Phanh xe đạp (thắng xe đạp) là bộ phận giúp người dùng giảm tốc độ khi di chuyển bằng xe đạp trên đường. Vậy phanh xe đạp gồm những loại nào, cần lưu ý gì khi chọn mua, mời các bạn cùng tham khảo qua bài viết sau đây nhé.
1Phanh xe đạp là gì?
Phanh xe đạp hay còn được gọi là thắng xe đạp. Đây là bộ phận giúp làm giảm tốc độ của xe hoặc ngăn không cho xe tiếp tục di chuyển. Nhờ vào bộ phận này, người dùng có thể điều khiển xe với tốc độ chậm dần hoặc dừng hẳn bằng cách bóp cần thắng xe. Tuy nhiên, nếu muốn dừng lại, người lái nên giảm dần tốc độ của xe trước rồi mới bóp phanh cho xe dừng. Tránh tình trạng thắng gấp gây nguy hiểm cho bản thân và người đi đường.
Hệ thống phanh xe đạp bao gồm ba thành phần chính, đó là cần thắng xe đạp (bộ phận được lắp trên tay lái xe đạp), dây phanhxe đạp (dây nối từ cần thắng xuống bánh xe trước) và má phanh xe đạp (đặt dưới vành bánh xe trước) tạo ra ma sát giúp bánh xe quay chậm lại.
2Phanh xe đạp gồm những loại nào?
Phanh vành (niềng)
Dòng phanh vành hoạt động dựa trên cơ chế ma sát tác dụng lên vành bánh xe, giúp xe giảm dần tốc độ đến khi dừng hẳn. Đối với má phanh thì thường được làm từ vật liệu như da, cao su và được bao quanh bởi một miếng kim loại. Nó thường được kích hoạt bởi một cần thắng được gắn ở vị trí tay lái.
Trên thị trường hiện nay có nhiều loại phanh vành khác nhau, trong đó có thể kể đến như:
- Phanh Rod: Loại phanh này nặng và có cấu tạo phức tạp, dùng để di chuyển trên những con đường gồ ghề và trơn trượt.
- Phanh Cantilever: Loại phanh này dễ điều khiển, có khả năng điều chỉnh tốc độ nhanh chóng, thường được sử dụng phổ biến cho xe đạp leo núi.
- Phanh U: Phanh được sử dụng rộng rãi trên xe đạp leo núi, nhược điểm là dễ bị tắc nghẽn bởi bùn khi đi trong thời tiết mưa gió.
- Phanh V: Dễ dàng lắp đặt và chỉnh sửa, có thể thấy phổ biến trên các dòng xe đạp truyền thống.
- Phanh Delta: Thường có hình dạng tam giác. Với phạm vi tiếp xúc với vành xe lớn, phanh mang lại chất lượng phanh tốt hơn, việc thay thế và sửa chữa đơn giản hơn.
Ưu điểm của phanh vành | Nhược điểm của phanh vành |
---|---|
|
|
Phanh đĩa
Phanh đĩa có cấu tạo bao gồm một đĩa phanh gắn cố định trên một trục quay, đĩa này sẽ chuyển động tròn theo bánh xe khi di chuyển. Phần đĩa phanh sẽ được đục lỗ hoặc kẻ rãnh, giúp đĩa tản nhiệt tốt khi ma sát với vành bánh xe. Má phanh thường có 2 cặp, được lắp đặt đối xứng hai bên đĩa phanh.
Nếu muốn phanh xe, người dùng sẽ bóp cần thắng. Lúc này, má phanh sẽ kẹp đĩa phanh lại, giúp xe giảm dần tốc độ.
Ưu điểm của phanh đĩa | Nhược điểm của phanh đĩa |
---|---|
|
|
Có hai loại phanh đĩa phổ biến, đó là phanh đĩa cơ và phanh đĩa dầu (thủy lực) mỗi loại đều có những đặc điểm nổi bật riêng như sau:
- Phanh đĩa cơ:
Đối với phanh đĩa cơ thường có trọng lượng nặng hơn phanh đĩa dầu, khi sử dụng không làm nóng rìa, nó như một phần của bề mặt phanh.
Ưu điểm của phanh đĩa cơ | Nhược điểm của phanh đĩa cơ |
---|---|
|
|
- Phanh đĩa dầu (thủy lực):
Phanh đĩa dầu có trọng lượng phanh nhẹ, với kết cấu khá phức tạp, nhưng đổi lại lực tác động của loại phanh này rất lớn, do ít tổn hao lực ở đường truyền.
Ưu điểm của phanh đĩa dầu (thủy lực) | Nhược điểm của phanh đĩa dầu (thủy lực) |
---|---|
|
|
Tiêu chí so sánh 3 loại phanh:
Tiêu chí so sánh |
Phanh vành (niềng) |
Phanh đĩa cơ |
Phanh đĩa dầu (thủy lực) |
---|---|---|---|
Thường dùng cho những dòng xe |
Phanh vành thường dùng cho xe đạp đua và xe đạp thành phố. |
Phanh đĩa cơ thường được dùng xe đạp leo núi, xe đạp thành phố và xe đạp gấp. |
Phanh đĩa dầu thường được dùng với xe đạp leo núi, xe đạp thành phố và xe đạp gấp. |
Độ an toàn |
Độ an toàn thấp, vì người dùng phải thường xuyên bảo trì và thay thế má phanh, như thể mới đảm bảo an toàn hơn. |
An toàn khi sử dụng. |
Độ an toàn cao. |
Độ bền |
Độ bền thấp, do phanh dễ bị bào mòn bởi lực ma sát. |
Phanh đĩa cơ có độ bên cao nhưng không bền như phanh đĩa dầu. |
Phanh thủy lực có độ bền cao, không bị rò rỉ. |
Tầm giá |
Vài trăm nghìn đến 1 triệu đồng. |
Vài trăm nghìn đến 1 triệu đồng. |
Khoảng tầm vài trăm nghìn đến 2 triệu đồng. |
3Một số lưu ý khi chọn mua phanh xe đạp
Lựa chọn phanh phù hợp với mục đích sử dụng
Nếu bạn sử dụng xe đạp đua trong những trận đấu hay muốn lái xe với vận tốc cao, phanh vành sẽ là sự lựa chọn đáng cân nhắc hàng đầu bởi chúng có thiết kế đơn giản, trọng lượng nhẹ và dễ dàng sử dụng. Tuy khả năng giảm tốc của phanh vành không hiệu quả bằng phanh đĩa, nhưng vẫn đáp ứng tốt yêu cầu phanh xe. Đa số các tay đua vẫn lựa chọn loại này bởi trong suốt cuộc đua, họ ít khi sử dụng đến phanh.
Nếu bạn muốn lắp phanh cho chiếc xe đạp để di chuyển hằng ngày, phanh đĩa hoặc phanh cơ đều là những sự lựa chọn phù hợp. Phanh cơ có trọng lượng nhẹ, dễ sử dụng khi người lái di chuyển với tốc độ vừa phải. Phanh đĩa mang lại hiệu quả cao khi người dùng đi trên những đoạn đường trơn trượt.
Kiểm tra cẩn thận các chi tiết của phanh xe
Phanh xe đạp là một trong những bộ phận quan trọng, vì thế chúng cần được kiểm tra tỉ mỉ trước khi người lái di chuyển và sử dụng. Khi chọn mua hoặc lắp đặt phanh xe đạp, người dùng cần chú ý xem các chi tiết như các ốc vít đã được vặn cẩn thận chưa, phanh bóp có ăn hay không và có khó khăn khi sử dụng hay không.
Lựa chọn phanh có nguồn gốc rõ ràng, chế độ bảo hành tốt
Để giữ an toàn cho chính mình thì bạn cần phải tìm hiểu cũng như đưa ra sự lựa chọn những chỗ bán phanh có nguồn gốc rõ ràng, có đầy đủ tem mác cũng như là có nhân viên để tư vấn loại phanh phù hợp cho bạn. Ngoài ra, bạn cũng nên quan tâm đến chế độ bảo hành khi mua phanh, đảm bảo sử dụng linh kiện chính hãng và có chế độ hậu mãi tốt.
- Tổng hợp 12 phụ kiện xe đạp không thể thiếu cho dân đạp xe
- Ghi đông xe đạp là gì? Có bao nhiêu loại? 4 lưu ý chọn mua ghi đông xe đạp
- Xe đạp thể thao là gì? Gồm những loại nào?
Trên đây là bài viết về phanh xe đạp là gì? Gồm những loại nào và những lưu ý khi chọn mua phanh xe đạp. Nếu bạn đam mê về xe đạp, muốn biết thêm thông tin nào khác thì hãy để lại bình luận bên dưới nhé.