Khi giẫm đạp phải đinh nếu không biết cách xử lý sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Tìm hiểu ngay cách chăm sóc và phòng ngừa các biến chứng trong bài viết dưới đây.
Giẫm đạp phải đinh cần phải xử lý và chăm sóc cẩn thận để không gây ra các biến chứng nguy hiểm khác. Dưới đây là các dấu hiệu của vết thương do đạp đinh, cách sơ cứu và phòng ngừa các vết thương đó.
Dấu hiệu của vết thương do đạp đinh
Dấu hiệu của vết thương do đạp đinh đầu tiên sẽ là đau nhức và bị chảy máu. Sau đó miệng vết thương bắt đầu chảy mủ và sưng đỏ. Xung quanh vết thương đạp đinh có thể sẽ xuất hiện bầm tím. Với những vết thương đạp đinh như thế này rất dễ bị nhiễm trùng khi không thực hiện các bước xử lý đúng cách.
Cách sơ cứu vết thương giẫm phải đinh
Để vết thương giẫm phải đinh nhanh lành và hạn chế bị nhiễm trùng bạn cần phải thực hiện các bước sơ cứu như sau:
- Làm sạch vết thương: Khi giẫm phải đinh bạn cần làm sạch vết thương ngay lập tức. Ngâm vết thương trong chậu nước ấm và xà phòng trong 15 phút để loại bỏ sạch bụi bẩn. Sau đó dùng khăn mềm lau sạch, nếu vết thương có hiện tượng chảy máu thì lúc đó các vi khuẩn đã được loại bỏ.
- Bỏ lớp da xung quanh vết thương: Các lớp da xung quanh vết thương có thể gây cản trở trong việc thoát nước, lấy đi các bụi bẩn có trong vết thương. Lưu ý bạn cần sử dụng kéo sạch đã được rửa sát trùng với cồn để cắt các lớp da đó.
- Bôi thuốc mỡ kháng sinh: Cuối cùng bạn hãy bôi thuốc mỡ kháng sinh và băng bó vết thương lại. Hãy vệ sinh vết thương và tiếp tục bôi thuốc mỡ sau mỗi 12 tiếng trong vòng 2 ngày.
- Uống thuốc giảm đau: Nếu cơn đau nhức nhối bạn có thể sử dụng thuốc giảm đau Paracetamol hay Ibuprofen.
Cách phòng ngừa biến chứng từ vết thương do đạp phải đinh
Để phòng ngừa các biến chứng sau khi giẫm phải đinh việc bạn phải làm là tiêm ngừa uốn ván. Uốn ván là một căn bệnh nguy hiểm có mầm bệnh xuất phát từ các vết thương hở. Kể cả những vết thương tuy nhỏ nhưng nếu không xử lý đúng cách sẽ mắc phải bệnh uốn ván.
Vì sao cần phải tiêm ngừa uốn ván khi đạp đinh?
Theo Bác sĩ Nguyễn Thị Mỹ khoa khám bệnh và nội khoa thuộc bệnh viện Đa khoa quốc tế Vinmec Đà Nẵng cho biết: Nếu vết thương giẫm phải đinh bị sưng đỏ, chảy dịch thì nguy cơ nhiễm trùng rất cao vì thế phải tiêm ngừa uốn ván ngay.
Nhiều người thường xem nhẹ các vết thương do các vật gai nhọn, mảnh thủy tinh, dị vật… Mà không biết được hậu quả nghiêm trọng đó là mắc phải vi khuẩn uốn ván nguy hiểm.
Một số khác lại suy nghĩ việc tiêm uốn ván chỉ khi giẫm phải đinh, vì vi khuẩn chỉ có trong kim loại, đinh sắt gỉ. Đây là một quan điểm sai lầm, vi khuẩn có mặt ở mọi nơi ở xung quanh chúng ta. Chỉ cần một vết thương nhỏ thôi bạn cũng có thể mắc phải vi khuẩn uốn ván.
Uốn ván là một căn bệnh cấp tính có nguy cơ tử vong cao với tỷ lệ từ 25% – 90%. Vì thế bạn phải cẩn thận, khi giẫm phải đinh, vật nhọn hãy nhanh chóng đến cơ sở y tế để tiêm ngừa uốn ván.
Đối tượng cần chú ý tiêm ngừa uốn ván
Bệnh uốn ván thực sự nguy hiểm tuy nhiên thật may mắn khi mọi người có thể phòng tránh nó bằng cách tiêm ngừa. Bên cạnh đó một số đối tượng cần chủ động tiêm ngừa uốn ván ngay như:
- Phụ nữ mang bầu và trẻ: Các mẹ cần tiêm đủ 2 mũi uốn ván khi mang bầu để bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và bé.
- Nông dân những người làm việc thường xuyên tiếp xúc với bụi bẩn, gia súc gia cầm: Môi trường làm nông thường có nhiều vi khuẩn, vì thế khi bị thương có thể bị vi khuẩn xâm nhập nhanh chóng.
- Công nhân làm việc ở công trường: Công trường là nơi thường có nhiều vật nhọn, sắt thép rải rác nên rất dễ giẫm đạp phải. Vì thế những bạn làm việc ở đây nên chủ động tiêm phòng uốn ván để bảo vệ cơ thể tốt hơn.
Trên đây là những thông tin và lưu ý quan trọng về việc giẫm phải đinh mà truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn tổng hợp và chia sẻ đến bạn. Khi giẫm đạp phải đinh bạn cần cẩn thận trong bước sơ cứu để tránh nhiễm trùng, đặc biệt phải chủ động tiêm uốn ván để bảo vệ sức khỏe tốt nhất cho bản thân.
Nguồn: Nhà thuốc Long Châu
Mua trái cây tươi các loại tại Bách hoá XANH để bồi bổ sức khoẻ, tăng sức đề kháng:
truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn