Tăng huyết áp là gì? Nguyên nhân và cách chữa trị

Tăng huyết áp là gì? Nguyên nhân và cách chữa trị

Tăng huyết áp là căn bệnh mà nhiều người gặp phải hiện nay và là một trong những căn bệnh gây nguy cơ tử vong cao. Vậy tăng huyết áp là gì? Nguyên nhân và cách chữa trị. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để hiểu hơn về căn bệnh này.

Tăng huyết áp còn được ví như “kẻ giết người thầm lặng”, căn bệnh này cần được sớm phát hiện và có hướng điều trị kịp thời nhằm ngăn chặn biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra như: tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, suy tim…

Tăng huyết áp là gì?

Theo THS.BS Huỳnh Thanh Kiều – Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, tăng huyết áp là khi áp lực của máu tác động lên thành động mạch tăng cao. Huyết áp tăng cao gây áp lực cho tim và là nguồn gốc của nhiều biến chứng nghiêm trọng.

Tăng huyết áp là gì? Nguyên nhân và cách chữa trị

Ngoài ra theo theo hướng dẫn điều trị tăng huyết áp của Bộ Y tế ban hành năm 2010, thì tăng huyết áp còn được định nghĩa là khi huyết áp tâm thu >= 140 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương >= 90mmHg.

Tham khảo thêm: Huyết áp tăng nên làm gì, xử trí thế nào khi bị huyết áp cao?

Nguyên nhân gây tăng huyết áp

Nhiều trường hợp tăng huyết áp không rõ nguyên nhân loại này thường do di truyền và xuất hiện chủ yếu ở nam giới.

Nguyên nhân gây tăng huyết áp

Ngoài ra còn có trường hợp tăng huyết áp thứ phát là hệ quả của một số bệnh lý như: bệnh thận, bệnh tuyến giáp, u tuyến thượng thận hay do tác dụng của một số loại thuốc gây ra như: thuốc tránh thai, thuốc cảm, cocaine, rượu bia, thuốc lá tỷ lệ người mắc

Riêng trường hợp trẻ em, nhất là các trẻ dưới 10 tuổi, mắc cao huyết áp thứ phát thì nguyên nhân thường chủ yếu là do bệnh thận gây ra.

Ở một số phụ nữ mang thai ở tuần thứ 20 cũng bị tăng huyết áp. Nguyên nhân của các dạng tăng huyết áp thai kỳ có thể do nhiều nguyên nhân: tiền sử cao huyết áp, thiếu máu, đa thai, đái tháo đường,…

Triệu chứng tăng huyết áp

Triệu chứng tăng huyết áp

Đa phần các triệu chứng của cao huyết áp không có biểu hiện rõ ràng, một số bệnh nhân cao huyết áp cũng có một số biểu hiện thoáng qua như: đau đầu, khó thở, chảy máu cam.

Bên cạnh đó một số bệnh nhân tăng huyết áp có các biểu hiện rõ ràng hơn như: Nôn ói, hồi hộp, thở dốc, mặt đỏ bừng…. hay thậm chí là hốt hoảng, đau nhói vùng tim.

Cách chữa trị tăng huyết áp?

Tham khảo: 7 bài thuốc từ giấm giúp phòng tăng huyết áp

Cách chữa trị tăng huyết áp?

Thay đổi lối sống: Để kiểm soát bệnh cao huyết áp thì bệnh nhân có thể điều chỉnh chế độ ăn uống, đặc biệt là ăn ít muối; tập thể dục đều đặn; ngừng sử dụng các chất kích thích như thuốc lá, rượu; tránh để nhiễm lạnh đột ngột.

Tham khảo: Những món rau ăn hàng ngày giúp bạn hạ huyết áp

Thuốc điều trị cao huyết áp

Thuốc điều trị cao huyết áp: Trong trường hợp thay đổi lối sống vẫn không giúp cải thiện tình trạng cao huyết áp thì bác sĩ sẽ cho bệnh nhân sử dụng thuốc theo toa, điều trị bệnh theo phác đồ và có sự điều chỉnh thuốc tùy theo tình trạng của bệnh. Điều trị tăng huyết áp là điều trị cả đời vì vậy bệnh nhân không được tự ý bỏ thuốc mà cần có sự chỉ dẫn của bác sĩ.

Điều trị cao huyết áp trong trường hợp khẩn cấp: Đối với trường hợp cao huyết áp cần cấp cứu thì cần được chữa trị ngay lập tức tại phòng cấp cứu hoặc bệnh nhân có thể được đưa vào phòng chăm sóc đặc biệt, bệnh nhân có thể được thở oxy và dùng thuốc hạ huyết áp khẩn cấp để nhanh chóng cải thiện tình hình, vì thời điểm này nguy cơ tử vong là rất cao.

Tham khảo: Huyết áp tăng nên làm gì, xử trí thế nào khi bị huyết áp cao?

Hy vọng với những chia sẻ trong bài viết vừa rồi sẽ giúp bạn hiểu hơn về bệnh tăng huyết áp, nguyên nhân và cách điều trị. Hãy cố gắng duy trì một chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, làm việc khoa học để có một sức khỏe tốt nhất bạn nhé!

Nguồn: tamanhhospital

Xem thêm:

>> Một số phương pháp hạ huyết áp hiệu quả

>> 6 loại thực phẩm giúp ổn định huyết áp mà không cần dùng đến thuốc

>> Người cao huyết áp nên chọn sữa loại nào?

Kinh nghiệm hay Bách Hóa XANH

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *