Việc bảo quản sữa bột cho bé rất quan trọng. Sữa bảo quản không đúng cách dễ hư hỏng, nhiễm vi khuẩn, gây hại đến sức khỏe của bé. Đọc ngay bài viết để cùng truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn tìm hiểu cách bảo quản sữa tốt nhất nhé!
Bảo quản sữa bột trước khi pha
Sữa bột trong hộp nếu bảo quản không đúng cách sẽ dễ bị vón cục, thay đổi màu sắc, mùi vị, sữa bị ẩm do tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, nhiệt độ quá nóng hoặc độ ẩm xung quanh quá cao.
Đối với hộp sữa còn nguyên vẹn, chưa mở nắp, nên để ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ẩm ướt, không tiếp xúc với ánh nắng mặt trời hoặc ở gần bếp ga.
Đối với hộp sữa sau khi mở nắp, cũng cần bảo quản ở nơi khô thoáng, tránh ánh nắng mặt trời và gần bếp ga. Nhiệt độ phòng thích hợp nhất để bảo quản sữa là dưới 25 độ C.
Ngoài ra, dùng muỗng sạch, rửa tay sạch sẽ khi pha sữa và đậy nắp kỹ sau khi dùng để tránh vi khuẩn từ ngoài xâm nhập vào sữa.
Bảo quản sữa bột sau khi pha
Sữa bột sau khi pha để ở nhiệt độ phòng được bao lâu?
Đây là câu hỏi mà nhiều mẹ thắc mắc. Sữa bột sau khi pha nếu để bên ngoài quá lâu rất dễ bị nhiễm vi khuẩn, nhất là khuẩn Crono – gây nhiễm trùng máu hoặc viêm màng não ở bé. Tốt nhất, chỉ nên để sữa sau khi pha ở nhiệt độ thường khoảng 1 giờ.
Khi bé bú thừa, tuyệt đối không để dành sữa dư rồi cho bé uống tiếp. Vì trong sữa đã có nước bọt của bé, không còn sạch nữa. Lượng sữa dư có thể bỏ hoặc người thân uống tránh lãng phí. Nếu bé uống không hết trong vòng 1 giờ, cũng nên ngưng cho bé uống.
Nên bảo quản sữa bột sau khi pha như thế nào?
Lưu ý, sữa được bảo quản phải là sữa sau khi pha bé chưa uống, chứ không bảo quản sữa bé đã uống.
Cách bảo quản tốt nhất và được áp dụng nhiều nhất chính là bảo quản trong tủ lạnh ngay khi vừa pha xong. Vi khuẩn trong môi trường lạnh phát triển chậm hơn so với bên ngoài, nên sữa sẽ được bảo quản lâu hơn.
Thời gian bảo quản trong tủ lạnh tối đa là 24 giờ. Sau 24 giờ, mẹ không nên cho bé uống sữa này nữa.
Sữa sau khi bảo quản trong tủ lạnh cần làm ấm cho bé uống bằng cách ngâm bình sữa trong một chậu nước nóng hoặc máy hâm sữa. Tuyệt đối không sử dụng lò vi sóng để làm ấm sữa. Cần kiểm tra nhiệt độ sữa sau khi hâm để tránh trường hợp sữa quá nóng hoặc chưa đủ ấm.
Bảo quản sữa đã pha khi di chuyển xa
Trong trường hợp phải di chuyển xa, có thể bảo quản sữa đã pha trong túi giữ lạnh, có đá và thời gian bảo quản tối đa là 4 giờ.
Tốt nhất, mẹ nên mang theo hộp sữa bột nhỏ, bình nước nóng và dụng cụ pha sữa để có thể yên tâm hơn khi cho bé uống sữa.
Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp mẹ bảo quản sữa cho bé đúng cách, giúp bé yêu hấp thu đầy đủ dưỡng chất trong sữa, để phát triển một cách toàn diện nhất nhé!
truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn