3 hiểu lầm về Retinol và BHA mà bạn cần phải biết

3 hiểu lầm về Retinol và BHA mà bạn cần phải biết

Những kiến thức về chăm sóc da đang được rất nhiều chị em phụ nữ quan tâm và chia sẻ hiện nay. Tuy nhiên nhiều người thường truyền tai nhau những nhận định sai lầm, hãy cùng đọc qua 3 hiểu lầm về Retinol và BHA mà bạn cần phải biết nhé!

Đối với các tín đồ của những sản phẩm chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp, Retinol và BHA là những thành phần vô cùng quen thuộc và được sử dụng rất phổ biến trong các quy trình dưỡng da.

Retinol được mệnh danh là siêu dưỡng chất trong các loại chất có tác dụng chăm sóc da. BHA là một axit hữu cơ có tác dụng như một chất tẩy tế bào chết và chống viêm, kháng khuẩn hiệu quả. Sau đây là 3 hiểu lầm thường gặp khi sử dụng Retinol và BHA mà bạn nên biết.

Không thể dùng kết hợp Retinol và BHA/AHA trong cùng quy trình dưỡng da

3 hiểu lầm về Retinol và BHA mà bạn cần phải biếtCó thể kết hợp Retinol và BHA nhưng cần tham khảo ý kiến bác sĩ

Nhiều chị em phụ nữ thường lầm tưởng rằng Retinol và BHA không thể sử dụng trong cùng một quy trình dưỡng da. Tuy nhiên đến nay vẫn chưa có nghiên cứu nào kết luận rằng BHA làm giảm tác dụng của Retinol và ngược lại.

Mỗi chất Retinol và BHA đều có cấu trúc và thành phần tác động đến da khác nhau, hơn nữa nhiều chuyên gia tin rằng sử dụng kết hợp hai thành phần này sẽ có lợi cho da rất nhiều nếu giãn thời gian sử dụng đủ để da hấp thụ chất.

Một lưu ý dành cho bạn là nên theo dõi phản ứng của làn da bạn khi sử dụng BHA/AHA và Retinol để điều chỉnh tần suất sử dụng cho phù hợp với bạn hơn.

Độ pH của BHA/AHA làm giảm hiệu quả của Retinol

Độ pH của BHA/AHA làm giảm hiệu quả của RetinolRetinol cũng được duy trì ổn định trong môi trường pH thấp

Thông thường độ pH trên da sẽ nằm trong khoảng từ 5.5-6, một môi trường hơi axit nhẹ vì pH thấp. Do vậy một quan niệm sai lầm đã hình thành, đó là nhận định rằng BHA/AHA sẽ làm giảm độ pH của da nên sẽ làm giảm khả năng hoạt động của Retinol.

Các nghiên cứu chỉ ra rằng vấn đề về độ pH chỉ xảy ra khi có thêm sản phẩm phụ là các axit béo. Trên da khỏe mạnh bình thường của người sẽ không phát sinh vấn đề pH.

Có thể kết luận BHA/AHA không ức chế quá trình chuyển hóa Retinol thành dạng hoạt động, đồng thời Retinol cũng được duy trì ổn định trong môi trường pH thấp.

Retinol có tác dụng hiệu quả hơn khi không có BHA/AHA

Retinol có tác dụng hiệu quả hơn khi không có BHA/AHADùng Retinol hiệu quả hơn khi kết hợp với thành phần tẩy tế bào chết

Trái với quan niệm sai lầm này, việc kết hợp Retinol với các thành phần tẩy tế bào chết như BHA sẽ có tác dụng làm mờ các đốm sắc tố da.

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng Retinol vẫn có thể hoạt động hiệu quả bình thường khi không có tác dụng của BHA, nhưng nếu kết hợp với các thành phần loại bỏ tế bào chết, Retinol sẽ có tác dụng rõ rệt hơn.

Trên đây là những cẩm nang về việc chăm sóc một làn da khỏe đẹp. Hy vọng rằng bạn sẽ có thêm kiến thức về các thành phần dưỡng da như Retinol và BHA để sử dụng chúng một cách hiệu quả nhất. Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm hướng dẫn cách sử dụng BHA trong routine hiệu quả nhất để chăm sóc làn da của mình. Chúc các bạn luôn khỏe đẹp!

Có thể bạn quan tâm:

>>Sử dụng Retinol như thế nào đạt hiệu quả cao nhất?

>>Retinol nên và không nên kết hợp với thành phần nào trong chu trình dưỡng da?

>>Review Tẩy tế bào chết hoá học Paula’s Choice BHA 2% được nhiều người yêu thích

Kinh nghiệm hay Bách Hóa XANH

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *