Thời tiết mùa hè có thể nóng đến 40oC, nếu đi từ trời nắng về, bạn tuyệt đối không được uống nước lạnh. Đó là sai lầm nguy hiểm ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe.
Trong thời gian gần đây, thời tiết trở nên nóng hơn và nhiệt độ liên tục tăng cao. Vì vậy, có nhiều người sau khi đi ngoài nắng về đã uống đồ lạnh để giải khát. Điều này khiến cơ thể bị lạnh đột ngột, gây ra các tình trạng như: đau họng, viêm họng, mất tiếng,… ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Nguy cơ từ thói quen uống đồ lạnh khi vừa đi nắng về
Theo bác sĩ chuyên khoa 2 Huỳnh Tấn Vũ, Trưởng Đơn vị Điều trị Ban ngày, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, cơ sở 3, cho biết khi mới đi ngoài trời nắng về, cơ thể toát mồ hôi và tỏa nhiệt, thấm vào quần áo, tạo cảm giác khó chịu, bức bối. Nếu uống đồ lạnh, tắm, ngồi trước quạt, máy lạnh ngay lúc này sẽ làm tắc nghẽn lỗ chân lông. Mồ hôi không thoát được ra ngoài làm giảm thân nhiệt, dễ gây cảm lạnh,… ảnh hưởng đến sức khỏe.
Nguyên nhân khiến nhiều người có thói quen này
Hiện nay, nhiều người có thói quen tích trữ đồ đông lạnh, nước uống lạnh ngay tại nhà. Khi di chuyển từ môi trường nắng nóng bên ngoài về, nhiều người sẽ sử dụng nước đá, nước lạnh, kem,… như một thói quen.
Đa số mọi người đều nghĩ rằng, uống đồ lạnh sẽ giúp hạ nhiệt cơ thể. Tuy nhiên, điều này không đúng và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Tác hại của việc uống đồ lạnh khi vừa đi nắng về
Khi đi nắng về, bạn không được uống đồ lạnh ngay lập tức. Theo giải thích của nhiều chuyên gia, các phân tử trong nước lạnh được tích hợp với nhau. Và sự tích hợp này khiến nước rất khó thấm vào tế bào cơ thể. Do đó, sau khi uống đồ lạnh, cơn khát vẫn không được giải quyết.
Việc uống nước lạnh lúc này sẽ khiến cơ thể bị lạnh đột ngột, gây ra tình trạng đau họng, viêm họng, mất tiếng. Thêm vào đó, uống lạnh đột ngột làm dạ dày, ruột co thắt, gây ra nguy cơ đau bụng cấp tính. Ngoài ra, thói quen xấu này còn dễ khiến bạn mắc các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, cảm sốt, viêm phổi,…
Đồng thời, những người bị cảm mạo, say nắng cần lưu ý khi uống nước lạnh. Uống nước lạnh sau khi đi nắng về còn có thể khiến cơ thể không thể tản nhiệt, làm tăng nguy cơ sốt.
Cách khắc phục
Một số cách khắc phục được các chuyên gia khuyến cáo để giảm thiểu tác hại của việc uống đồ lạnh sau khi đi ngoài nắng về bao gồm:
Nghỉ ngơi sau khi đi ngoài nắng về
Sau khi đi ngoài nắng về, bạn cần nghỉ ngơi ở một nơi thoáng mát. Tuy nhiên, bạn không được ngồi trước quạt gió hoặc máy lạnh. Việc nghỉ ngơi sẽ giúp cơ thể bạn quay về mức nhiệt độ bình thường.
Uống nước để bù nước cho cơ thể
Khi nghỉ ngơi xong, bạn mới bắt đầu uống nước. Hiển nhiên lúc này, bạn không được uống nước lạnh. Nếu muốn uống lạnh thì nên để đồ uống ra nhiệt độ phòng để giảm lạnh rồi mới sử dụng. Tuy nhiên, bạn nên uống nước lọc hoặc oresol để bù nước đã mất vì đổ mồ hôi.
Oresol là dung dịch bù nước và điện giải. Đây là dung dịch uống với thành phần chính là đường, muối. Nếu pha Oresol đúng tỉ lệ sẽ mang lại hiệu quả bù nước và điện giải cao. Tuy nhiên, bạn cần đọc kỹ hướng dẫn cách pha oresol và tuân thủ theo liều lượng quy định của nhà sản xuất.
Cách bổ sung nước cho cơ thể đúng cách vào mùa nắng nóng
Uống nước ấm hoặc nước lọc
Đầu tiên, bạn để đồ uống lạnh ra ngoài từ 10 đến 15 phút để giảm độ lạnh, sau đó mới sử dụng. Tuy nhiên, để đảm bảo sức khỏe sau khi đi từ ngoài nắng về, bạn chỉ nên sử dụng nước ấm hoặc nước lọc. Nước ấm và nước lọc sẽ bù lại lượng nước đã mất cho cơ thể khi nhiệt độ tăng cao.
Không uống nhiều nước trong khoảng thời gian ngắn
Trong những ngày nắng nóng, bạn không nên uống quá nhiều nước trong một thời gian ngắn. Vì điều này làm tăng sự tiết mồ hôi, khiến các chất điện giải như kali, natri bị đào thải. Chính vì vậy, bạn sẽ có cảm giác khát nhiều hơn.
Bên cạnh đó, việc uống nước vội vàng sẽ gây ra nấc cụt, chướng bụng hoặc nghẹn. Do đó, cần chia nhỏ lượng nước và uống từ từ sẽ làm dịu cơn khát tốt nhất.
Uống nước thường xuyên kể cả khi không khát
Nếu bạn đi ra ngoài vào những ngày nắng nóng, hãy uống nhiều nước hơn. Vì nhiệt độ cao sẽ khiến cơ thể mau mất nước, uống lượng nước nhiều hơn bình thường là cách tốt nhất để bù nước cho cơ thể. Đồng thời, nó còn giúp phòng tránh các bệnh do nắng nóng gây ra.
Các loại thức uống giải nhiệt khi trời nóng
Nước dừa
Nước dừa có rất nhiều khoáng chất và vitamin tốt cho cơ thể. Đây là loại nước giải nhiệt ngon miệng trong thời tiết nóng. Bạn có thể sử dụng nước dừa tươi để giải khát và bù khoáng cho cơ thể sau khi đi ngoài nắng về.
Tuy nhiên, dừa không được uống ngay khi đi trời nắng về mà nên để thân nhiệt ổn định một chút rồi hãy dùng nước dừa.
Nước ép rau má
Theo y học cổ truyền, rau má là một loại dược phẩm giúp giải độc tố và điều hòa nhiệt độ cơ thể rất tốt. Bạn cũng có thể dùng rau má pha cùng một ít đậu xanh để giải nhiệt vào những ngày nắng nóng.
Nước cam
Vitamin C luôn là một loại khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Vì vậy, uống nước cam trong những ngày nắng nóng không chỉ giúp giải nhiệt mà còn tăng đề kháng cho cơ thể.
Nước ép dưa leo
Dưa leo có tác dụng rất tốt trong việc thanh lọc cơ thể và giải nhiệt. Đây còn là một thực phẩm lành tính, an toàn cho sức khỏe. Vì vậy, bạn có thể uống một cốc nước ép dưa leo sau khi đi ngoài nắng nóng về.
Nước bột sắn dây
Bạn hòa bột sắn dây với nước sôi để uống hàng ngày hoặc ăn củ sắn dây luộc sắn dây để thanh nhiệt, giải độc và làm mát da vào những ngày nắng nóng.
Râu bắp (râu ngô)
Uống nước râu bắp hàng ngày sẽ tăng bài tiết mật, hạ đường huyết, tăng bài tiết nước tiểu và chống đông máu. Bạn có thể dùng nước râu bắp khi đi ngoài trời về để thành nhiệt cơ thể nhé!
Nước mía
Bạn có thể ăn mía tươi hoặc ép lấy nước mía để uống. Bạn cũng có thể cho vào mía một ít quất hoặc thơm để tăng hương vị thơm ngon. Việc uống nước mía khiến cơ thể bạn thanh mát, lợi tiểu trong mùa hè đấy!
Trên đây là bài viết nguy cơ từ thói quen uống nước lạnh sau khi đi từ trời nắng về mà nhiều người mắc phải mà truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn đã chia sẻ. Hy vọng thông qua những thông tin trên, bạn đã có thêm những kiến thức hữu ích cho mình nhé!
Nguồn: Báo Thanh niên
Mua ngay nước suối tại truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn để bổ sung nước cho cơ thể nhé
truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn