cho trẻ bú và thường xuyên xem tivi rất dễ gây ảnh hưởng đến thị giác lẫn thính giác của trẻ, khiến trẻ mất tập trung, khó vào giấc ngủ, từ đó dẫn đến nguy cơ rối loạn giấc ngủ cao hơn thông thường.

Một số tác hại cho bé khi mẹ vừa cho con bú vừa xem tiviGây nguy cơ rối loạn giấc ngủ

Hạn chế khả năng giao tiếp giữa mẹ và bé

Giai đoạn trẻ sơ sinh bú sữa mẹ là “thời gian vàng” cho sự thúc đẩy tình cảm mẹ con giữa mẹ và bé. Khi cho con bú thì người mẹ thường xuyên trò chuyện, âu yếm trẻ sẽ giúp bé cảm nhận được rõ hơn tình thương từ mẹ, tăng sự thân thiết và cảm giác an toàn đối với trẻ nhỏ.

Nếu mẹ thường xuyên xem ti vi khi cho con bú sẽ dần gây ra trạng thái mất kết nối với bé. Khi sự mất kết nối xảy ra thường xuyên sẽ dễ dẫn đến những hậu quả không mong muốn như sự thay đổi tiêu cực trong tính cách của bé, bé dễ khó chịu, không còn quấn mẹ,…

Hạn chế khả năng giao tiếp giữa mẹ và béHạn chế khả năng giao tiếp giữa mẹ và bé

Tác động xấu đến khả năng ngôn ngữ của bé

Một trong những nhân tố có khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến năng lực phát triển ngôn ngữ của trẻ nhỏ chính là sự giao tiếp của bé cùng mẹ, nhất là trong khoảng thời gian bú sữa.

Khi cho trẻ bú, nếu mẹ không giao tiếp, trò chuyện với trẻ thường xuyên sẽ làm giảm sự kích thích về mặt ngôn ngữ của trẻ. Việc trẻ nhận thức về ngôn ngữ có liên quan trực tiếp đến quá trình giao tiếp của trẻ với bố mẹ, nhất là sự tiếp nhận âm thanh từ người mẹ.

Tác động xấu đến khả năng ngôn ngữ của béTác động xấu đến khả năng ngôn ngữ của bé

Xuất hiện nhiều vấn đề về tâm lý khi trưởng thành

Một nhóm các nhà nghiên cứu thuộc đại học California khuyến cáo rằng việc mẹ vừa cho trẻ bú, vừa xem ti vi, điện thoại có khả năng làm tăng nguy cơ mắc bệnh tâm lý khi trẻ bước vào độ tuổi trưởng thành, vì thói quen cũng như hành vi của người mẹ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thái độ sống của trẻ nhỏ về sau.

Khi trẻ nhỏ và mẹ mất dần sự liên kết, nhiều đứa trẻ sẽ quen với trạng thái trầm lặng và không sinh ra mong muốn được nói, được vui chơi như bình thường, đây là tiền đề khiến trẻ dễ mắc phải các chứng bệnh tâm lý như tự kỷ, trầm cảm,.. khi trưởng thành.

Xuất hiện nhiều vấn đề về tâm lý khi trưởng thànhXuất hiện nhiều vấn đề về tâm lý khi trưởng thành

Những điều mẹ nên làm khi cho trẻ bú?

  • Trò chuyện cùng bé để bé thường xuyên được nghe giọng mẹ, tiếp thu ngôn ngữ.
  • Thường xuyên âu yếm, tiếp xúc da thịt sẽ làm trẻ cảm nhận rõ hơn về sự tồn tại của mẹ, cảm nhận được tình thương và tăng sự liên kết giữa mẹ và bé.
  • Giao tiếp bằng mắt để cảm giác tin tưởng và an toàn cho bé.

Những điều mẹ nên làm khi cho trẻ bú?Những điều mẹ nên làm khi cho trẻ bú?

Độ tuổi thích hợp cho bé sử dụng các thiết bị điện tử là khi nào?

  • Trẻ dưới 18 tháng tuổi:Hoàn toàn không nên tiếp xúc với các thiết bị điện tử. Phụ huynh nên dành thời gian này để phát triển mối quan hệ gia đình với trẻ, thường xuyên trò chuyện và giao tiếp bằng mắt, kích thích khả năng ngôn ngữ của con.
  • Trẻ từ 2 – 5 tuổi: Nên cho trẻ sử dụng các thiết bị điện tử đối đa 1 giờ mỗi ngày để kích thích trí tò mò, giúp trẻ học nhanh và khám phá thêm nhiều điều mới lạ. Tuy nhiên, nên cho trẻ theo dõi những ứng dụng, kênh truyền hình dành riêng cho độ tuổi thiếu nhi để đảm bảo trẻ không tiếp xúc những nội dung không phù hợp lứa tuổi.
  • Trẻ từ 6 tuổi: Kiểm soát thời gian thích hợp theo lịch trình sinh hoạt hằng ngày. Đối với độ tuổi bắt đầu đến trường, bố mẹ nên lập cho trẻ một thời gian biểu có quy định cụ thể về thời gian tiếp xúc với thiết bị điện tử. Cho trẻ sử dụng với mục đích học tập kết hợp vui chơi giải trí để con không bị quá phụ thuộc hay lạm dụng vào thiết bị điện tử.

Độ tuổi thích hợp cho bé sử dụng các thiết bị điện tử là khi nào?Độ tuổi thích hợp cho bé sử dụng các thiết bị điện tử là khi nào?

Từ những thông tin trên, các mẹ hãy thường xuyên giao tiếp, âu yếm trẻ nhỏ để con cảm nhận được tình thương, thắt chặt mối liên kết tình cảm giữa mẹ và bé thay vì sử dụng điện thoại, tivi khi cho trẻ bú sữa nhé!

truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *