Trái bơ chứa nhiều chất dinh dưỡng, thơm ngon nên được nhiều người yêu thích. Vậy người bị tiểu đường có được ăn trái bơ hay không? Cùng tìm hiểu qua bài viết nhé!
Trái bơ có vị béo thơm ngon, bổ dưỡng thích hợp dùng để ăn trực tiếp hoặc kết hợp với kem, sữa, trái cây, rau củ…để làm sinh tố, salad tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, nhiều người bệnh tiểu đường vẫn đang thắc mắc rằng bản thân có ăn được trái bơ hay không, nếu có thì nên ăn như thế nào để không ảnh hưởng đến sức khỏe.
Cùng truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn tìm hiểu xem người bị tiểu đường có được ăn trái bơ hay không qua bài viết sau nhé!
Người bệnh tiểu đường có ăn trái bơ được không?
Bơ là loại quả có chứa nhiều chất dinh dưỡng, vitamin bồi bổ sức khỏe cơ thể, trong đó có chứa chất béo. Tuy nhiên chất béo trong quả bơ phần lớn là chất béo tốt cho người mắc bệnh tiểu đường type 2 do đó người bệnh tiểu đường có thể ăn được quả bơ.
Không chỉ là thực phẩm an toàn với sức khỏe người bệnh tiểu đường, quả bơ còn tốt cho cơ thể về nhiều mặt như giảm cân, giảm nồng độ cholesterol xấu, tăng độ nhạy insulin, cải thiện sức khỏe tổng thể của người bệnh.
Lợi ích của trái bơ đối với sức khỏe người bệnh tiểu đường
- Không làm tăng đột biến lượng đường trong máu: Với hàm lượng chất béo cao nhưng bơ có chứa ít carbohydrate nên không làm tăng đột biến lượng đường trong máu.
- Chứa nhiều chất béo lành mạnh: Chất béo không bão hòa đơn trong quả bơ giúp giảm cân, tốt cho tim mạch vì giúp giảm cholesterol xấu, tăng cholesterol tốt và giúp giảm huyết áp, ngăn đột quỵ.
- Giảm cân: Chất béo trong quả bơ là chất béo không bão hòa đơn, khi nạp vào cơ thể sẽ giúp no lâu, giảm thèm ăn vặt, từ đó hạn chế việc nạp thêm nhiều calo gây tăng cân.
- Cải thiện độ nhạy insulin: Với chất béo lành mạnh, quả bơ giúp tăng độ nhạy insulin trong người, từ đó điều tiết insulin một cách hiệu quả để kiểm soát đường huyết ở người bệnh tiểu đường.
- Nguồn cung cấp chất xơ dồi dào: 1/2 quả bơ chứa khoảng 4.6g chất xơ, là nguồn chất xơ dồi dào không làm tăng đường huyết mà còn giúp giảm lượng đường trong máu khi đói.
Cách ăn trái bơ tốt cho người tiểu đường
Trong quả bơ chứa nhiều chất béo lành mạnh, có thể dùng để thay thế cho các loại chất béo khác, nhưng một quả bơ lại chứa từ 250-300 calo, do đó, việc ăn nhiều bơ sẽ gây dư thừa năng lượng và tăng cân.
Người tiểu đường bị thừa cân thì nên cân nhắc khẩu phần ăn không nên chứa quá nhiều chất béo, calo. Theo khuyến nghị của tổ chức FDA Hoa Kỳ, để tốt cho sức khỏe thì chỉ nên ăn trung bình khoảng 1/5 quả bơ, tương đương 50 calo.
Bên cạnh đó, bạn có thể tham khảo một số gợi ý bữa ăn với trái bơ được đề cập sau đây để không ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh tiểu đường nhé:
Bữa sáng cho người mắc bệnh tiểu đường ăn cùng trái bơ
- Cắt bơ thành lát hoặc nghiền nhuyễn, sau đó cho bơ lên trên bánh mì sandwich nướng nguyên hạt. Sau đó rắc thêm tỏi, tiêu và ăn kèm với các loại rau.
- Cắt quả bơ làm đôi, bỏ hạt và vỏ, cho 1 quả trứng vào giữa rồi đặt vào lò vi sóng để nướng ở nhiệt độ 220 độ C trong khoảng từ 15-20 phút. Bạn có thể thêm cà chua, ớt thái hạt lựu lên trên để thưởng thức.
- Bạn cũng có thể cắt bơ thành hạt lựu, sau đó rắc lên trứng tráng.
Bữa trưa cho người mắc bệnh tiểu đường ăn cùng trái bơ
Đối với bữa trưa, bạn có thể cắt bơ thành khối vuông rồi trộn với salad. Ngoài ra, bạn cũng có thể làm nước sốt chấm từ bơ bằng cách nghiền bơ với nước cốt chanh và gia vị để dùng khi ăn salad.
Bữa tối cho người mắc bệnh tiểu đường ăn cùng trái bơ
Trong khi đó, bữa tối thì bạn có thể thái bơ thành lát mỏng, ăn kèm với các món tacos cá hay thái thành hạt lựu rắc lên trên bánh pizza.
Người tiểu đường có thể ăn bơ đem lại nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên cần ăn ở mức phù hợp để không gây dư thừa năng lượng, tăng cân ảnh hưởng sức khỏe.
Nguồn: Vinmec.com
truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn